Việt Nam học
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

†_Quan hệ Nhà nước-Nông thôn thờj tjền thuộc

Go down

†_Quan hệ Nhà nước-Nông thôn thờj tjền thuộc Empty †_Quan hệ Nhà nước-Nông thôn thờj tjền thuộc

Bài gửi by Cee Sun Oct 21, 2007 5:33 pm

Vũ Đình Hòe, một cử nhân luật học thời Tây, từng viết: "Muốn tìm hiểu lịch sử hình thành dân tộc Việt Nam thì phải tìm hiểu cộng đồng làng xã."

"Ví không có làng xã Việt Nam, thì không có quốc gia Việt Nam."


Những năm gần đây tại Việt Nam, vấn đề làng xã cũng là chủ đề thảo luận, với chủ trương phát huy quyền làm chủ của nhân dân ở cơ sở.


Việc tìm hiểu mối quan hệ giữa nhà nước với làng xã trong chiều dài lịch sử Việt Nam có thể bổ ích và cần thiết để hiểu những vấn đề của làng xã nông thôn Việt Nam hiện tại.

Một sêri hai kỳ của đài BBC sẽ điểm qua một số điểm trong mối quan hệ này, với phần một nói về thời chế độ quân chủ và thuộc địa, và phần hai nói về đổi thay ở nông thôn thời kỳ hậu 1945.

Phần một tuần này do Lê Quỳnh thực hiện, có khách mời là giáo sư Nguyễn Thế Anh, nguyên viện trưởng viện Đại học Huế từ năm 1966 đến 1969.

Từ năm 1991 tới nay, ông Nguyễn Thế Anh là giáo sư tại Học viện cao học (EPHE) ở Paris, dạy môn Lịch sử và văn minh bán đảo Đông Dương.

Làng – đơn vị căn bản


Suốt nhiều thế kỷ, làng xã là nhân tố cơ sở cho hệ thống nhà nước quân chủ tại Việt Nam.

Theo GS. Nguyễn Thế Anh, ‘làng là đơn vị kinh tế, xã hội căn bản của các nhóm người lập cư trong một vùng nhất định. Để hiểu một xã hội, có lẽ cũng cần biết về đơn vị căn bản đó, tức là làng.’

Thành ngữ ‘phép vua thua lệ làng’ thường được dùng để nói làng Việt có sự độc lập với chính quyền trung ương. Làng ̣được xem có tính tự trị, khép kín, độc lập, là một vương quốc nhỏ trong vương quốc lớn.

Tuy vậy, GS. Nguyễn Thế Anh gọi đây chỉ là cách nói tổng quát, còn trên thực tế, trung ương luôn có khuynh hướng đặt quyền hành của mình trên làng.

“Khi trung ương đủ mạnh để giữ thái bình, thì mặc dù vẫn để làng có quyền tự trị nhất định, nhưng trung ương vẫn luôn kiểm soát việc trong làng. Nhưng khi thời loạn, làng xã lúc đó có thể lơ là với lệnh ở trên ban xuống.”

Khi Việt Nam bắt đầu lấy lại độc lập từ Trung Quốc khoảng thế kỷ 10, đã luôn có nỗ lực từ các lãnh đạo muốn kiểm soát làng xã. Tuy vậy, thời gian này, quyền lực và sự kiểm soát nói chung còn phân tán.

Nỗ lực từ trung ương

Khi nhà Hậu Lê thành lập, triều đại này ngay lập tức nhắm tới việc tập trung hóa.

Năm 1428, Lê Thái Tổ phân chia lãnh thổ thành các đơn vị, gọi là tiểu xã, trung xã và đại xã.

Thời nhà Lê đánh dấu việc nhà nước tăng cường kiểm soát làng xã



Viên quan cai trị làng gọi là xã quan, đến thời Lê Thánh Tông lại được gọi là xã trưởng, thuộc dưới quyền của các huyện và châu – những đơn vị hành chính phụ thuộc trung ương.

Bên cạnh người điều khiển việc hành chính của làng, lại có một ‘hội đồng kỳ mục’, gồm những người máu mặt trong làng.

Những cải tổ dưới thời các vị vua đầu tiên nhà Lê đánh dấu bước ngoặt mới trong mức độ nhà nước tìm cách kiểm soát nguồn tài nguyên trên toàn quốc.

Một trong các chính sách quan trọng nhất là vấn đề đất đai của nhà nước (công điền).

Công điền được phân bổ định kỳ sáu năm một lần cho dân làng và dựa trên địa vị xã hội. Đất không được bán hoặc chuyển giao từ bố sang con. Mục tiêu chính của nhà Lê lúc này là đưa ruộng đất về sở hữu của trung ương. Bằng cách đó, chính quyền khá thành công trong mục tiêu tách các làng và tài nguyên của làng riêng khỏi nhau, đưa tất cả đi cùng một hướng về kinh đô trung ương.

Thời kỳ đầu của nhà Lê tương đối thái bình; nhưng từ giữa thế kỷ 16, chế độ quân chủ suy thoái. Tình trạng nội chiến là lo toan lớn nhất cho các thủ lĩnh địa phương, những người quan tâm nhiều hơn đến việc thắng trận hơn là kiểm soát làng xã.

Sự suy thoái của quyền lực nhà nước khiến các làng xã giờ đây có khuynh hướng tăng tính tự trị bởi vì người dân lúc này phải tự lo cho mình để tồn tại.

Tình hình loạn lạc chủ yếu có lợi cho các nhân vật máu mặt trong làng, những người lợi dụng thời thế để thu vén đất đai, của cải. Còn những nông dân nghèo khổ trên đường kiếm sống đã tìm đến phụng sự cho các gia đình máu mặt để được bảo vệ.

Đến lúc nhà Lê chấm dứt, sự tự trị của xã đã đi xa tới mức xã giờ đây là đơn vị hành chính duy nhất mà chính quyền trung ương có sự liên lạc.

Xã trở nên quan trọng hơn đơn vị gia đình đến mức khi có lỗi xảy ra, trách nhiệm giờ đây mang tính tập thể, chứ không còn cá nhân. Chẳng hạn, việc phát hiện một thi thể trong đất của một làng có thể dẫn đến việc trừ diệt hoặc trục xuất toàn bộ thành viên trong làng.

Nhà nước và làng dưới thời Nguyễn


Khi Gia Long lên ngôi, ông muốn tái áp đặt sự kiểm soát của nhà nước chặt chẽ hơn lên lãnh thổ.

Tuy vậy, GS. Nguyễn Thế Anh nói chế độ hành chính của nhà Nguyễn đặt trên một hạ tầng cơ sở mà không đủ sức để nuôi bộ máy hành chính.

Có lẽ chế độ quan liêu của nhà Nguyễn chỉ độ chừng 2000 người dùng để cai trị tổng số dân là 10 triệu.


GS. Nguyễn Thế Anh


“Hệ thống quan liêu của nhà Nguyễn thật ra không đông đảo cho lắm, nếu ta dựa vào thống kê. Có lẽ chế độ quan liêu của nhà Nguyễn chỉ độ chừng 2000 người dùng để cai trị tổng số dân là 10 triệu – như thế thật quá ít.”

“Sự kiểm soát của chính quyền đã không chặt chẽ, cộng với nền kinh tế ngày càng suy thoái, với nạn đói xảy ra, điều không tránh khỏi là loạn lạc nổ ra.”

Khi thực dân Pháp đến Viêṭ Nam, họ vẫn có xu hướng muốn tập trung quyền hành vào trung ương.

Chế độ thuộc địa Pháp và làng Việt

Tuy vậy, người Pháp vẫn giữ lại các tổ chức cũ để cai trị dễ dàng hơn, trong đó có giữ lại tổ chức làng xã.

Mặt khác, GS. Nguyễn Thế Anh nhấn mạnh rằng tổ chức hành chính thuộc địa có điểm đặc biệt là vì có sự phân biệt thành ba vùng: Nam Kỳ là thuộc địa, Trung Kỳ là quốc gia bảo hộ, Bắc Kỳ cũng là quốc gia bảo hộ nhưng tại đó người Pháp cai trị trực tiếp hơn.

Vì thế, tuy các làng vẫn được duy trì, nhưng về chi tiết, các làng được cai quản khác nhau tùy theo ba miền.

“Dân làng trong thời kì này không những phải tuân lệnh cấp trên cũ, tức là lý trưởng, hội đồng kỳ mục, mà còn phải tuân lệnh người Pháp. Có lẽ sinh hoạt làng xã dưới thời Pháp thuộc còn bê bết nhiều hơn trước.”

“Điều đó dẫn đến hệ quả là quan hệ giữa dân làng với người cai quản như lý trưởng càng xấu đi. Nhất là khi thời khó khăn, người cầm quyền trong làng bị quy tội là đã cai trị hà khắc. Vì vậy, khi phong trào Việt Minh phát triển, họ đã có thể thu phục được lòng dân chúng.”

Khi được hỏi từ sau 1945, mối quan hệ nhà nước – làng xã đã thay đổi thế nào, GS. Nguyễn Thế Anh nói cơ cấu hành chính đã nhiều thay đổi.

Hội đồng kỳ mục dường như đã được thay bằng ủy ban hành chính phương hoặc xã.

“Những ủy ban đó hoàn toàn phụ thuộc với trung ương, với đảng. Người dân lại tuân theo chỉ thị của đảng thông qua các ủy ban hành chính. Đó không còn giống sự giao tế giữa dân làng và trung ương như trước.”
Cee
Cee
Super Moderator
Super Moderator

Nữ Tổng số bài gửi : 1040
Age : 34
Localisation : (¯`·.º-:¦:-D[-]8Vñ-:¦:-º.·´¯)̉
Registration date : 26/09/2007

http://www.tuoitrechaudoc.com

Về Đầu Trang Go down

†_Quan hệ Nhà nước-Nông thôn thờj tjền thuộc Empty Re: †_Quan hệ Nhà nước-Nông thôn thờj tjền thuộc

Bài gửi by Cee Sun Oct 21, 2007 5:34 pm

Để nói về nông thôn Việt Nam trong một tạp chí chắc chắn là không đủ. Chương trình tuần này khoanh lại trường hợp một tỉnh Hải Dương, từ thời cải cách ruộng đất thập niên 1950 đến những năm gần đây.

Khách mời của chương trình là tiến sĩ Phạm Quang Minh, hiện giảng dạy ở khoa Quốc tế học, ĐH Khoa học Xã hội - Nhân văn, thuộc ĐH Quốc gia Hà Nội.

GS. Phạm Quang Minh nhận bằng tiến sĩ năm 2002 ở ĐH Humboldt, Đức, với luận án về quan hệ chính trị - xã hội ở nông thôn miền Bắc từ sau 1945.

Bên cạnh nhiều bài viết, ông có một quyển sách được NXB ĐH Humboldt ấn hành năm 2003, viết bằng tiếng Đức nhan đề “Zwischen Theorie und Praxis. Agrarpolitik in Vietnam seit 1945”. Đây nguyên là luận án tiến sĩ, về chính sách ruộng đất ở miền Bắc từ thập niên 1950 đến thập niên 1990.

Trong một bài viết gần đây in trong quyển "Beyond Hanoi: Local Government in Vietnam" (nhiều tác giả, NIAS Press, 2004), tiến sĩ Phạm Quang Minh cho biết kể từ sau khi Cách mạng tháng Tám thành công, Đảng Cộng sản Việt Nam đã nỗ lực thiết lập một hệ thống hành chính từ trung ương đến tỉnh, huyện và xã để duy trì sự quản lý trên toàn quốc.

Một kết cấu đa tầng như thế đặc biệt quan trọng cho việc xây dựng chủ nghĩa xã hội và củng cố sự ủng hộ của dân số nông thôn trong hai cuộc chiến tranh sau đó.

Trong trường hợp tỉnh Hải Dương, lịch sử của tỉnh này sau 1945 có thể phân thành ba giai đoạn: cải cách ruộng đất thập niên 1950, tập thể hóa cuối 1950 - 1980 và thời mở cửa từ 1980 đến nay.

Cán bộ cơ sở trong thời kỳ cải cách ruộng đất


Chiến dịch cải cách ruộng đất thập niên 1950 là nỗ lực đầu tiên từ trung ương nhằm thiết lập chính quyền cơ sở ở Hải Dương. Bước đầu trước cải cách ruộng đất là tạo nên một chính quyền cơ sở phù hợp mục tiêu của đảng. Vì thế, có chiến dịch ‘chỉnh huấn cán bộ’ năm 1952.

Cải cách ruộng đất chính thức bắt đầu ngày 25-12-1953 và kết thúc ngày 30-7-1956, được chia làm sáu đợt.

Giai đoạn này xem nặng vấn đề giai cấp. Việc xếp loại thành phần không dựa chủ yếu vào yếu tố kinh tế, mà dựa vào yếu tố chính trị.

GS. Phạm Quang Minh nói sai sót trong quá trình thực hiện là bởi điều kiện chiến tranh, sự phức tạp của vấn đề và sự cứng nhắc trong cách nghĩ:

“Người ta căn cứ vào bản phân định thành phần giai cấp. Xảy ra sự không tin tưởng vào bộ máy cũ. Có sự gạt bỏ những người cũ bằng lực lượng cán bộ mới.”

Trong thời kì chống Pháp, Hải Dương là vùng bị Pháp tạm chiếm. Nhưng đây cũng là khu vực ở trong thế ‘cài răng lược’, tức là đã có các cơ sở chi bộ đảng hoạt động bí mật.

Xảy ra sự không tin tưởng vào bộ máy cũ. Có sự gạt bỏ những người cũ bằng lực lượng cán bộ mới.

Khi kháng chiến kết thúc, việc tái cơ cấu chính quyền địa phương cũng bao hàm các biện pháp thanh lọc lực lượng cán bộ cũ này. Nhiều người bị nghi ngờ vì gốc gác giai cấp hoặc hoạt động chính trị trước đây. Điều này có nghĩa là phải tuyển mộ lực lượng mới thay thế.

Theo ủy ban cải cách ruộng đất, nhiều cán bộ cũ không đủ ‘trong sạch’ để thực thi các chương trình cải cách. Những cán bộ là chủ đất, thành phần trung lưu, ‘phần tử xấu’, hay có ‘lý lịch phức tạp’ nằm trong số đối tượng bị thay thế bởi những người đã tham gia chống giai cấp địa chủ, có quan hệ thân cận hoặc niềm tin của dân chúng.

Các đội cải cách ruộng đất được trung ương đưa về các tỉnh, trong đó có Hải Dương, và quyết định ai được xem là ‘cốt cán’, tức những người có lý lịch trong sạch, tham gia tích cực vào công cuộc cải cách ruộng đất, có thái độ chống giai cấp địa chủ.

Nhưng thường những người cốt cán mới này lại không am hiểu rõ nơi mình sống, thường là các nông dân trẻ, nghèo và không có vai vế hay uy tín với dân làng.

Trong nhiều trường hợp, các đội cải cách ruộng đất tổ chức các tòa án nhân dân đặc biệt để buộc người dân làng lên án những người khác. Đây được xem là bằng chứng để chứng tỏ ý thức giai cấp và quyết tâm chống địa chủ. Những người tham gia đấu tố được bảo đảm thăng chức trong chính quyền cơ sở và được cấp ruộng.

Nhiề̀u ngàn người đã trở thành nạn nhân của chiến dịch cải cách ruộng đất. Số người bị hành hình tại Hải Dương có thể cao hơn các nơi khác. Một nguyên nhân là vì tỉnh này từng bị Pháp tạm chiếm và cuộc chiến giữa Việt Minh và Pháp còn tiếp tục mãi tới năm 1955. Nguyên nhân thứ hai là Hải Dương là một trong các tỉnh thực thi đợt cuối cùng của chiến dịch cải cách ruộng đất (từ 25-12-1955 đến 30-7-1956), là lúc vấn đề chủ nghĩa thành phần nặng nề nhất.

Về con số người chết trong chiến dịch cải cách ruộng đất, các nhà nghiên cứu đến nay vẫn không có được sự đồng thuận. Các con số khác biệt từ 10.000 đến 500.000 người.

Một ý kiến cực đoan là của Hoàng Văn Chí, người tin rằng 5% dân số miền Bắc (675.000 người) đã chết. Cuốn sách From Colonialism to Communism của ông này đã có tác động mạnh đến cuộc tranh luận về vấn đề con số. Còn một cuốn sách khác của Edwin Moise, Land Reform in China and North Vietnam (1983), ước đoán con số người chết khoảng 5000.

Mâu thuẫn


Việc thay cán bộ cũ bằng người mới đã gây nên hỗn độn và bất ổn chính trị ở Hải Dương. Thời kì khó khăn nhất là tháng Chín – Mười 1956 sau khi các đội cải cách ruộng đất đã rút đi.

Hàng trăm vụ đụng độ xảy ra tại Hải Dương. Các nạn nhân chính là nhóm cán bộ mới mà đã cung cấp thông tin gây hại cho cán bộ cũ và dân làng trong giai đoạn phân chia ruộng đất.

Việc thay cán bộ cũ bằng người mới đã gây nên hỗn độn và bất ổn chính trị ở Hải Dương. Thời kì khó khăn nhất là tháng Chín – Mười 1956 sau khi các đội cải cách ruộng đất đã rút đi.





Ví dụ tại một huyện, nhóm cán bộ cũ đã buộc nhóm cán bộ mới phải quỳ xuống trước dân làng và ‘tự kiểm điểm’. Họ bị buộc phải nộp lại tài liệu về những người bị trừng phạt trong lúc cải cách ruộng đất và trả lại tài sản tịch thu cho người chủ trước đây.

Tại một huyện khác, báo cáo của huyện khi đó cho biết có ba ngươi đã đe dọa viên chức bằng dao và ăn cắp bốn quyển sổ để tìm ra ai đã tố giác họ trong thời kì cải cách ruộng đất. Ở một xã khác, thậm chí xảy ra bắn nhau giữa hai nhóm cán bộ cũ và mới.

Trong đa số trường hợp, dân làng ủng hộ lớp cán bộ cũ. Họ giúp đỡ bằng cách tổ chức các cuộc biểu tình đến tận huyện.

Đến cuối năm 1956, mâu thuẫn giữa lớp cán bộ mới và dân địa phương đã gần như làm tê liệt chính quyền cơ sở ở Hải Dương. Huyện nhận được báo cáo về khủng hoảng trong làng, nhưng không tìm ra giải pháp. Họ gửi báo cáo lên tỉnh và chờ hướng dẫn. Nhưng cấp trên cũng đối diện một nan giải: nếu họ dùng biện pháp mạnh, xung đột trong làng có thể xấu đi. Nếu họ không hành động, ‘các phần tử xấu’ có thể tấn công chính quyền.

Cuối cùng với nhiều nỗ lực, chính phủ trung ương tái lập lại được trật tự ở nông thôn. Hội nghị của Ban chấp hành trung ương diễn ra tháng Mười 1956 đã chỉ ra các sai lầm trong thời kỳ cải cách ruộng đất.

Nhiều biện pháp được thực hiện như kêu gọi nhân dân bình tĩnh, phát huy ‘tình làng nghĩa xóm’, đặc biệt sử dụng đến các gia đình có uy tính đứng ra dàn xếp các tranh chấp.

Năm 1958, quá trình sửa sai được hoàn thành.

Tập thể hóa


Từ cuối thập niên 1950 đến đầu 1960, chính phủ trung ương quyết định tiến hành chính sách tập thể hóa ruộng đất.

Tiến trình này lại tạo nên một thay đổi mới trong chính quyền cơ sở. Các hợp tác xã trở thành các đơn vị quản lý quan trọng. Có một chính sách đặc biệt để các đảng viên cơ sở quản lý hợp tác xã. Một nghiên cứu năm 1972 về 95 hợp tác xã ở Hải Dương minh họa điều này. Mỗi hợp tác xã đều có một chi bộ đảng. Các lãnh đạo hợp tác xã chủ yếu là đảng viên. Các chức vụ quan trọng nhất trong hợp tác xã bao gồm ban quản trị, ban kiểm soát và đội sản xuất. Theo nghiên cứu năm 1972 này, 66% trong ban quản trị là đảng viên, ̣93% chức chủ nhiệm và phó chủ nhiệm trong các ban này cũng là đảng viên.

Theo các báo cáo chính thức, các lãnh đạo hợp tác xã không đủ kỹ năng để quản lý. Tuy vậy, họ được đánh giá không chỉ dựa theo trình độ chuyên môn mà còn trình độ chính trị (‘vừa hồng vừa chuyên’).

GS. Phạm Quang Minh cho rằng các hợp tác xã thời kì này về cơ bản đã hoàn thành nhiệm vụ.

“Cách quản lý hợp tác xã vào thời điểm đó mang tính lịch sử và phù hợp, trong thời điểm cuộc kháng chiến cần động viên sức người sức của.”

Tuy vậy, ông nói mặt yếu kém của hợp tác xã nằm ở đội ngũ những người quản lý hợp tác xã.

“Do trình độ của họ rất thấp, nên dẫn đến các hậu quả kém về chất lượng và năng suất. Có hiện tượng tham ô, nhưng đặc biệt chính là có sự lãng phí lớn.”

Các đảng viên thường trung thành với lý tưởng và chính sách của tổ chức. Nhưng nhiều người thường lợi dụng chức vụ để thu vén cho mình.

Cũng bản nghiên cứu năm 1972 cho biết nhiều đảng viên cơ sở đã biển thủ tài sản hợp tác xã. Những người đứng đầu các đội sản xuất, tính trung bình, biển thủ 119 đồng. Thủ quỹ và quản lý nhà kho biển thủ gấp bốn lần số tiền này. Nhưng những người biển thủ lớn nhất là chủ nhiệm hợp tác, trung bình lấy mất của nhà nước 600 đồng.

Nhiều viên chức lại lạm dụng chức quyền theo các cách khác. Ví dụ, bí thư của một hợp tác xã đã yêu cầu người từ bảy xã đến giúp xây nhà. Mỗi người chỉ được cho bữa ăn trưa.

Những việc như thế khiến nhiều người dân mất lòng tin vào chính sách tập thể hóa. Theo một báo cáo chính thức, từ 1958 đến 1970, đã có 274 vụ phản đối tập thể hóa xảy ra ở 47 hợp tác xã tại Hải Dương, theo các hình thức như bỏ hợp tác xã, biển thủ tài sản tập thể.

Nói về di sản của thời kì hợp tác hóa, GS. Phạm Quang Minh cho rằng vấn đề còn để lại đến hôm nay liên quan nhiều đến mâu thuẫn ruộng đất.
Cee
Cee
Super Moderator
Super Moderator

Nữ Tổng số bài gửi : 1040
Age : 34
Localisation : (¯`·.º-:¦:-D[-]8Vñ-:¦:-º.·´¯)̉
Registration date : 26/09/2007

http://www.tuoitrechaudoc.com

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết