Việt Nam học
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Học Chủ Nghĩa Xã Hội Theo Phương Pháp Mới

Go down

Học Chủ Nghĩa Xã Hội Theo Phương Pháp Mới Empty Học Chủ Nghĩa Xã Hội Theo Phương Pháp Mới

Bài gửi by Admin Wed Nov 28, 2007 12:06 pm

**Đây là bài viết đc. đăng trên báo e-News của một thành viên lớp 7VN1

Thông thường, chúng tôi phải có hai cuốn vở ghi chép. Một cuốn vở soạn bài sau khi đã đọc bài trước ở nhà, một cuốn dùng để ghi nhanh các kiến thức cô tóm tắt lại hoặc các ý chính của bài, cũng như là những vấn đề, những ví dụ mà tìm trong sách không có, chỉ ai đi học, nghe cô giảng thì mới biết và ghi chép được.

Bài học chia làm hai phần, phần thì sinh viên đọc và xem thật kĩ để đứng lên trình bày tại lớp, cô chỉ xem và góp ý thiếu đủ thế nào. Các phần chính của bài do cô phụ trách, thế nhưng cô không làm trọn gói từ đầu đến đuôi, mà có phần tham gia của sinh viên, cô đặt vấn đề và các bạn sinh viên ở dưới thi nhau giơ tay trả lời, thật nhiều cánh tay giơ lên bởi vì những câu hỏi của cô khó mà dễ, dễ mà khó. Tò mò và thích thú lắm, đặc biệt là mỗi người đúng một ý, để trả lời trọn câu đó thì thiệt thiệt là nhiều bạn giơ tay góp sức trả lời. Không riêng một ai đó nhận được điểm của cô mả là tất cả các bạn đều nhận được lời khen của cô, ai cũng có phần.

Có những bạn rất xuất sắc, chuẩn bị bài và nhớ bài cũ rất kĩ, thế là có những câu hỏi khó của cô nêu ra vậy mà các bạn trỏ lời trọn vẹn và nhận cái điểm 8, 9 thật xứng đáng!

Đó là phương pháp học tập chủ yếu trong các tiết học, các bạn sinh viên phải xem bài mới bắt được nhịp độ giảng dạy và học tập của lớp. Các bạn khác muốn lười cũng không được bởi vì nếu cô gọi bất ngờ mà bạn không chuẩn bị bài thì sẽ nhận điểm thấp? Không chuẩn bị bài khác với chuẩn bị bài mà không đủ nhận ra vấn đề, điều này thì người trong nghề như cô khá dễ dàng nhận ra, nên ai đó muốn qua mặt cô thì có lẽ không được rồi.

Những tiết sermina, thảo luận từng câu hỏi và vấn đề mà cô đưa ra thì cũng giống như những môn chính trị khác. Thế nhưng nó vẫn sôi nổi hơn bởi vì cô theo sát buổi thảo luận của chúng tôi, có vấn đề gì đó không ổn thì cô làm cho ổn liền, giải quyết gút mắc xong chúng tôi lại tiếp tục thảo luận vấn đề khác, sôi nổi trong phần liên hệ thực tiễn, đặc biệt là liên hệ Việt Nam, các ví dụ và tin tức nóng hổi ngoài xã hội cô khuyến khích chúng tôi vận dụng vào bài cho sinh động.

Chúng tôi thật sự bị thu hút bởi phương pháp rất mới mà cô đã đưa ra cho chúng tôi ở 8 tiết học gần cuối chương trình. Đó là thảo luận, trình bày nội dung của bài học theo nhóm. Một nhóm trình bày là cả 1 tiết học. Thế nhưng để có được một tiết ấy thì chúng tôi chuẩn bị cả 2, 3 tuần, đọc sách thiệt kĩ, phải lên mạng, vào thư viện, tìm về tin học vì có trình bày với máy LCD, máy chiếu, máy hình kĩ thuật số... phải gọi lả rất là công phu, nhưng mà nếu bạn chứng kiến chất lượng buổi học đó thì tôi nghĩ bạn sẽ cảm thấy những gì chúng tôi bỏ ra thật là xứng đáng!

Một nhóm chúng tôi có khoảng trên dưới 10 người, có đủ cả nam và nữ. Chúng tôi phải chọn một tên nhóm và có phần giới thiệu thật là dí dỏm. VD: Những chú vịt Côta (giới thiệu thành viên nhóm bằng một bài thơ con cóc), Big Bang (Chúng tôi là nhóm Big bang, những nhân vật khả ái và ngây ngất lòng người...)... Khởi động chương trình bằng một trò chơi mà nội dung của nó liên quan đến chủ đề nhóm thảo luận, ví dụ: trò chơi ô chữ, rượt hình bắt chữ, kịch, bài hát, hay cả một video clip cực ngắn... Nội dung chính của bài là phần các bạn tập trung nhất. Nó có thể chỉ là một dạng báo cáo do một hoặc hai thành viên nhóm thay phiên trình bày, nó được cải trang thành một lớp học với một thầy và nhiều trò, nó còn là một buổi giao lưu trực tuyến trên truyền hình giữa những khán giả và các vị giáo sư nổi tiếng, nó là nội dung của các hướng dẫn viên du lịch, nó là đề tài của các cô gái, cậu trai ở tít miền núi xa xôi, nó là nội dung của cuộc thi hoa hậu thế giới, hay là chuyên mục quảng cáo trên tivi, nó là nội dung của cô phát thanh viên trên đài truyền thanh... Thật đa dạng và phong phú làm sao các hình thức truyền tải nội dung bài học. Đáng chú ý là nó rất được lòng người, do nội dung chính trị ẩn dưới những hình thức mới lạ, hấp dẫn, vui nhộn nhưng cũng rất nghiêm túc, bài học đi vào đầu óc một cách nhẹ nhàng, thoải mái, không nặng nề như bạn đã từng học các môn chính trị. Các bạn hoá trang thành đủ các loại dân tộc và các giọng nói quá ư là ngô nghĩnh, cũng có những cái tên rất là xuất hiện, những chỉ số ba vòng của các cô gái thi hoa hậu 80 - 80 -80, không cười là điều lạ! Còn nhiều điều thú vị, bất ngờ và buồng cười lắm...

Đó không chỉ là những tiết học trên lớp, còn là một kỉ niệm khó quên, thế là các bạn tìm cách "ghi" lại các hình ảnh vui nhộn ấy.

Với phương pháp mới như thế này, chúng tôi đã cố gắng hết sức để làm một "game show" hay về nội dung, mới về hình thức, điều đó đã huy động hết sức lực của các thành viên trong nhóm, ai cũng có phần, phải góp sức mới được. Chúng tôi phải vận dụng thật nhiều phương pháp học tập - những phương pháp mà thầy cô hay bảo chúng tôi xưa nay ít áp dụng, thế nhưng bây giờ phải vận dụng sạch sành sanh.

Lợi ích thứ hai từ phương pháp mới này là những bài học chính trị khô khan như vốn có với tính chất của nó, nay nó như ngọt ngào và dễ nuốt hơn. Với cách truyền tải kiến thức như thế thì tiếp nhận cũng nhanh và hiệu quả hơn là một người cứ thao thao, mọi người khác phải nghe (nhưng trên thực tế thì các bạn cũng thường thao thao luôn).

Với sự chuẩn bị dài như thế, chúng tôi đã thu thập được một lượng kiến thức lớn, bởi vì cô bảo "để nói được 1 thì ta phải biết 10". Đó là lợi ích thứ ba.

Và một lợi ích nữa: Rèn luyện kĩ năng. Cách học như thế tập cho chúng tôi sự năng động, tự tin và sáng tạo. Tiếp cận và áp dụng các phương pháp, thiết bị kĩ thuật mới vào trong học tập làm cho tiết học cuốn hút hơn.

Vừa qua chúng tôi đã có được những tiết học thật sinh động, lý thú và hấp dẫn. Phần quan trọng hơn chúng tôi nhận được là chất lượng bài học. Đúng là thời đại mới thì chúng ta cũng nên mới những cái nên mới, ví dụ phương pháp học tập này chẳng hạn.

Chúng tôi- sinh viên lớp Việt Nam Học - xin cám ơn cô (cô Phạm Thị Thu Hồng khoa Mác - Lênin) đã cho chúng tôi một phương pháp học tập mới, một cái nhìn mới về bộ môn Mác - Lênin. Xin cám ơn tấm lòng nhiệt huyết, sự vui vẻ và chân thành của cô!

ĐỖ THẮM - 7VN1
Admin
Admin
Admin
Admin

Nữ Tổng số bài gửi : 365
Age : 36
Localisation : Vietnam
Registration date : 20/04/2007

https://vietnamhoc.own0.com

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết