Nghi thức hôn lễ người Việt
3 posters
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Nghi thức hôn lễ người Việt
TỔ CHỨC HÔN LỄ (Diễn tiến hành lễ đúng theo nghi thức)
A. Lễ VU QUY (Gái xuất giá)
Tổ chức tại nhà họ gái.
1. Lễ nhập gia: Họ nhà trai đến, báo họ nhà gái biết để xin vào.
2. Lễ trình sính phẩm, lễ vật: Gồm đôi đèn, cặp rượu, trà, mâm trầu cau và các quả bánh, trái cây.
3. Lễ bái gia tiên (Lễ lên đèn, lễ bái Từ Ðường): Người điều hành lễ đứng quay mặt vào bàn thờ, chú rể đứng bên phải và cô dâu đứng bên trái người điều hành lễ.
Thân tộc họ đàng gái đứng bên phải cạnh bàn thờ.
Thân tộc họ đàng trai đứng bên trái cạnh bàn thờ (nam tả nữ hữu tính từ hướng trong bàn thờ nhìn ra.)
4. Lễ khai lộc (lễ dỡ mâm trầu): nếu có (xem nghi thức khấn vái)
5. Lễ trình sính nghi:
Nữ trang hoa tai (đôi bông tai, dây chuyền vòng xuyến) mẹ chồng hay đại diện đeo cho cô dâu, nhẫn (nếu có) trai gái đeo nhẫn cho nhau.
Tiền mặt.
6. Lễ yết kiến nhạc phụ mẫu: Rể ra mắt cha mẹ vợ và thân thuộc bên nhà vợ (xem nghi thức diễn đạt). Ðược phép gọi cha mẹ nhau.
7. Lễ thân nghinh (lễ rước dâu): Xin rước dâu và cung thỉnh quý tộc họ nhà gái đưa dâu và mời dự tiệc tại nhà trai.
B. LỄ TÂN HÔN
Lễ cưới tổ chức tại nhà họ trai
1. Lễ trình sính phẩm lễ vật: Lễ vật của họ nhà gái dâng cúng thường đôi đèn tống hôn và hai quả bánh.
2. Lễ bái gia tiên (Lễ lên đèn, lễ bài Từ Ðường):
3. Lễ yết kiến công cô (lễ ra mắt cha mẹ chồng): Dâu bái yết cha mẹ chồng và thân thuộc bên nhà chồng.
Lễ bái tạ hai họ trai gái.
Lễ bái tạ băng nhân (ông tơ bà mai)
4. Lễ phu thê giao bái: Vợ chồng giao bôi hiệp cẩn.
5. Lễ từ quy (lễ kiếu, lễ cáo từ): Do họ nhà gái trình
6. Lễ tiễn đưa: Lễ đưa do họ nhà trai trình
NGHI THỨC KHẤN VÁI
A. Lễ bái gia tiên (lễ lên đèn, lễ từ đường)
a. Những điểm cần lưu ý:
1. Khui rượu và rót rượu vào ly trên bàn thờ.
2. Các quả bánh, trái cây được mở mâm ra. Có thể một ít bánh trái cây được sắp vào đĩa đặt trên bàn thờ
3. Mâm trầu cau (nếu có) giữ nguyên để đến lễ dỡ mâm trầu mới dỡ ra
4. Cha mẹ, thân tộc họ hàng nhà trai đứng cạnh bàn thờ phía trái, cha mẹ thân tộc nhà gái đứng cạnh bàn thờ phía mặt.
5. Mai nhân hay người điều hành lễ đứng trước bàn thờ mặt day vào bàn thờ trai (rể) đứng bên phải người điều hành lễ. Gái (dâu) đứng bên trái. (dâu, rể đều quay mặt vào bàn thờ).
6. Ðốt sẵn bốn cây nhang (nếu có nhang đại càng quý) cháy sẵn để trên bàn thờ khi tới khấn cùng nhang. Người điều hành lễ sẽ lấy cầm vái.
7. Ðốt đôi đèn chậm rãi cẩn thận tim đèn cháy thật tốt và hai ngọn cháy bằng nhau, nếu cây nào cháy còn yếu, nghiêng tim xuống cho ngọn lửa cháy đều. Bình tĩnh đợi khi cháy đều mới bắt đầu.
8. Cầm đôi đèn nhớ nhìn hàm rồng và mỏ của phượng phải giao nhau.Tức là cây rồng ở tay phải và cây đèn phụng ở tay trái.
b. Nghi thức khấn vái
Người điều hành lễ cầm đôi đèn bằng hai tay vòng cung ngang tầm mắt; hình rồng và hình phụng ngay trước mặt mình...
Người điều hành lễ quay mặt ra ngoài (2 tay vẫn vòng cung cầm đèn) để khấn vái cáo tri trời đất và vái lớn rõ ràng như sau: (khấn phải thuộc lòng)
1. Lễ khấn cáo trời đất
Từng nghe rằng: Ðạo vợ chồng có thiên chức là trưởng dưỡng và sanh hóa để gây mối cho ÐẠO TRỜl ÐẤT và là giềng mối chính của ÐạO CON NGƯỜI.
Chí thành long trọng khấn cao cùng HOÀNG THlÊN HẬU THỔ linh ứng chứng giám lễ Vu Quy (Thành Hôn).
Người điều hành lễ dứt lời, quay lưng xoay mặt vào bàn thờ.Tay mặt đưa cây đèn rồng cho rể đang đứng ở tay mặt (cầm hai tay). Tay trái đưa cây đèn phụng cho dâu đang đứng ở tay trái (cầm vòng). Trao đèn xong người điều hành lễ bước tới lấy bốn cây nhang (đã đốt sẵn ở bàn thờ) và vòng cung tay cầm nhang ngang tầm mắt để khấn vái tiếp.
2. Lễ bái gia tiên (phần 1)
Hôm nay ngày, tháng, năm (âm lịch) trân trọng Thiết Trần sính phẩm lễ vật cống hiến cúng thành kính dâng lên: Hoàng Thiên Hậu Thổ Chí Linh, Tơ Hồng Nguyệt Lão Thiên Tiên, chư vị Tổ Tiên Phụ Mẫu.
Từ ngàn xưa trời, đất phối hợp có âm dương, con người sánh đôi bởi vợ chồng, cho nên có âm dương có vợ chồng. Dẫu Thiên Ðịa cũng vòng phu thê.
Hôn nhân là mối đầu của muôn sự sinh hóa nên được coi là nguồn gốc chính xây dựng gia đình và gia đình luôn là nền tảng vững bền của xã hội, sức mạnh tiềm ẩn của quốc gia, rất hệ trọng và mật thiết cho sự phát triển giống dòng cũng như duy trì quy luật sinh tồn truyền thống của nhân loại: Ðạo vợ chồng là đạo cả tam cang, là nguồn gốc chinh nhân luân đạo giới.
Tình yêu chân chính tiến đến hôn nhân mới là hạnh phúc thật sự vì yêu đương nhau là thuộc về nhau trọn vẹn và kết hợp lại chồng với vợ tuy hai là một, một tâm hồn cao quý, một thể xác tuyệt vời, cùng quý yêu nhau như quý yêu chính bản thân mình, không được ghét bỏ nhau cũng như không bao giờ phân rẽ:
"Nghĩa vợ chồng gắn bó trăm năm
Tình chồng vợ thủy chung một dạ".
Ðể phong tục tập quán có một nền gốc có quy củ vững vàng. Người xưa đã đặt ra nghi lễ hôn nhân, ngoài sự nêu cao giá trị tối quan trọng câu nghĩa vợ chồng với tình cảm yêu đương cao quý cùng sự thủy chung vẹn nghĩa trọn tình, còn có mục đích tối hậu là bảo tồn tinh thần gia tộc, đề cao đạo hiếu thảo, rèn luyện xây dựng con người biết tự trọng và tôn trọng lẫn nhau, biết giữ tròn nhân cách trong đời sống phù hợp với
Ðạo lý luân thường
Tôn trọng và tuân hành đúng theo nghi lễ tất nhiên gặp không ít điều khắt khe phiền toái, nhưng chính đó là yếu tố để bảo vệ tinh túy phong hóa dân tộc, theo đà văn minh tiến bộ, phân biệt cái dở biết bỏ, điều hay phải theo, hầu duy trì vĩnh cửu lễ giáo gia phong, thuần phong mỹ tục lưu truyền đến ngàn sau hậu thế soi gương. Cho dẫu yêu nhau thắm thiết đậm đà, chưa làm hôn lễ, chưa thành vợ chồng. (dứt lời, người điều hành lễ đưa ra mỗi bên 2 cây nhang (họ trai, họ gái) cha mẹ hay đại diện tiếp lấy nhanh xá và cắm vào lư nhang trên bàn thờ.
3. Lễ bái giao tiên (phần 2)
Trao nhanh xong người điều hành lễ khấn vái tiếp nói: Trai (họ tên) tay phải cầm cây đèn rồng của rể và gái (họ tên) tay trái lấy cây đèn phụng của dâu cầm chung lại và cung vòng tay vái:
Nay, lệnh lang (họ tên chồng) lệnh ái (họ tên vợ) được sự chuẩn thuận của đấng sinh thành và qua lễ đính hôn ngày-tháng-năm (âm lịch) vẫn ninh tấc da như trời có sao. Như trăng có nước, như đũa có đôi, đồng nguyện cùng nhau thành vợ thành chồng, trăm năm nghĩa thắm tình nồng, tròn duyên trọn nợ một lòng sắt son.
Nay chọn được tháng đại lợi, ngày lành, giờ tốt, lạc thành lễ: vu quy, thành hôn, hợp hôn.
Chí thành khấn nguyện Hoàng thiên Hậu Thổ Chí Linh, Tơ Hồng Nguyệt Lão Thiên Tiên, chư vị tổ tiên Phụ Mẫu hiễn linh chứng giám.
Nguyện cầu gia huệ cho hai họ hôn nhân (họ trai, họ gái) bá niên giai lão tình qua cát luôn luôn thuận thảo, nghĩa thông gia mãi mãi thắm nồng.
Nguyện cầu phò hộ cho đôi tân hôn (họ tên chồng, họ tên vợ) an khang trường thọ, trọn duyên nợ trăm năm hảo hiệp, vẹn thủy chung hạnh phúc trọn đời; phận chồng biết cần biết kiệm, có nghĩa có nhân xứng danh chồng tốt, rể quý; hạnh vợ trinh hậu đảm đang, đẹp nết vợ hiền, khéo thuận, khéo tùy, rạng gương dâu thảo.
Luôn tâm niệm rằng tất cả mọi kho báu trên thế gian này không có gì sánh được bằng hạnh phúc gia đình để cùng nhau đắp xây tô điểm ngày thêm ấm cúng vững bền, gia đạo hòa thành, phúc lộc gồm hai, sớm trổ sanh trai hiếu, gái hiền, vun bồi đức nghiệp cha ông, tông đường hai họ (họ nhà trai, họ nhà gái) đời đời rạng rỡ.
Trân trọng vạn vọng.
Dứt lời người điều hành lễ hai tay đưa đèn ra hai bên. Họ gái, họ trai mỗi bên nhận đèn, xá 2 xá và trao cho người tiếp đèn cắm vào lư chưng đèn. Khi đôi đèn đã cắm xong hoàn chỉnh, ngay ngắn. Rể, dâu cùng lạy tổ tiên 4 lạy.
B Lễ Khai Lộc (dỡ mâm trầu)
(Lễ vu quy) phù lang
- Người điều hành lễ, rể dâu.(đứng y như lễ bái gia tiên)
- Chuẩn bị 2 dĩa bàn để đựng trầu cau
- Cũng đốt 4 cây nhang, khi vái xong, dâu sẽ lấy trầu nhớ lấy chẳn (6 lá hoặc 12 lá) để vô đĩa. Rể sẽ tét cau cũng chẳn 2,4 hay 6 trái để vào dĩa trầu. Hai dĩa. Một cúng trên bàn thờ, một dĩa đem đãi, cho hai họ ngồi (mấy bàn). Người điều hành lễ cầm 4 cây nhanh cung vòng tay ngang tầm mắt vái lớn rõ ràng.
Khấn vái
- Tục lệ từ Hùng Vương, lưu mãi đến ngàn sau, sính phẩm lễ hôn nhân mâm trầu cau truyền thống, kết tinh tình cao quí, thủy chung đạo vợ chồng keo sơn nghĩa đệ huynh.
- Chí thành khấn nguyện: Hoàng thiên Hậu Thổ Chí Linh, Tơ Hồng Nguyệt Lão Thiên Tiên, Chư vị Tổ Tiên Phụ Mẫu.
- Linh ứng chứng minh lễ khai lộc phù lang.
- Nguyện cầu phò hộ đôi tân hôn (họ tên chồng, họ tên vợ):
Dù cho vật đổi sao dời.
Tình chồng nghĩa vợ trọn đời bên nhau.
- Phu thê giao bái: Chồng vợ cạn chung rượu trao đổi nhau và làm lễ giao bái giữa nhau.
A. Lễ VU QUY (Gái xuất giá)
Tổ chức tại nhà họ gái.
1. Lễ nhập gia: Họ nhà trai đến, báo họ nhà gái biết để xin vào.
2. Lễ trình sính phẩm, lễ vật: Gồm đôi đèn, cặp rượu, trà, mâm trầu cau và các quả bánh, trái cây.
3. Lễ bái gia tiên (Lễ lên đèn, lễ bái Từ Ðường): Người điều hành lễ đứng quay mặt vào bàn thờ, chú rể đứng bên phải và cô dâu đứng bên trái người điều hành lễ.
Thân tộc họ đàng gái đứng bên phải cạnh bàn thờ.
Thân tộc họ đàng trai đứng bên trái cạnh bàn thờ (nam tả nữ hữu tính từ hướng trong bàn thờ nhìn ra.)
4. Lễ khai lộc (lễ dỡ mâm trầu): nếu có (xem nghi thức khấn vái)
5. Lễ trình sính nghi:
Nữ trang hoa tai (đôi bông tai, dây chuyền vòng xuyến) mẹ chồng hay đại diện đeo cho cô dâu, nhẫn (nếu có) trai gái đeo nhẫn cho nhau.
Tiền mặt.
6. Lễ yết kiến nhạc phụ mẫu: Rể ra mắt cha mẹ vợ và thân thuộc bên nhà vợ (xem nghi thức diễn đạt). Ðược phép gọi cha mẹ nhau.
7. Lễ thân nghinh (lễ rước dâu): Xin rước dâu và cung thỉnh quý tộc họ nhà gái đưa dâu và mời dự tiệc tại nhà trai.
B. LỄ TÂN HÔN
Lễ cưới tổ chức tại nhà họ trai
1. Lễ trình sính phẩm lễ vật: Lễ vật của họ nhà gái dâng cúng thường đôi đèn tống hôn và hai quả bánh.
2. Lễ bái gia tiên (Lễ lên đèn, lễ bài Từ Ðường):
3. Lễ yết kiến công cô (lễ ra mắt cha mẹ chồng): Dâu bái yết cha mẹ chồng và thân thuộc bên nhà chồng.
Lễ bái tạ hai họ trai gái.
Lễ bái tạ băng nhân (ông tơ bà mai)
4. Lễ phu thê giao bái: Vợ chồng giao bôi hiệp cẩn.
5. Lễ từ quy (lễ kiếu, lễ cáo từ): Do họ nhà gái trình
6. Lễ tiễn đưa: Lễ đưa do họ nhà trai trình
NGHI THỨC KHẤN VÁI
A. Lễ bái gia tiên (lễ lên đèn, lễ từ đường)
a. Những điểm cần lưu ý:
1. Khui rượu và rót rượu vào ly trên bàn thờ.
2. Các quả bánh, trái cây được mở mâm ra. Có thể một ít bánh trái cây được sắp vào đĩa đặt trên bàn thờ
3. Mâm trầu cau (nếu có) giữ nguyên để đến lễ dỡ mâm trầu mới dỡ ra
4. Cha mẹ, thân tộc họ hàng nhà trai đứng cạnh bàn thờ phía trái, cha mẹ thân tộc nhà gái đứng cạnh bàn thờ phía mặt.
5. Mai nhân hay người điều hành lễ đứng trước bàn thờ mặt day vào bàn thờ trai (rể) đứng bên phải người điều hành lễ. Gái (dâu) đứng bên trái. (dâu, rể đều quay mặt vào bàn thờ).
6. Ðốt sẵn bốn cây nhang (nếu có nhang đại càng quý) cháy sẵn để trên bàn thờ khi tới khấn cùng nhang. Người điều hành lễ sẽ lấy cầm vái.
7. Ðốt đôi đèn chậm rãi cẩn thận tim đèn cháy thật tốt và hai ngọn cháy bằng nhau, nếu cây nào cháy còn yếu, nghiêng tim xuống cho ngọn lửa cháy đều. Bình tĩnh đợi khi cháy đều mới bắt đầu.
8. Cầm đôi đèn nhớ nhìn hàm rồng và mỏ của phượng phải giao nhau.Tức là cây rồng ở tay phải và cây đèn phụng ở tay trái.
b. Nghi thức khấn vái
Người điều hành lễ cầm đôi đèn bằng hai tay vòng cung ngang tầm mắt; hình rồng và hình phụng ngay trước mặt mình...
Người điều hành lễ quay mặt ra ngoài (2 tay vẫn vòng cung cầm đèn) để khấn vái cáo tri trời đất và vái lớn rõ ràng như sau: (khấn phải thuộc lòng)
1. Lễ khấn cáo trời đất
Từng nghe rằng: Ðạo vợ chồng có thiên chức là trưởng dưỡng và sanh hóa để gây mối cho ÐẠO TRỜl ÐẤT và là giềng mối chính của ÐạO CON NGƯỜI.
Chí thành long trọng khấn cao cùng HOÀNG THlÊN HẬU THỔ linh ứng chứng giám lễ Vu Quy (Thành Hôn).
Người điều hành lễ dứt lời, quay lưng xoay mặt vào bàn thờ.Tay mặt đưa cây đèn rồng cho rể đang đứng ở tay mặt (cầm hai tay). Tay trái đưa cây đèn phụng cho dâu đang đứng ở tay trái (cầm vòng). Trao đèn xong người điều hành lễ bước tới lấy bốn cây nhang (đã đốt sẵn ở bàn thờ) và vòng cung tay cầm nhang ngang tầm mắt để khấn vái tiếp.
2. Lễ bái gia tiên (phần 1)
Hôm nay ngày, tháng, năm (âm lịch) trân trọng Thiết Trần sính phẩm lễ vật cống hiến cúng thành kính dâng lên: Hoàng Thiên Hậu Thổ Chí Linh, Tơ Hồng Nguyệt Lão Thiên Tiên, chư vị Tổ Tiên Phụ Mẫu.
Từ ngàn xưa trời, đất phối hợp có âm dương, con người sánh đôi bởi vợ chồng, cho nên có âm dương có vợ chồng. Dẫu Thiên Ðịa cũng vòng phu thê.
Hôn nhân là mối đầu của muôn sự sinh hóa nên được coi là nguồn gốc chính xây dựng gia đình và gia đình luôn là nền tảng vững bền của xã hội, sức mạnh tiềm ẩn của quốc gia, rất hệ trọng và mật thiết cho sự phát triển giống dòng cũng như duy trì quy luật sinh tồn truyền thống của nhân loại: Ðạo vợ chồng là đạo cả tam cang, là nguồn gốc chinh nhân luân đạo giới.
Tình yêu chân chính tiến đến hôn nhân mới là hạnh phúc thật sự vì yêu đương nhau là thuộc về nhau trọn vẹn và kết hợp lại chồng với vợ tuy hai là một, một tâm hồn cao quý, một thể xác tuyệt vời, cùng quý yêu nhau như quý yêu chính bản thân mình, không được ghét bỏ nhau cũng như không bao giờ phân rẽ:
"Nghĩa vợ chồng gắn bó trăm năm
Tình chồng vợ thủy chung một dạ".
Ðể phong tục tập quán có một nền gốc có quy củ vững vàng. Người xưa đã đặt ra nghi lễ hôn nhân, ngoài sự nêu cao giá trị tối quan trọng câu nghĩa vợ chồng với tình cảm yêu đương cao quý cùng sự thủy chung vẹn nghĩa trọn tình, còn có mục đích tối hậu là bảo tồn tinh thần gia tộc, đề cao đạo hiếu thảo, rèn luyện xây dựng con người biết tự trọng và tôn trọng lẫn nhau, biết giữ tròn nhân cách trong đời sống phù hợp với
Ðạo lý luân thường
Tôn trọng và tuân hành đúng theo nghi lễ tất nhiên gặp không ít điều khắt khe phiền toái, nhưng chính đó là yếu tố để bảo vệ tinh túy phong hóa dân tộc, theo đà văn minh tiến bộ, phân biệt cái dở biết bỏ, điều hay phải theo, hầu duy trì vĩnh cửu lễ giáo gia phong, thuần phong mỹ tục lưu truyền đến ngàn sau hậu thế soi gương. Cho dẫu yêu nhau thắm thiết đậm đà, chưa làm hôn lễ, chưa thành vợ chồng. (dứt lời, người điều hành lễ đưa ra mỗi bên 2 cây nhang (họ trai, họ gái) cha mẹ hay đại diện tiếp lấy nhanh xá và cắm vào lư nhang trên bàn thờ.
3. Lễ bái giao tiên (phần 2)
Trao nhanh xong người điều hành lễ khấn vái tiếp nói: Trai (họ tên) tay phải cầm cây đèn rồng của rể và gái (họ tên) tay trái lấy cây đèn phụng của dâu cầm chung lại và cung vòng tay vái:
Nay, lệnh lang (họ tên chồng) lệnh ái (họ tên vợ) được sự chuẩn thuận của đấng sinh thành và qua lễ đính hôn ngày-tháng-năm (âm lịch) vẫn ninh tấc da như trời có sao. Như trăng có nước, như đũa có đôi, đồng nguyện cùng nhau thành vợ thành chồng, trăm năm nghĩa thắm tình nồng, tròn duyên trọn nợ một lòng sắt son.
Nay chọn được tháng đại lợi, ngày lành, giờ tốt, lạc thành lễ: vu quy, thành hôn, hợp hôn.
Chí thành khấn nguyện Hoàng thiên Hậu Thổ Chí Linh, Tơ Hồng Nguyệt Lão Thiên Tiên, chư vị tổ tiên Phụ Mẫu hiễn linh chứng giám.
Nguyện cầu gia huệ cho hai họ hôn nhân (họ trai, họ gái) bá niên giai lão tình qua cát luôn luôn thuận thảo, nghĩa thông gia mãi mãi thắm nồng.
Nguyện cầu phò hộ cho đôi tân hôn (họ tên chồng, họ tên vợ) an khang trường thọ, trọn duyên nợ trăm năm hảo hiệp, vẹn thủy chung hạnh phúc trọn đời; phận chồng biết cần biết kiệm, có nghĩa có nhân xứng danh chồng tốt, rể quý; hạnh vợ trinh hậu đảm đang, đẹp nết vợ hiền, khéo thuận, khéo tùy, rạng gương dâu thảo.
Luôn tâm niệm rằng tất cả mọi kho báu trên thế gian này không có gì sánh được bằng hạnh phúc gia đình để cùng nhau đắp xây tô điểm ngày thêm ấm cúng vững bền, gia đạo hòa thành, phúc lộc gồm hai, sớm trổ sanh trai hiếu, gái hiền, vun bồi đức nghiệp cha ông, tông đường hai họ (họ nhà trai, họ nhà gái) đời đời rạng rỡ.
Trân trọng vạn vọng.
Dứt lời người điều hành lễ hai tay đưa đèn ra hai bên. Họ gái, họ trai mỗi bên nhận đèn, xá 2 xá và trao cho người tiếp đèn cắm vào lư chưng đèn. Khi đôi đèn đã cắm xong hoàn chỉnh, ngay ngắn. Rể, dâu cùng lạy tổ tiên 4 lạy.
B Lễ Khai Lộc (dỡ mâm trầu)
(Lễ vu quy) phù lang
- Người điều hành lễ, rể dâu.(đứng y như lễ bái gia tiên)
- Chuẩn bị 2 dĩa bàn để đựng trầu cau
- Cũng đốt 4 cây nhang, khi vái xong, dâu sẽ lấy trầu nhớ lấy chẳn (6 lá hoặc 12 lá) để vô đĩa. Rể sẽ tét cau cũng chẳn 2,4 hay 6 trái để vào dĩa trầu. Hai dĩa. Một cúng trên bàn thờ, một dĩa đem đãi, cho hai họ ngồi (mấy bàn). Người điều hành lễ cầm 4 cây nhanh cung vòng tay ngang tầm mắt vái lớn rõ ràng.
Khấn vái
- Tục lệ từ Hùng Vương, lưu mãi đến ngàn sau, sính phẩm lễ hôn nhân mâm trầu cau truyền thống, kết tinh tình cao quí, thủy chung đạo vợ chồng keo sơn nghĩa đệ huynh.
- Chí thành khấn nguyện: Hoàng thiên Hậu Thổ Chí Linh, Tơ Hồng Nguyệt Lão Thiên Tiên, Chư vị Tổ Tiên Phụ Mẫu.
- Linh ứng chứng minh lễ khai lộc phù lang.
- Nguyện cầu phò hộ đôi tân hôn (họ tên chồng, họ tên vợ):
Dù cho vật đổi sao dời.
Tình chồng nghĩa vợ trọn đời bên nhau.
- Phu thê giao bái: Chồng vợ cạn chung rượu trao đổi nhau và làm lễ giao bái giữa nhau.
Re: Nghi thức hôn lễ người Việt
wow, phong tuc VN minh lam the ah !!! ma a kensen oiii " bo a co gia dinh rui ah " ma biet nhieu vay???
Re: Nghi thức hôn lễ người Việt
Ac, người ta chỉ mới có 1 người iu thôi ( nhưng đã chia tay rồi )
Đừng nói thế Ken bị "ê sắc" sao ? >.<
Đừng nói thế Ken bị "ê sắc" sao ? >.<
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết