†_Tam Đảo-danh thắng văn hóa LS_†
Trang 1 trong tổng số 1 trang
†_Tam Đảo-danh thắng văn hóa LS_†
Thị trấn Tam Đảo huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc có diện tích tự nhiên 64 ha, chia làm 2 khu vực, khu trên và khu dưới, nhưng về mặt quản lý hành chính thì Tam Đảo có 3 thôn: Thôn 1 là khu trung tâm nghỉ mát, diện tích 2 km2, độ cao khoảng 930 mét; phía dưới là hai thôn 2 và 3 - “khu dân cư”. Người dân ở đây ngoài trồng hoa màu (rau cải, su su, su hào...), chăn nuôi nhỏ lẻ các loại gia súc, gia cầm, còn có một bộ phận chuyên làm thuê dưới dạng lao động giản đơn.
Ngoài ra bà con còn sinh sống bằng các hình thức kinh doanh dịch vụ phục vụ khách tham quan du lịch, đông nhất là thời điểm từ vào hè, đầu tháng 4 đến tháng 7, sang tháng 8 lượng khách thưa dần. Tuy nhiên, các nghệ sĩ nhiếp ảnh lại thích đến đây vào những tháng cuối năm, vì mùa này trời Tam Đảo mới có mây, cây cỏ cũng rất tươi đẹp.
Tam Đảo đồi núi chập chùng, nhấp nhô ngọn nọ ngọn kia, tạo nên một cảnh quan vừa thơ mộng vừa hùng tráng. Với những nét chấm phá kỳ thú, và với điều kiện khí hậu độc đáo: đủ 4 mùa trong một ngày, rất dễ chịu, chứ không lạnh buốt quanh năm, nên tự xưa Tam Đảo đã trở thành điểm du lịch quyến rũ khách nhàn du, để rồi trở thành nơi nghỉ dưỡng nổi tiếng của đất nước ta.
Do Tam Đảo nghìn năm sương phủ nên từ xa, cả ở vùng đồng bằng phía Thái Nguyên, Tuyên Quang nhìn lên, người ta cảm nhận Tam Đảo như bồng bềnh giữa biển nước. biển trời. Nói là 3 hòn đảo nhưng tên cụ thể các đảo ấy là gì? Chuyện tưởng chừng đơn giản nhưng qua tìm hiểu, những người sinh sống cố cựu tại đây kể ra với những tên gọi khác và nhiều hơn: Mỏ Quạ, Quạ Há, Rùng Rình, Tây Thiên, Thạch Bàn, Phù Nghĩa và Thiên Thị. Sự khác biệt này có thể là do gọi theo tên Nôm, tên Hán. Nhưng nếu thế thì các cụ ngày xưa đã Hán hóa từ mỗi tên Nôm cụ thể nào? Phải chăng để tránh sự nhầm lẫn nên có người đã gọi lần lượt từ trái sang là Núi 1, Núi 2, Núi 3 - phóng tầm nhìn từ “cổng trời “ ở “thôn 1”?
Dân gian thì gọi gộp cả ba ngọn ấy là núi Rùng Rình, bởi nơi đây toàn cảnh là cả một màu xanh của rừng già, rừng thưa, của những mảng xanh rêu phong phủ kín. Đứng ở những nơi hun hút gió sâu, nếu cố gây nên tiếng vang to, núi rừng sẽ bị lay động và âm thanh đồng vọng rền rền như có ai đó quanh đây cắc cớ nhái theo, không khác gì như ở núi Tung Sơn bên Trung Quốc (xưa, vua đi chơi núi, bầy tôi tung hô “vạn tuế”, núi rền vang theo như tiếng ê - cô!). Các cụ còn kể tả, một khi khách lãng du đã “lạc” vào mê cõi này ắt sẽ cảm nhận rất rõ mỗi bước chân mình như có một quyền năng vô hình nhẹ nhàng đón dắt, đưa đẩy lâng lâng vô cùng khinh khoái. Phải chăng khi con người di chuyển ở đỉnh cao lộng gió, sẽ không khỏi hơi bị lạ lẫm về trọng lực, nên có cảm giác... “Rùng Rình”?!
Do người dân ở Tam Đảo có ý thức bảo vệ môi trường, cảnh quan từ rất lâu đời nên rừng nguyên sinh ở đây không bị xâm phạm. Nhờ sương phủ quanh năm, độ ẩm cao, cây cối có điều kiện phát triển tươi tốt, trở thành lá phổi điều tiết khí hậu toàn vùng.
Rừng Tam Đảo có 143 ha, đa số là thông và các loại cây thuộc gỗ nhóm 5, nhóm 6, nhưng cũng có không ít loại gỗ quý hiếm. Nói chung, thực vật ở đây có đến 490 loài, trong đó có nhiều loài quý như sam bông, pơ mu, kim giao, thông tre, lèn xanh, sa nhân... Về hoa thì ngoài hoa đỗ quyên rực rỡ, còn có nhiều loại phong lan, địa lan nổi tiếng.
Động vật ở Tam Đảo cũng khá phong phú, đa dạng. Người ta đã thống kê được ở đây có đến 281 loài, bao gồm: hổ, báo, gấu, khỉ, vọc đen má trắng, hươu, nai, gà lôi, chồn hương, rắn, rùa, nhím, ong bầu đất.., có cả những loại quý hiếm như sa dông (cá cóc - thân tròn, dài, có chân), gà so cổ đỏ (có tên trong sách đỏ)... Với la liệt chủng loại động - thực vật như thế, Tam Đảo mặc nhiên có sức hút mạnh đối với các nhà khoa học trong nước và thế giới đến tham quan nghiên cứu.
Ở Tam Đảo không thấy có chùa thờ Phật mà chỉ có đền và miếu, nhưng bà con cũng gọi là chùa. Đó là những nơi thờ các Mẫu (Mẹ), các cô, các cậu, mà trong tâm thức, con người hiểu là những bậc có đầy đủ quyền năng, khống chế mọi tai ách, bao giờ cũng phù hộ, độ trì cho con người luôn luôn được bình an, hạnh phúc. Các cơ sở thờ tự ở địa phương kể từ dưới lên có: đền chân Suối, đền Cậu, đền Cô, đền đức Thánh Trần (Hưng Đạo), đền Mẫu (Tiên Thiên Thánh Mẫu), đền Chúa Thượng Ngàn, đền Mẫu Thượng Ngàn; và 2 miếu nhỏ là miếu Hoàng Sơn và miếu Vân Tự. Đền, miếu nào cũng quanh năm khói hương nghi ngút.
Tam Đảo còn có các điểm nhấn làm bật lên sức quyến rũ, cực kỳ kỳ thú như: Đường lên cổng trời (từ khu nghỉ mát phóng tầm mắt vút lên trời cao ngắm nhìn cõi Rùng Rình, tức ba đảo Thiên Thị, Thạch Bàn, Phù Nghĩa bồng bềnh trên biển trời); tháp Truyền hình (cao 95 mét, nặng 200 tấn, được dựng trên đỉnh núi cao 1.250 mét, làm cho độ cao của núi lại cao thêm – từ đây sẽ nhìn thấy khu Tam Đảo II có diện tích 100 ha, cách Tam Đảo I khoảng 10 - 12 km, địa hình bằng phẳng, chưa có người ở); Thác Bạc (cao 130 mét, đổ xuống thung lũng của khu nghỉ mát, nguồn của nó là nơi hội tụ của những dòng suối từ núi Máng Chì, nước reo róc rách quanh năm, ngoằn ngoèo uốn lượn, in bóng thông xanh, êm ả qua khu lòng chảo rồi đột ngột đổ xuống, mài mòn vách đá, tung bọt trắng xóa như muôn vàn mảnh bạc nát rời rồi chảy vào sông Cà Lồ... ở xa, nhìn như một dải lụa trắng bay giữa rừng xanh đại ngàn!)... Được biết, hiện Tam Đảo sẽ được đầu tư thêm hàng trăm tỉ đồng để xây dựng mới nhiều công trình phục vụ nhu cầu “du lịch sinh thái” đáp ứng các yêu cầu về nghỉ dưỡng, tâm linh, mạo hiểm..., chủ yếu là làm thêm nhiều đường giao thông để khách tham quan dạo chơi trong núi. nhất là mở thêm tuyến đường sang Tam Đảo II để hoàn chỉnh “khu du lịch Tam Đảo - Tây Thiên”. Tục truyền vua Thuấn gieo mạ ở đó, vì thế gọi là Bách Bông Sơn (núi Trăm Bông).
Du lịch Tam Đảo, khách tham quan không thể không mua đôi món quà (lưu niệm) độc đáo của vùng cao. Nổi tiếng nhất là “rượu ong bầu đất” - thứ rượu đặc trị viêm thần kinh tọa, chống đau nhức và tê thấp. Để “phát huy tác dụng” các bạn cũng nên mua thêm món dưa măng ớt (bao bì đẹp, mới thấy đã bắt thèm) bởi đó là thứ gia vị đưa cay không chỉ rất tuyệt mà khi nâng chén ngọc nhâm nhi, cùng với bạn bè tri kỷ, ta không thể không miên man tơ tưởng đến cội nguồn, hồn thiêng sông núi - cõi đất trời nghìn năm sương phủ!
Ngoài ra bà con còn sinh sống bằng các hình thức kinh doanh dịch vụ phục vụ khách tham quan du lịch, đông nhất là thời điểm từ vào hè, đầu tháng 4 đến tháng 7, sang tháng 8 lượng khách thưa dần. Tuy nhiên, các nghệ sĩ nhiếp ảnh lại thích đến đây vào những tháng cuối năm, vì mùa này trời Tam Đảo mới có mây, cây cỏ cũng rất tươi đẹp.
Tam Đảo đồi núi chập chùng, nhấp nhô ngọn nọ ngọn kia, tạo nên một cảnh quan vừa thơ mộng vừa hùng tráng. Với những nét chấm phá kỳ thú, và với điều kiện khí hậu độc đáo: đủ 4 mùa trong một ngày, rất dễ chịu, chứ không lạnh buốt quanh năm, nên tự xưa Tam Đảo đã trở thành điểm du lịch quyến rũ khách nhàn du, để rồi trở thành nơi nghỉ dưỡng nổi tiếng của đất nước ta.
Do Tam Đảo nghìn năm sương phủ nên từ xa, cả ở vùng đồng bằng phía Thái Nguyên, Tuyên Quang nhìn lên, người ta cảm nhận Tam Đảo như bồng bềnh giữa biển nước. biển trời. Nói là 3 hòn đảo nhưng tên cụ thể các đảo ấy là gì? Chuyện tưởng chừng đơn giản nhưng qua tìm hiểu, những người sinh sống cố cựu tại đây kể ra với những tên gọi khác và nhiều hơn: Mỏ Quạ, Quạ Há, Rùng Rình, Tây Thiên, Thạch Bàn, Phù Nghĩa và Thiên Thị. Sự khác biệt này có thể là do gọi theo tên Nôm, tên Hán. Nhưng nếu thế thì các cụ ngày xưa đã Hán hóa từ mỗi tên Nôm cụ thể nào? Phải chăng để tránh sự nhầm lẫn nên có người đã gọi lần lượt từ trái sang là Núi 1, Núi 2, Núi 3 - phóng tầm nhìn từ “cổng trời “ ở “thôn 1”?
Dân gian thì gọi gộp cả ba ngọn ấy là núi Rùng Rình, bởi nơi đây toàn cảnh là cả một màu xanh của rừng già, rừng thưa, của những mảng xanh rêu phong phủ kín. Đứng ở những nơi hun hút gió sâu, nếu cố gây nên tiếng vang to, núi rừng sẽ bị lay động và âm thanh đồng vọng rền rền như có ai đó quanh đây cắc cớ nhái theo, không khác gì như ở núi Tung Sơn bên Trung Quốc (xưa, vua đi chơi núi, bầy tôi tung hô “vạn tuế”, núi rền vang theo như tiếng ê - cô!). Các cụ còn kể tả, một khi khách lãng du đã “lạc” vào mê cõi này ắt sẽ cảm nhận rất rõ mỗi bước chân mình như có một quyền năng vô hình nhẹ nhàng đón dắt, đưa đẩy lâng lâng vô cùng khinh khoái. Phải chăng khi con người di chuyển ở đỉnh cao lộng gió, sẽ không khỏi hơi bị lạ lẫm về trọng lực, nên có cảm giác... “Rùng Rình”?!
Do người dân ở Tam Đảo có ý thức bảo vệ môi trường, cảnh quan từ rất lâu đời nên rừng nguyên sinh ở đây không bị xâm phạm. Nhờ sương phủ quanh năm, độ ẩm cao, cây cối có điều kiện phát triển tươi tốt, trở thành lá phổi điều tiết khí hậu toàn vùng.
Rừng Tam Đảo có 143 ha, đa số là thông và các loại cây thuộc gỗ nhóm 5, nhóm 6, nhưng cũng có không ít loại gỗ quý hiếm. Nói chung, thực vật ở đây có đến 490 loài, trong đó có nhiều loài quý như sam bông, pơ mu, kim giao, thông tre, lèn xanh, sa nhân... Về hoa thì ngoài hoa đỗ quyên rực rỡ, còn có nhiều loại phong lan, địa lan nổi tiếng.
Động vật ở Tam Đảo cũng khá phong phú, đa dạng. Người ta đã thống kê được ở đây có đến 281 loài, bao gồm: hổ, báo, gấu, khỉ, vọc đen má trắng, hươu, nai, gà lôi, chồn hương, rắn, rùa, nhím, ong bầu đất.., có cả những loại quý hiếm như sa dông (cá cóc - thân tròn, dài, có chân), gà so cổ đỏ (có tên trong sách đỏ)... Với la liệt chủng loại động - thực vật như thế, Tam Đảo mặc nhiên có sức hút mạnh đối với các nhà khoa học trong nước và thế giới đến tham quan nghiên cứu.
Ở Tam Đảo không thấy có chùa thờ Phật mà chỉ có đền và miếu, nhưng bà con cũng gọi là chùa. Đó là những nơi thờ các Mẫu (Mẹ), các cô, các cậu, mà trong tâm thức, con người hiểu là những bậc có đầy đủ quyền năng, khống chế mọi tai ách, bao giờ cũng phù hộ, độ trì cho con người luôn luôn được bình an, hạnh phúc. Các cơ sở thờ tự ở địa phương kể từ dưới lên có: đền chân Suối, đền Cậu, đền Cô, đền đức Thánh Trần (Hưng Đạo), đền Mẫu (Tiên Thiên Thánh Mẫu), đền Chúa Thượng Ngàn, đền Mẫu Thượng Ngàn; và 2 miếu nhỏ là miếu Hoàng Sơn và miếu Vân Tự. Đền, miếu nào cũng quanh năm khói hương nghi ngút.
Tam Đảo còn có các điểm nhấn làm bật lên sức quyến rũ, cực kỳ kỳ thú như: Đường lên cổng trời (từ khu nghỉ mát phóng tầm mắt vút lên trời cao ngắm nhìn cõi Rùng Rình, tức ba đảo Thiên Thị, Thạch Bàn, Phù Nghĩa bồng bềnh trên biển trời); tháp Truyền hình (cao 95 mét, nặng 200 tấn, được dựng trên đỉnh núi cao 1.250 mét, làm cho độ cao của núi lại cao thêm – từ đây sẽ nhìn thấy khu Tam Đảo II có diện tích 100 ha, cách Tam Đảo I khoảng 10 - 12 km, địa hình bằng phẳng, chưa có người ở); Thác Bạc (cao 130 mét, đổ xuống thung lũng của khu nghỉ mát, nguồn của nó là nơi hội tụ của những dòng suối từ núi Máng Chì, nước reo róc rách quanh năm, ngoằn ngoèo uốn lượn, in bóng thông xanh, êm ả qua khu lòng chảo rồi đột ngột đổ xuống, mài mòn vách đá, tung bọt trắng xóa như muôn vàn mảnh bạc nát rời rồi chảy vào sông Cà Lồ... ở xa, nhìn như một dải lụa trắng bay giữa rừng xanh đại ngàn!)... Được biết, hiện Tam Đảo sẽ được đầu tư thêm hàng trăm tỉ đồng để xây dựng mới nhiều công trình phục vụ nhu cầu “du lịch sinh thái” đáp ứng các yêu cầu về nghỉ dưỡng, tâm linh, mạo hiểm..., chủ yếu là làm thêm nhiều đường giao thông để khách tham quan dạo chơi trong núi. nhất là mở thêm tuyến đường sang Tam Đảo II để hoàn chỉnh “khu du lịch Tam Đảo - Tây Thiên”. Tục truyền vua Thuấn gieo mạ ở đó, vì thế gọi là Bách Bông Sơn (núi Trăm Bông).
Du lịch Tam Đảo, khách tham quan không thể không mua đôi món quà (lưu niệm) độc đáo của vùng cao. Nổi tiếng nhất là “rượu ong bầu đất” - thứ rượu đặc trị viêm thần kinh tọa, chống đau nhức và tê thấp. Để “phát huy tác dụng” các bạn cũng nên mua thêm món dưa măng ớt (bao bì đẹp, mới thấy đã bắt thèm) bởi đó là thứ gia vị đưa cay không chỉ rất tuyệt mà khi nâng chén ngọc nhâm nhi, cùng với bạn bè tri kỷ, ta không thể không miên man tơ tưởng đến cội nguồn, hồn thiêng sông núi - cõi đất trời nghìn năm sương phủ!
Similar topics
» Danh ngôn hay lắm nè
» †_8VN vào đjểm danh nào_†
» Bài Văn Ngắn...
» †_[Fun]Bàj văn tủ_†
» Văn phạm tiếng Anh
» †_8VN vào đjểm danh nào_†
» Bài Văn Ngắn...
» †_[Fun]Bàj văn tủ_†
» Văn phạm tiếng Anh
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết