Bà Rịa Vũng Tàu
Việt Nam học :: Học tập :: Kiến thức du lịch :: Du lịch ba miền :: Miền Nam
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Bà Rịa Vũng Tàu
Suối Tiên Bà Rịa
Mặc dù đây là một thắng cảnh độc đáo nằm trên tuyến quốc lộ du lịch TPHCM - Vũng Tàu, nhưng phần lớn số người đến chơi thác chưa phải là khách du lịch mà chỉ là những Phật tử hành hương, bởi nằm dọc theo suối có rất nhiều chùa.
Trên đường từ TPHCM đi Vũng Tàu, gần tới ngã ba rẽ vào Long Hải, các bạn để ý bên trái tìm Nhà thờ giáo xứ Chu Hải. Một trong những đường vào suối cách không xa nhà thờ này.
Suối Tiên
.
Các bạn cũng có thể lên suối bằng nhiều con đường khác theo sự chỉ dẫn của dân địa phương, một trong những con đường đó qua Thiền viện Minh Đức. Suối nằm trên núi Dinh, một số người giải thích: Sở dĩ có tên gọi như vậy là vì trên núi khí hậu rất mát mẻ, trước đây có dinh thự nghỉ mát của toàn quyền Pháp (nên gọi núi Dinh). Từ Nhà thờ Chu Hải, có thể nhìn thấy đường dẫn lên đỉnh núi. Xe gắn máy theo đường này lên núi rất dễ dàng. Đường đủ rộng cho xe hơi, nhưng hơi dốc.
Nếu đi chơi suối, có lẽ bạn nên dành cả ngày vì phải leo núi dốc và hơn nữa nếu ít thời gian sẽ không đủ để dạo chơi hết suối, sẽ bỏ qua nhiều cảnh đẹp.
Suối Tiên là một tập hợp của nhiều suối, thác và sông con đổ xuống từ độ cao vài trăm mét. Chảy qua những dốc, dòng nước tạo thành những con thác nhỏ, chảy xiết. Khi qua những khe đá ít dốc hơn, dòng nước là những con suối róc rách. Qua những lũng, dòng nước như một con sông thu nhỏ lại. Đi ngược dòng, cảnh càng lúc càng đẹp. Lên càng cao, cảnh lạ mắt theo mỗi bước chân, không đoạn nào giống đoạn nào. Có một vài hồ nhỏ như cái ao trên đường chảy của suối. Bờ suối có khi là thảm cỏ, có khi là gốc cổ thụ, có khi là những tảng đá hình thù kỳ dị, cũng có khi là những vạt hoa vàng lấp lánh soi mình.
Ở những đoạn suối đẹp nhất, đều có chùa, am, cốc, miếu... Ngồi dưới những bóng mát ven suối, bạn sẽ nghe đủ tiếng kinh, tiếng chuông mõ văng vẳng vọng lại. Cũng có thể ngồi uống trà và đàm đạo với nhà sư trong những am, chùa này. Càng lên đỉnh núi, nhà chùa càng hiếu khách vì... ít ai lên tới. Bạn sẽ không quên những bữa cơm chay với các đặc sản như: thơm chiên, mít kho, rau xào chao..., tuy đơn sơ nhưng không thua gì cao lương mỹ vị vì được nấu bởi những bàn tay khéo léo.
Bên dòng suối cũng có nhiều hang động không lớn nhưng đẹp vì nằm giữa muôn hoa. Nó gợi lên ở chúng ta không gian của thơ Phạm Thiên Thư:
“Rằng xưa có gã từ quan
Lên non tìm động hoa vàng ngủ say”.
Đã từ lâu, du khách trong và ngoài nước đều gọi khu du lịch Suối Đá, Suối Tiên là Đà Lạt thứ hai của Việt Nam bởi phong cảnh thiên nhiên đẹp tuyệt vời mà tạo hoá đã ban tặng cho nơi này.
Suối Đá, Suối Tiên đều bắt nguồn từ đỉnh núi Dinh cao 491m do những dòng suối nhỏ chảy men theo các vách núi, sườn đồi hợp thành chảy êm đềm uốn lượn quanh những rừng cây tạo nên những cảnh sắc thiên nhiên hoang sơ, kỳ thú.
Núi Dinh với rất nhiều vách núi đẹp tự nhiên khi nhìn từ xa có hình chú voi khổng lồ nằm chầu về phía biển. Những chùm hoa cương trần trụi, bám đầy địa y xen lẫn rêu phong, có lẽ hàng ngàn năm rồi đá nằm ngủ trong rừng sâu nay bỗng thức giấc, có rất nhiều những tảng đá cao với hình khối sống động: Đây là hai tảng đá đứng gần nhau như hai mẹ con lâu ngày gặp nhau đang ngồi trò truyện, còn kia là cảnh một hòn đá giống chú bé con đang hờn dỗi mẹ, kế đó là cảnh một cụ già đang ngồi trầm tư với con mắt đang thả vào cõi mông lung, xa thẳm...
Dọc theo suối còn có những thạch bàn phẳng lỳ nằm nghiêng nghiêng khá rộng, bạn có thể ngồi hay nằm nghỉ khi dừng chân, ở đây bạn có thể nghe tiếng suối ào ạt tuôn chảy từ đỉnh thác của suối Tiên đổ xuống tạo thành những giếng trời khá sâu nước trong xanh có thể nhìn thấy những hòn sỏi trắng muốt dưới đáy. Nước chảy xối xả, tung toé, hơi nước hoà vào không gian những hạt bụi li ti tạo nên cảm giác thật dễ chịu. Từ tháng 7 - 8, suối cuộn mình tung bọt trắng xoá để tới tháng 10 khi bắt đầu vào mùa khô dòng suối hiền hoà trở lại. Du lịch suối Đá, bạn nên chuẩn bị giày thể thao và một chiếc gậy nhỏ để đi dọc các bờ và vượt thác, qua đoạn đường gập ghềnh và dốc trơn, bạn có thể dừng chân nghỉ hoặc tắm ở những giêng nước nhân tạo trong mát.
Từ Suối Đá đến Suối Tiên phải vượt qua 600m đường rừng quanh co. Tương truyền ở nơi đây cây cối rậm rạp, núi rừng hoang vắng và những đêm trăng sáng các nàng tiên trên trời thường xuống hạ giới để du ngoạn. Qua dòng suối này các nàng tiên rủ nhau tắm mát rồi mới về trời. Hiện nay ở phía mỏm đá của núi Dinh có dấu chân thật xinh xắn in thành ngấn trên đá gọi là dấu chân tiên. Có lẽ người xưa qúa yêu cảnh sắc nơi đây nên đã đặt cho nó một cái tên thật huyến ảo: Suối Tiên.
Khu thắng cảnh Suối Tiên xứng đáng là địa điểm lý tưởng cho những cuộc tham quan, dã ngoại, tìm về thiên nhiên khiến du khách quên đi những giờ phút làm việc căng thẳng.
Mặc dù đây là một thắng cảnh độc đáo nằm trên tuyến quốc lộ du lịch TPHCM - Vũng Tàu, nhưng phần lớn số người đến chơi thác chưa phải là khách du lịch mà chỉ là những Phật tử hành hương, bởi nằm dọc theo suối có rất nhiều chùa.
Trên đường từ TPHCM đi Vũng Tàu, gần tới ngã ba rẽ vào Long Hải, các bạn để ý bên trái tìm Nhà thờ giáo xứ Chu Hải. Một trong những đường vào suối cách không xa nhà thờ này.
Suối Tiên
.
Các bạn cũng có thể lên suối bằng nhiều con đường khác theo sự chỉ dẫn của dân địa phương, một trong những con đường đó qua Thiền viện Minh Đức. Suối nằm trên núi Dinh, một số người giải thích: Sở dĩ có tên gọi như vậy là vì trên núi khí hậu rất mát mẻ, trước đây có dinh thự nghỉ mát của toàn quyền Pháp (nên gọi núi Dinh). Từ Nhà thờ Chu Hải, có thể nhìn thấy đường dẫn lên đỉnh núi. Xe gắn máy theo đường này lên núi rất dễ dàng. Đường đủ rộng cho xe hơi, nhưng hơi dốc.
Nếu đi chơi suối, có lẽ bạn nên dành cả ngày vì phải leo núi dốc và hơn nữa nếu ít thời gian sẽ không đủ để dạo chơi hết suối, sẽ bỏ qua nhiều cảnh đẹp.
Suối Tiên là một tập hợp của nhiều suối, thác và sông con đổ xuống từ độ cao vài trăm mét. Chảy qua những dốc, dòng nước tạo thành những con thác nhỏ, chảy xiết. Khi qua những khe đá ít dốc hơn, dòng nước là những con suối róc rách. Qua những lũng, dòng nước như một con sông thu nhỏ lại. Đi ngược dòng, cảnh càng lúc càng đẹp. Lên càng cao, cảnh lạ mắt theo mỗi bước chân, không đoạn nào giống đoạn nào. Có một vài hồ nhỏ như cái ao trên đường chảy của suối. Bờ suối có khi là thảm cỏ, có khi là gốc cổ thụ, có khi là những tảng đá hình thù kỳ dị, cũng có khi là những vạt hoa vàng lấp lánh soi mình.
Ở những đoạn suối đẹp nhất, đều có chùa, am, cốc, miếu... Ngồi dưới những bóng mát ven suối, bạn sẽ nghe đủ tiếng kinh, tiếng chuông mõ văng vẳng vọng lại. Cũng có thể ngồi uống trà và đàm đạo với nhà sư trong những am, chùa này. Càng lên đỉnh núi, nhà chùa càng hiếu khách vì... ít ai lên tới. Bạn sẽ không quên những bữa cơm chay với các đặc sản như: thơm chiên, mít kho, rau xào chao..., tuy đơn sơ nhưng không thua gì cao lương mỹ vị vì được nấu bởi những bàn tay khéo léo.
Bên dòng suối cũng có nhiều hang động không lớn nhưng đẹp vì nằm giữa muôn hoa. Nó gợi lên ở chúng ta không gian của thơ Phạm Thiên Thư:
“Rằng xưa có gã từ quan
Lên non tìm động hoa vàng ngủ say”.
Đã từ lâu, du khách trong và ngoài nước đều gọi khu du lịch Suối Đá, Suối Tiên là Đà Lạt thứ hai của Việt Nam bởi phong cảnh thiên nhiên đẹp tuyệt vời mà tạo hoá đã ban tặng cho nơi này.
Suối Đá, Suối Tiên đều bắt nguồn từ đỉnh núi Dinh cao 491m do những dòng suối nhỏ chảy men theo các vách núi, sườn đồi hợp thành chảy êm đềm uốn lượn quanh những rừng cây tạo nên những cảnh sắc thiên nhiên hoang sơ, kỳ thú.
Núi Dinh với rất nhiều vách núi đẹp tự nhiên khi nhìn từ xa có hình chú voi khổng lồ nằm chầu về phía biển. Những chùm hoa cương trần trụi, bám đầy địa y xen lẫn rêu phong, có lẽ hàng ngàn năm rồi đá nằm ngủ trong rừng sâu nay bỗng thức giấc, có rất nhiều những tảng đá cao với hình khối sống động: Đây là hai tảng đá đứng gần nhau như hai mẹ con lâu ngày gặp nhau đang ngồi trò truyện, còn kia là cảnh một hòn đá giống chú bé con đang hờn dỗi mẹ, kế đó là cảnh một cụ già đang ngồi trầm tư với con mắt đang thả vào cõi mông lung, xa thẳm...
Dọc theo suối còn có những thạch bàn phẳng lỳ nằm nghiêng nghiêng khá rộng, bạn có thể ngồi hay nằm nghỉ khi dừng chân, ở đây bạn có thể nghe tiếng suối ào ạt tuôn chảy từ đỉnh thác của suối Tiên đổ xuống tạo thành những giếng trời khá sâu nước trong xanh có thể nhìn thấy những hòn sỏi trắng muốt dưới đáy. Nước chảy xối xả, tung toé, hơi nước hoà vào không gian những hạt bụi li ti tạo nên cảm giác thật dễ chịu. Từ tháng 7 - 8, suối cuộn mình tung bọt trắng xoá để tới tháng 10 khi bắt đầu vào mùa khô dòng suối hiền hoà trở lại. Du lịch suối Đá, bạn nên chuẩn bị giày thể thao và một chiếc gậy nhỏ để đi dọc các bờ và vượt thác, qua đoạn đường gập ghềnh và dốc trơn, bạn có thể dừng chân nghỉ hoặc tắm ở những giêng nước nhân tạo trong mát.
Từ Suối Đá đến Suối Tiên phải vượt qua 600m đường rừng quanh co. Tương truyền ở nơi đây cây cối rậm rạp, núi rừng hoang vắng và những đêm trăng sáng các nàng tiên trên trời thường xuống hạ giới để du ngoạn. Qua dòng suối này các nàng tiên rủ nhau tắm mát rồi mới về trời. Hiện nay ở phía mỏm đá của núi Dinh có dấu chân thật xinh xắn in thành ngấn trên đá gọi là dấu chân tiên. Có lẽ người xưa qúa yêu cảnh sắc nơi đây nên đã đặt cho nó một cái tên thật huyến ảo: Suối Tiên.
Khu thắng cảnh Suối Tiên xứng đáng là địa điểm lý tưởng cho những cuộc tham quan, dã ngoại, tìm về thiên nhiên khiến du khách quên đi những giờ phút làm việc căng thẳng.
Re: Bà Rịa Vũng Tàu
Thắng cảnh Bàu Sen
Khu rừng Bàu Sen thuộc ấp Xà Bang, xã Ngãi Giao, huyện Châu Đức. Từ thị xã Bà Rịa theo tỉnh lộ 2 đi khỏang 30km về phía Bắc, tới Xà Bang quẹo phải theo con đường nhỏ trải nhựa là đến khu nghỉ mát Bàu Sen, cũng là đã tới phía nam khu rừng. Rừng Bàu Sen mọc trên vùng sình lầy quanh năm ngập nước, với diện tích
120ha độ sâu trung bình 3.5m. Trong rừng có nhiều loại gỗ quý chịu nước: bời lời, dâu nước, sao và bụi rậm dây leo: mây, song, tre… Bao quanh khu rừng là mảnh đất sình lầy rộng khoảng 10ha. Suối Tần Bó bắt nguồn từ Cẩm Mỹ chảy ngang qua khu rừng cung cấp nước ngọt và các loại thuỷ sản: cá cua, ốc, lươn… sinh sôi nảy nở tạo nên kho thực phẩm thiên nhiên dồi dào.
Cùng với giá trị lịch sử, cảnh quan và môi trường thiên nhiên tươi đẹp, trong lành đã làm cho khu rừng Bàu Sen trở thành một thắng cảnh thơ mộng và kì vĩ. Rừng cây gỗ quí xanh tươi vươn cao cách mặt đất 20m, nền rừng là sình lầy thích hợp với kiểu du lịch bằng ghe thuyền thật thú vị kết hợp với săn bắn thú rừng và thủy sản. Từ cuối năm 1981 khu vực phía nam rừng Bàu Sen được khai phá, xây dựng thành khu nghỉ mát với những vườn hoa cây cảnh, nhà thủy tạ, hồ sen… nằm giữa vùng rừng thiên nhiên và các vạt rừng cao su xanh ngát đang hàng ngày không ngừng tuôn chảy dòng nhựa trắng, là mặt hàng chiến lược quí của đất nước.
Hiện nay rừng Bàu Sen còn lại 70ha và khu đầm lầy bao quanh rộng 42ha, song vẫn thể hiện dáng dấp của một khu căn cứ thới kháng chiến với những nét độc đáo hấp dẫn sự quan tâm của khách tham quan du lịch.
Khu rừng Bàu Sen thuộc ấp Xà Bang, xã Ngãi Giao, huyện Châu Đức. Từ thị xã Bà Rịa theo tỉnh lộ 2 đi khỏang 30km về phía Bắc, tới Xà Bang quẹo phải theo con đường nhỏ trải nhựa là đến khu nghỉ mát Bàu Sen, cũng là đã tới phía nam khu rừng. Rừng Bàu Sen mọc trên vùng sình lầy quanh năm ngập nước, với diện tích
120ha độ sâu trung bình 3.5m. Trong rừng có nhiều loại gỗ quý chịu nước: bời lời, dâu nước, sao và bụi rậm dây leo: mây, song, tre… Bao quanh khu rừng là mảnh đất sình lầy rộng khoảng 10ha. Suối Tần Bó bắt nguồn từ Cẩm Mỹ chảy ngang qua khu rừng cung cấp nước ngọt và các loại thuỷ sản: cá cua, ốc, lươn… sinh sôi nảy nở tạo nên kho thực phẩm thiên nhiên dồi dào.
Cùng với giá trị lịch sử, cảnh quan và môi trường thiên nhiên tươi đẹp, trong lành đã làm cho khu rừng Bàu Sen trở thành một thắng cảnh thơ mộng và kì vĩ. Rừng cây gỗ quí xanh tươi vươn cao cách mặt đất 20m, nền rừng là sình lầy thích hợp với kiểu du lịch bằng ghe thuyền thật thú vị kết hợp với săn bắn thú rừng và thủy sản. Từ cuối năm 1981 khu vực phía nam rừng Bàu Sen được khai phá, xây dựng thành khu nghỉ mát với những vườn hoa cây cảnh, nhà thủy tạ, hồ sen… nằm giữa vùng rừng thiên nhiên và các vạt rừng cao su xanh ngát đang hàng ngày không ngừng tuôn chảy dòng nhựa trắng, là mặt hàng chiến lược quí của đất nước.
Hiện nay rừng Bàu Sen còn lại 70ha và khu đầm lầy bao quanh rộng 42ha, song vẫn thể hiện dáng dấp của một khu căn cứ thới kháng chiến với những nét độc đáo hấp dẫn sự quan tâm của khách tham quan du lịch.
Re: Bà Rịa Vũng Tàu
Hải Đăng Vũng Tàu
Hải đăng Vũng Tàu lần đầu tiên được xây dựng vào năm 1862, tức sau khi Pháp chiếm ba tỉnh miền Đông Nam Bộ. Đây là ngọn hải đăng được xây dựng sớm nhất ở nước ta. Ban đầu hải đăng được xây dựng ở mõm cực Nam của núi Nhỏ, ở độ cao khoảng 149m. Năm 1913, hải đăng Vũng Tàu được chuyển lên vị trí hiện tại, cao chừng 170 so với mực nước biển. Đường ô tô dẫn lên hải đăng ngoạn mục uốn quanh triền núi.
Tháp hải đăng hình trụ, cao 18m, đường kính 3m, bên trong có cầu thang xoắn ốc lên gần tới đỉnh và có lối dẫn ra ban công bên ngoài để quan sát toàn cảnh non nước Vũng Tàu. Suốt một thời gian dài hải đăng Vũng Tàu hoạt động nhờ hệ thống dây thiều, các máy móc thiết bị được sản xuất tại Pháp. Hiện nay, hải đăng còn lưu giữ gần như nguyên vẹn hệ thống máy móc này.
Hải đăng Vũng Tàu ngày nay được thắp sáng nhờ bóng đèn có công suất 1.500w, chiếu xa 35 hải lý (gần 65km) nhờ hệ thống lăng kính đồ sộ, gồm những tấm kính ba cạnh hình tam giác bao quanh. Đèn chuyển động bằng môtơ điện. Hải đăng Vũng Tàu có hai tia, mỗi phút quay 2,4 vòng.
Hải đăng nối liền với khu nhà ở của nhân viên bằng một đường hầm kiên cố. Xung quanh là khuôn viên với những cây sứ cổ thụ.
Hải đăng quanh năm lộng gió, là vị trí tham quan, dã ngoại lý tưởng của Vũng Tàu. Những năm gần đây, hầu như ngày nào hải đăng Vũng Tàu cũng có nhiều du khách thưởng ngoạn.
Hải đăng Vũng Tàu lần đầu tiên được xây dựng vào năm 1862, tức sau khi Pháp chiếm ba tỉnh miền Đông Nam Bộ. Đây là ngọn hải đăng được xây dựng sớm nhất ở nước ta. Ban đầu hải đăng được xây dựng ở mõm cực Nam của núi Nhỏ, ở độ cao khoảng 149m. Năm 1913, hải đăng Vũng Tàu được chuyển lên vị trí hiện tại, cao chừng 170 so với mực nước biển. Đường ô tô dẫn lên hải đăng ngoạn mục uốn quanh triền núi.
Tháp hải đăng hình trụ, cao 18m, đường kính 3m, bên trong có cầu thang xoắn ốc lên gần tới đỉnh và có lối dẫn ra ban công bên ngoài để quan sát toàn cảnh non nước Vũng Tàu. Suốt một thời gian dài hải đăng Vũng Tàu hoạt động nhờ hệ thống dây thiều, các máy móc thiết bị được sản xuất tại Pháp. Hiện nay, hải đăng còn lưu giữ gần như nguyên vẹn hệ thống máy móc này.
Hải đăng Vũng Tàu ngày nay được thắp sáng nhờ bóng đèn có công suất 1.500w, chiếu xa 35 hải lý (gần 65km) nhờ hệ thống lăng kính đồ sộ, gồm những tấm kính ba cạnh hình tam giác bao quanh. Đèn chuyển động bằng môtơ điện. Hải đăng Vũng Tàu có hai tia, mỗi phút quay 2,4 vòng.
Hải đăng nối liền với khu nhà ở của nhân viên bằng một đường hầm kiên cố. Xung quanh là khuôn viên với những cây sứ cổ thụ.
Hải đăng quanh năm lộng gió, là vị trí tham quan, dã ngoại lý tưởng của Vũng Tàu. Những năm gần đây, hầu như ngày nào hải đăng Vũng Tàu cũng có nhiều du khách thưởng ngoạn.
Việt Nam học :: Học tập :: Kiến thức du lịch :: Du lịch ba miền :: Miền Nam
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết