†_Kì thú Ngũ Hành Sơn_†
Trang 1 trong tổng số 1 trang
†_Kì thú Ngũ Hành Sơn_†
Nằm giữa bãi cát trắng mênh mông, sáu ngọn núi đột khởi, tuy không cao lắm nhưng rất hùng vĩ và thanh tú. Trong sáu ngọn, Kim Sơn, Mộc Sơn, Thủy Sơn, Thổ Sơn, mỗi ngọn mang một tên, song Hỏa Sơn lại mang cả hai ngọn là Dương Hỏa Sơn và Âm Hỏa Sơn.
Các tên này là do vua Minh Mạng đặt và khắc tên vào đá núi. Theo vị trí, Thủy Sơn nằm phía đông bắc, Mộc Sơn nằm phía đông nam, Thổ Sơn nằm phía tây bắc, Kim Sơn nằm phía bắc và Hỏa Sơn nằm phía tây nam.
Ngũ Hành Sơn có con sông dài chảy vòng phía tây, phía đông có biển cả bao bọc.
Từ trung tâm thành phố Đà Nẵng theo đường sông hay đường bộ đi về phía nam theo hướng thị xã Hội An đến Km6 thì đến nơi.
Trong núi Ngũ Hành có nhiều hang động mà hang động nào cũng là một công trình tuyệt tác của thiên nhiên. Những hang động ở đây đều đặt bằng những tên nghe huyền ảo và tàng ẩn tâm linh, như động Huyền Không, động Linh Nham, động Vân Thông, động Lăng Hư, động Vân Nguyệt, hang Thiên Long ...
Đầu tiên chúng ta đến thăm hòn Thủy Sơn vì nó nằm gần đường đi. Thủy Sơn có hình giống sao Tam Thai nên ngày xưa gọi là núi Tam Thai. Trên núi có chùa Tam Thai, có tháp Phổ Đông, động mây Hoa Nghiêm nổi tiếng.
Đường lên núi Thủy ngót trăm bậc đá cao chẳng khác nào đi lên thang mây. Thang đá dẫn thẳng lên chùa Tam Thai, trong chùa có thờ Phật Di Lặc và 18 vị La Hán. Chùa xây theo lối cổ, ba gian hai chái, có nhà đông, nhà trú cổ kính. Viếng chùa xong thì lên Vọng Giang đài. Đứng ở đây phóng tầm mắt ra xa, nào là sông Cẩm Lệ quanh co uốn khúc, sông Hàn như một dải lụa vắt ngang qua núi Ngũ Hành, bầu Quảng Khái lấp lánh giữa vùng cát trắng... Xuống khỏi Vọng Giang đài, rẽ phía sau chùa Tam Thai là đến động Huyền Không. Muốn đến động này còn phải đi ngang qua một cái động nhỏ gọi là động Hoa Nghiêm, rồi phải xuống tam cấp đá mới đến tận nơi. Đây là động lớn nhất ở Ngũ Hành Sơn. Bước vào cửa động thấy vòm đá cao và rộng thênh thang, trên nóc động có năm lỗ trống, ánh sáng rọi vào mờ ảo, lung linh gọi là Cửa Trời. Trong động lúc nào cũng cảm thấy mát mẻ như giữa tiết thu. Trên các vách động có nhiều thạch nhũ quanh năm có nước rỏ ra gọi là thạch nhũ thủy.
Ở phía sau chùa Tam Thai còn có nhiều hang hốc kỳ lạ mà người xưa đã đặt cho những tên như Vân Nguyệt cốc, Thiên Long cốc... Những hang này có cái nông, cái sâu, chằng chịt đầy thạch nhũ trông vừa đẹp vừa kỳ quái.
Từ chùa Tam Thai đi về hướng đông có đường dẫn lên động Linh Nham và động Lăng Hư. Hai động này nằm ở lưng chừng núi, vách đá cheo leo.Tiếp đến là động Vân Nguyệt gọi tắt của bốn chữ “Vân căn Nguyệt quật” khắc sâu vào vách đá. Phía tây cửa hang, trên vách đá cũng có khắc bốn chữ “Động Thiên Phúc địa”. Mới vào thì rộng rãi, càng đi sâu vào thì càng hẹp dần.
Hang Thiên Long ở phía đông hang Vân Nguyệt. Người đi chơi phải leo dây mà xuống để ra chùa Chân Ứng và Linh Ứng. Hai chùa này đều nằm ở sườn núi phía đông, mặt trông ra biển. Phía sau chùa Chân Ứng là động Tàng Chân, bên trong có thờ Tam Thanh và Bát Động tiên chân, nên mới gọi tên như vậy.
Ở phía trước chùa Chân Ứng có một chóp núi nhô ra biển, trên có khắc chữ “Vọng Hải đài”. Từ đây du khách có thể phóng tầm mắt quan sát khắp biển cả mênh mông...
Từ Tàng Chân động trở lại Linh Ứng tự ở phía đông Thủy Sơn, theo lần 105 bậc đá cẩm thạch để xuống núi và đi thăm các ngọn núi khác. Tuy nhiên, các ngọn núi sau này đều nhỏ và cũng chẳng có di tích nào đặc biệt, ngoại trừ hòn Hỏa Sơn cốc - một hang đá mang tên động Quan Thế Âm.
Người Pháp gọi núi Ngũ Hành Sơn là núi đá cẩm thạch (mongtagnes de marbre), còn người địa phương gọi là núi Non Nước. Với sông dài biển rộng, núi non kỳ thú, cảnh trí vừa trang nghiêm vừa thanh tú, thì không có cảnh trí nào hữu tình hơn cảnh trí Ngũ Hành Sơn.
Các tên này là do vua Minh Mạng đặt và khắc tên vào đá núi. Theo vị trí, Thủy Sơn nằm phía đông bắc, Mộc Sơn nằm phía đông nam, Thổ Sơn nằm phía tây bắc, Kim Sơn nằm phía bắc và Hỏa Sơn nằm phía tây nam.
Ngũ Hành Sơn có con sông dài chảy vòng phía tây, phía đông có biển cả bao bọc.
Từ trung tâm thành phố Đà Nẵng theo đường sông hay đường bộ đi về phía nam theo hướng thị xã Hội An đến Km6 thì đến nơi.
Trong núi Ngũ Hành có nhiều hang động mà hang động nào cũng là một công trình tuyệt tác của thiên nhiên. Những hang động ở đây đều đặt bằng những tên nghe huyền ảo và tàng ẩn tâm linh, như động Huyền Không, động Linh Nham, động Vân Thông, động Lăng Hư, động Vân Nguyệt, hang Thiên Long ...
Đầu tiên chúng ta đến thăm hòn Thủy Sơn vì nó nằm gần đường đi. Thủy Sơn có hình giống sao Tam Thai nên ngày xưa gọi là núi Tam Thai. Trên núi có chùa Tam Thai, có tháp Phổ Đông, động mây Hoa Nghiêm nổi tiếng.
Đường lên núi Thủy ngót trăm bậc đá cao chẳng khác nào đi lên thang mây. Thang đá dẫn thẳng lên chùa Tam Thai, trong chùa có thờ Phật Di Lặc và 18 vị La Hán. Chùa xây theo lối cổ, ba gian hai chái, có nhà đông, nhà trú cổ kính. Viếng chùa xong thì lên Vọng Giang đài. Đứng ở đây phóng tầm mắt ra xa, nào là sông Cẩm Lệ quanh co uốn khúc, sông Hàn như một dải lụa vắt ngang qua núi Ngũ Hành, bầu Quảng Khái lấp lánh giữa vùng cát trắng... Xuống khỏi Vọng Giang đài, rẽ phía sau chùa Tam Thai là đến động Huyền Không. Muốn đến động này còn phải đi ngang qua một cái động nhỏ gọi là động Hoa Nghiêm, rồi phải xuống tam cấp đá mới đến tận nơi. Đây là động lớn nhất ở Ngũ Hành Sơn. Bước vào cửa động thấy vòm đá cao và rộng thênh thang, trên nóc động có năm lỗ trống, ánh sáng rọi vào mờ ảo, lung linh gọi là Cửa Trời. Trong động lúc nào cũng cảm thấy mát mẻ như giữa tiết thu. Trên các vách động có nhiều thạch nhũ quanh năm có nước rỏ ra gọi là thạch nhũ thủy.
Ở phía sau chùa Tam Thai còn có nhiều hang hốc kỳ lạ mà người xưa đã đặt cho những tên như Vân Nguyệt cốc, Thiên Long cốc... Những hang này có cái nông, cái sâu, chằng chịt đầy thạch nhũ trông vừa đẹp vừa kỳ quái.
Từ chùa Tam Thai đi về hướng đông có đường dẫn lên động Linh Nham và động Lăng Hư. Hai động này nằm ở lưng chừng núi, vách đá cheo leo.Tiếp đến là động Vân Nguyệt gọi tắt của bốn chữ “Vân căn Nguyệt quật” khắc sâu vào vách đá. Phía tây cửa hang, trên vách đá cũng có khắc bốn chữ “Động Thiên Phúc địa”. Mới vào thì rộng rãi, càng đi sâu vào thì càng hẹp dần.
Hang Thiên Long ở phía đông hang Vân Nguyệt. Người đi chơi phải leo dây mà xuống để ra chùa Chân Ứng và Linh Ứng. Hai chùa này đều nằm ở sườn núi phía đông, mặt trông ra biển. Phía sau chùa Chân Ứng là động Tàng Chân, bên trong có thờ Tam Thanh và Bát Động tiên chân, nên mới gọi tên như vậy.
Ở phía trước chùa Chân Ứng có một chóp núi nhô ra biển, trên có khắc chữ “Vọng Hải đài”. Từ đây du khách có thể phóng tầm mắt quan sát khắp biển cả mênh mông...
Từ Tàng Chân động trở lại Linh Ứng tự ở phía đông Thủy Sơn, theo lần 105 bậc đá cẩm thạch để xuống núi và đi thăm các ngọn núi khác. Tuy nhiên, các ngọn núi sau này đều nhỏ và cũng chẳng có di tích nào đặc biệt, ngoại trừ hòn Hỏa Sơn cốc - một hang đá mang tên động Quan Thế Âm.
Người Pháp gọi núi Ngũ Hành Sơn là núi đá cẩm thạch (mongtagnes de marbre), còn người địa phương gọi là núi Non Nước. Với sông dài biển rộng, núi non kỳ thú, cảnh trí vừa trang nghiêm vừa thanh tú, thì không có cảnh trí nào hữu tình hơn cảnh trí Ngũ Hành Sơn.
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết