†_Cù lao Chàm-mjền cổ tj'ch_†
Trang 1 trong tổng số 1 trang
†_Cù lao Chàm-mjền cổ tj'ch_†
Cách trung tâm phố cổ Hội An chừng 12 hải lý về hướng đông bắc, Cù Lao Chàm được mệnh danh là miền cổ tích. Từ Cửa Ðại nhìn tới, đảo mang dáng mẹ bồng con nguyên sơ, đầy bí ẩn...
Chỉ với diện tích hơn 16 km2, Cù Lao Chàm (tên hành chính là xã đảo Tân Hiệp) có cả núi cao, rừng rậm, biển xanh. Ðặc biệt có bốn con suối nước ngọt tự nhiên, bốn mùa nước chảy. Nguồn nước ngọt ở đây dồi dào tới mức đủ để canh tác hàng chục ha lúa nước. Vào mùa thu hoạch, những cánh đồng trên đảo lúa đang chín vàng bên sóng biển xanh. Năng suất lúa mùa ở đảo đạt chừng 6 tạ/sào.
Nóc nhà của Cù Lao Chàm là cao điểm 517, từ đây nhìn rõ cả hệ thống núi phát triển theo hình cong. Núi ở đây như dải xương sống của đất mẹ cù lao. Sườn phía đông, đá tảng dốc đứng hiểm trở, kéo dài tới sườn tây, dốc thoải bao bọc cù lao. Phía dưới là âu tàu luôn có vài chục tàu neo đậu. Ðã tự bao đời, Cù Lao Chàm như pháo đài, che chắn cửa Ðại, bảo vệ đô thị thương cảng Hội An.
Chủ tịch xã đảo Phan Văn Phải kể: Khi xã biên soạn cuốn lịch sử đảng bộ, rất nhiều nhà sử học, khảo cổ học, trong đó có cố giáo sư Trần Quốc Vượng ra nghiên cứu tại Cù Lao Chàm, minh chứng từ khảo cổ, thư tịch cổ cho thấy cách đây trên dưới 3.000 năm Cù Lao Chàm đã có cư dân sinh sống. Nơi đây là bến chợ của thương thuyền nhiều nước...
Cù Lao Chàm, miền đất đầy quyến rũ, là vùng đất cổ.
Giờ đây ra cù lao người ta vẫn còn thấy cả một hệ thống tới hơn hai mươi công trình kiến trúc cổ gồm: đình, lăng, miếu, chùa, giếng cổ của cả người Chăm và người Việt được xây dựng cách đây vài trăm năm.
Ðặc biệt là hệ thống công trình đá xếp nằm dọc, dài theo các sườn núi của hòn Lao đến các bãi cát ven biển. Ðá xếp ở đây có nhiều loại, có công trình để ở, nhưng độc đáo và đặc biệt hơn cả là hệ thống khai thác sử dụng nguồn nước ngọt tự nhiên của đảo giữa biển, vì nhu cầu cuộc sống.
Cả hệ thống đá xếp liên hoàn theo từng bậc từ cao điểm 517, thượng nguồn suối Tình để lấy nước sinh hoạt, tưới ruộng. Các công trình đá xếp dẫn nước xuống những ruộng bậc thang trồng lúa nước ở Cù Lao Chàm...
Rừng Cù Lao Chàm có đủ các loại gỗ quý như sến, táu, kền kền, dẻ chua. Nguồn dược liệu dồi dào, như thanh hao, mã tiền, ổi tím, ngũ gia bì, dò dẻ... Một đặc sản khác độc đáo ở đây là yến sào. Bên sườn cao điểm 212, anh Lê Trúc, đội trưởng đội khai thác yến, Công ty yến sào Quảng Nam cho biết: "Các khách hàng dù khó tính nhất cũng phải thừa nhận yến sào của Cù Lao Chàm có hàm lượng dinh dưỡng hơn hẳn nhiều nơi khác".
Một khảo sát mới đưa ra nhận định: Với quần thể san hô, đá ngầm quanh các vịnh đảo với độ sâu từ 1m đến 20 m rất tốt cho phát triển du lịch đáy biển, đại dương.
Mới đây, tỉnh Quảng Nam quyết định xây dựng Cù Lao Chàm thành khu du lịch đặc biệt. Không lâu nữa Cù Lao Chàm sẽ trở thành địa chỉ thu hút khách du lịch trong tuyến tham quan du lịch đô thị cổ Hội An.
Chỉ với diện tích hơn 16 km2, Cù Lao Chàm (tên hành chính là xã đảo Tân Hiệp) có cả núi cao, rừng rậm, biển xanh. Ðặc biệt có bốn con suối nước ngọt tự nhiên, bốn mùa nước chảy. Nguồn nước ngọt ở đây dồi dào tới mức đủ để canh tác hàng chục ha lúa nước. Vào mùa thu hoạch, những cánh đồng trên đảo lúa đang chín vàng bên sóng biển xanh. Năng suất lúa mùa ở đảo đạt chừng 6 tạ/sào.
Nóc nhà của Cù Lao Chàm là cao điểm 517, từ đây nhìn rõ cả hệ thống núi phát triển theo hình cong. Núi ở đây như dải xương sống của đất mẹ cù lao. Sườn phía đông, đá tảng dốc đứng hiểm trở, kéo dài tới sườn tây, dốc thoải bao bọc cù lao. Phía dưới là âu tàu luôn có vài chục tàu neo đậu. Ðã tự bao đời, Cù Lao Chàm như pháo đài, che chắn cửa Ðại, bảo vệ đô thị thương cảng Hội An.
Chủ tịch xã đảo Phan Văn Phải kể: Khi xã biên soạn cuốn lịch sử đảng bộ, rất nhiều nhà sử học, khảo cổ học, trong đó có cố giáo sư Trần Quốc Vượng ra nghiên cứu tại Cù Lao Chàm, minh chứng từ khảo cổ, thư tịch cổ cho thấy cách đây trên dưới 3.000 năm Cù Lao Chàm đã có cư dân sinh sống. Nơi đây là bến chợ của thương thuyền nhiều nước...
Cù Lao Chàm, miền đất đầy quyến rũ, là vùng đất cổ.
Giờ đây ra cù lao người ta vẫn còn thấy cả một hệ thống tới hơn hai mươi công trình kiến trúc cổ gồm: đình, lăng, miếu, chùa, giếng cổ của cả người Chăm và người Việt được xây dựng cách đây vài trăm năm.
Ðặc biệt là hệ thống công trình đá xếp nằm dọc, dài theo các sườn núi của hòn Lao đến các bãi cát ven biển. Ðá xếp ở đây có nhiều loại, có công trình để ở, nhưng độc đáo và đặc biệt hơn cả là hệ thống khai thác sử dụng nguồn nước ngọt tự nhiên của đảo giữa biển, vì nhu cầu cuộc sống.
Cả hệ thống đá xếp liên hoàn theo từng bậc từ cao điểm 517, thượng nguồn suối Tình để lấy nước sinh hoạt, tưới ruộng. Các công trình đá xếp dẫn nước xuống những ruộng bậc thang trồng lúa nước ở Cù Lao Chàm...
Rừng Cù Lao Chàm có đủ các loại gỗ quý như sến, táu, kền kền, dẻ chua. Nguồn dược liệu dồi dào, như thanh hao, mã tiền, ổi tím, ngũ gia bì, dò dẻ... Một đặc sản khác độc đáo ở đây là yến sào. Bên sườn cao điểm 212, anh Lê Trúc, đội trưởng đội khai thác yến, Công ty yến sào Quảng Nam cho biết: "Các khách hàng dù khó tính nhất cũng phải thừa nhận yến sào của Cù Lao Chàm có hàm lượng dinh dưỡng hơn hẳn nhiều nơi khác".
Một khảo sát mới đưa ra nhận định: Với quần thể san hô, đá ngầm quanh các vịnh đảo với độ sâu từ 1m đến 20 m rất tốt cho phát triển du lịch đáy biển, đại dương.
Mới đây, tỉnh Quảng Nam quyết định xây dựng Cù Lao Chàm thành khu du lịch đặc biệt. Không lâu nữa Cù Lao Chàm sẽ trở thành địa chỉ thu hút khách du lịch trong tuyến tham quan du lịch đô thị cổ Hội An.
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết