†_Thung lũng Cò Bay_†
Trang 1 trong tổng số 1 trang
†_Thung lũng Cò Bay_†
Cánh đồng vàng Bồng Miêu nằm trong thung lũng Cò Bay thuộc địa phận thôn Bồng Miêu (nay là thôn 10), xã Tam Lãnh, huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam. Nhắc đến Bồng Miêu, người ta nghĩ ngay đến một mỏ vàng với trữ lượng rất lớn.
Để khám phá hết vẻ đẹp của thung lũng Cò Bay và tận mắt chứng kiến những địa điểm mà người Chăm xưa đã đào núi tìm vàng, những hầm lò của người Pháp thì không thể không leo lên núi Kẽm.
Vượt qua gần 10km đường mòn bao quanh triền núi là đến đồi AD; đứng trên đồi này có thể nhìn bao quát toàn cảnh thung lũng Cò Bay, một bức tranh sơn thủy hữu tình hiện ra trước mắt. Thung lũng Cò Bay ngút ngàn màu xanh của cây cỏ và dòng sông Bồng Miêu lượn lờ trôi xuôi về hướng biển, xa xa dòng Thác Trắng rầm rì tuôn chảy trông như một dải lụa trắng mềm mại vắt dọc theo triền núi Ba Rô, thác Trắng cao khoảng 50m, rộng chừng 20m với dòng nước mát lạnh đổ từ đỉnh Ba Rô tuôn trào như bất tận...
Vẻ đẹp của thung lũng Cò Bay từ lâu đã đi vào tiềm thức của người dân nơi đây. Từ Thác Trắng, theo đường mòn cắt ngang qua rừng keo lá tràm, ngược về hướng đông nam khoảng 700m là có thể đến được suối Hầm Hô (Hầm Hô là một đoạn suối thuộc sông Bồng Miêu). Dòng nước sông Bồng Miêu khi chảy đến đoạn Đập Tràn (do người Pháp xây dựng để phục vụ cho việc khai thác vàng) đột ngột hạ thấp độ cao tạo nên một dòng thác trắng xóa; dòng nước rầm rì chảy suốt ngày đêm, len lỏi vào từng tảng đá, từng khe đá mà thiên nhiên đã ưu ái ban tặng cho Hầm Hô, đã tạo nên một phong cảnh hết sức hữu tình.
Đá ở đây không biết cơ man nào kể xiết, đủ hình thù, kích cỡ: Có những tảng đá to, phẳng lì rộng đến cả chục mét vuông, 20-30 người ngồi vẫn còn dư chỗ, càng ngạc nhiên thú vị hơn khi thấy hàng chục chiếc cối đá, bàn nghiền và những vũng to tròn được đục khoét ngay trên những tảng đá nằm giữa dòng suối; những chiếc cối đá, bàn nghiền và những vũng này có thể minh chứng cho một điều: từ xưa, cư dân địa phương đã tận dụng nguồn nước và bãi đá tự nhiên tại nơi đây để khai thác vàng; người xưa đã chọn những phiến đá to, bằng phẳng đục thành những lỗ tròn để giã quặng, khoét những đường rãnh dài để nghiền quặng và đục đẽo những lỗ to tròn để đãi quặng lấy vàng, nhiều nhất là những chiếc cối đá được đục đẽo khá công phu với nhiều kích cỡ khác nhau: Cái nhỏ nhất có đường kính khoảng 0,4m, sâu khoảng 0,2m; cái to nhất có đường kính khoảng 1,5m, sâu chừng 1m. Hai bên bờ suối là những triền đá với hàng chục phiến đá to nặng đến hàng tấn nhưng vuông vức, bằng phẳng được xếp chồng lên nhau như có một sự sắp đặt nào đó của con người, có những tảng đá to, nặng nằm chông chênh lên nhau tạo thành những cái hang có thể chứa được 3-4 người.
Dù đã có nhiều bước chân tìm đến thung lũng Cò Bay và khám phá, chiêm ngưỡng Cánh đồng vàng, nhưng Bồng Miêu vẫn còn đó những bất ngờ thú vị trong tour du lịch mới.
Để khám phá hết vẻ đẹp của thung lũng Cò Bay và tận mắt chứng kiến những địa điểm mà người Chăm xưa đã đào núi tìm vàng, những hầm lò của người Pháp thì không thể không leo lên núi Kẽm.
Vượt qua gần 10km đường mòn bao quanh triền núi là đến đồi AD; đứng trên đồi này có thể nhìn bao quát toàn cảnh thung lũng Cò Bay, một bức tranh sơn thủy hữu tình hiện ra trước mắt. Thung lũng Cò Bay ngút ngàn màu xanh của cây cỏ và dòng sông Bồng Miêu lượn lờ trôi xuôi về hướng biển, xa xa dòng Thác Trắng rầm rì tuôn chảy trông như một dải lụa trắng mềm mại vắt dọc theo triền núi Ba Rô, thác Trắng cao khoảng 50m, rộng chừng 20m với dòng nước mát lạnh đổ từ đỉnh Ba Rô tuôn trào như bất tận...
Vẻ đẹp của thung lũng Cò Bay từ lâu đã đi vào tiềm thức của người dân nơi đây. Từ Thác Trắng, theo đường mòn cắt ngang qua rừng keo lá tràm, ngược về hướng đông nam khoảng 700m là có thể đến được suối Hầm Hô (Hầm Hô là một đoạn suối thuộc sông Bồng Miêu). Dòng nước sông Bồng Miêu khi chảy đến đoạn Đập Tràn (do người Pháp xây dựng để phục vụ cho việc khai thác vàng) đột ngột hạ thấp độ cao tạo nên một dòng thác trắng xóa; dòng nước rầm rì chảy suốt ngày đêm, len lỏi vào từng tảng đá, từng khe đá mà thiên nhiên đã ưu ái ban tặng cho Hầm Hô, đã tạo nên một phong cảnh hết sức hữu tình.
Đá ở đây không biết cơ man nào kể xiết, đủ hình thù, kích cỡ: Có những tảng đá to, phẳng lì rộng đến cả chục mét vuông, 20-30 người ngồi vẫn còn dư chỗ, càng ngạc nhiên thú vị hơn khi thấy hàng chục chiếc cối đá, bàn nghiền và những vũng to tròn được đục khoét ngay trên những tảng đá nằm giữa dòng suối; những chiếc cối đá, bàn nghiền và những vũng này có thể minh chứng cho một điều: từ xưa, cư dân địa phương đã tận dụng nguồn nước và bãi đá tự nhiên tại nơi đây để khai thác vàng; người xưa đã chọn những phiến đá to, bằng phẳng đục thành những lỗ tròn để giã quặng, khoét những đường rãnh dài để nghiền quặng và đục đẽo những lỗ to tròn để đãi quặng lấy vàng, nhiều nhất là những chiếc cối đá được đục đẽo khá công phu với nhiều kích cỡ khác nhau: Cái nhỏ nhất có đường kính khoảng 0,4m, sâu khoảng 0,2m; cái to nhất có đường kính khoảng 1,5m, sâu chừng 1m. Hai bên bờ suối là những triền đá với hàng chục phiến đá to nặng đến hàng tấn nhưng vuông vức, bằng phẳng được xếp chồng lên nhau như có một sự sắp đặt nào đó của con người, có những tảng đá to, nặng nằm chông chênh lên nhau tạo thành những cái hang có thể chứa được 3-4 người.
Dù đã có nhiều bước chân tìm đến thung lũng Cò Bay và khám phá, chiêm ngưỡng Cánh đồng vàng, nhưng Bồng Miêu vẫn còn đó những bất ngờ thú vị trong tour du lịch mới.
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết