†_Phượng Hòang-huyền thọaj trong lòng núj_†
Trang 1 trong tổng số 1 trang
†_Phượng Hòang-huyền thọaj trong lòng núj_†
Từ km 43 + 500-quốc lộ 1B Thái Nguyên-Lạng Sơn, thấy sừng sững trên vùng đất Phú Thượng (Võ Nhai) núi Phượng Hoàng. Núi rộng hơn 20 ha, trên có cây xanh che phủ, dưới có hang Phượng Hoàng và suối Mỏ gà, tạo thành một thắng cảnh thiên nhiên kỳ thú. Ngày 12/12/1994, hang Phượng Hoàng và hang suối Mỏ Gà trong quần thể núi Phượng Hoàng, được Bộ Văn hoá-Thông tin công nhận là thắng cảnh cấp quốc gia.
Huyền thoại rằng: Ngày rừng chưa có tuổi, núi chưa có tên, dải núi này là tổ của đôi chim Phượng hoàng. Đôi chim Phượng sinh hạ được cặp trứng, hằng ngày chim mẹ nằm ủ, chim bố đi kiếm mồi. Một ngày kia, chim bố đi theo đàn Phượng mái khác, nó mải mê ngắm cảnh, làm duyên quên ở nhà có chim vợ thuỷ chung ngóng chờ.
Rong chơi qua nhiều ngọn núi, cánh đồng, cho tới một hôm, lúc mặt trời nhô lên khỏi ngọn núi phía Đông, nó chợt nhận ra cuộc sống nó đang kiếm tìm chỉ là thứ gió trăng, mới vội vã tìm đường bay về tổ, thì... chim mái đã hoá đá vì mòn mỏi chờ đợi.
Nó ân hận nằm phủ phục ở ngọn núi bên, ngóng nhìn sang chỗ vợ nằm mà không chịu ăn uống. Trời thương tình, ban cho hoá đá, để đôi chim Phượng suốt đời được sống bên nhau. Núi có tên Phượng Hoàng từ đó.
Mất khoảng 1 tiếng leo ngược lên đỉnh núi, thoáng chốc, bao nhọc mệt tan biến bởi không khí mát lạnh-hơi gió từ cửa hang ùa ra, cuốn du khách tiếp tục cuộc hành trình khám phá.
Hang Phượng Hoàng có 3 tầng: Trên cùng là tầng thượng, hay còn gọi là hang Dơi; tiếp đến là hang sáng, hang có ánh sáng tự nhiên dọi vào từ 3 cửa phía Đông và Đông-Nam. Tầng hang giữa có diện tích rộng khoảng gần 1.000 m2, vòm hang cao tới cả mấy mươi mét.
Những tia nắng lách nghiêng rọi vào vách hang tạo lên sự lung linh huyền ảo, khiến du khách thấy lòng thư thái, thánh thiện như được bước vào cõi vô sinh, vô diệt. Cẩn trọng bước trên từng phiến đá, thấy tiếng vọng âm âm, lúc như tiếng đàn bưng bưng, khi như nhịp trống bừng bừng từ ngàn năm vọng lại, lúc như tiếng thì thầm hoang sơ của mẹ ngàn xa thẳm... ta gọi lên một tiếng thật to: “Mẹ ơi...”. Cuối hang vọng lại: “M...e...ẹ... ơ...i...ơi” -Tiếng gọi của chính mình.
Từ đỉnh hang, nhũ đá buông rèm, lô xô như mây khói, như sóng đại dương cuộn sánh lại cả thời gian. Nước giọt tong tong điểm nhịp triệu triệu năm đúc lên muôn hình vạn vẻ. Mẹ cõng con lên nương cùng lời ru, cô gái Tày bên cây đàn tính, thiếu nữ Dao làm duyên...
Đồ sộ một khối đá như tạc lại cây bút nghiên của người khổng lồ, khắc vào vách hang từng bầy người nguyên thuỷ đang dồn sức đuổi thú, bầu vú đá căng tròn sự tích, cả sóng người lao lên phá đồn thù, cảnh tượng này gợi cho chúng ta nhớ lại ngày cách đây hơn 60 năm trước, hang Phượng Hoàng là mái nhà chung của cán bộ Việt Minh và nhân dân địa phương. Hơn 1.500 người đã dùng súng kíp và các giàn bẫy đá tiêu diệt nhiều lính lê dương và lính khố đỏ.
Matxây (Massei)-tên chỉ huy người Pháp sau nhiều lần thúc lính vào chỗ chết, đã dùng sơn pháo bắn thẳng lên cửa hang, sau 10 giờ bắn phá chúng mới chiếm được hang, bắt 159 người dân. Matxây thừa nhận: Đây là cuộc hành quân tai tiếng, vì số tù binh bắt được toàn người già, phụ nữ và trẻ em...
Trở lại thực tại, cảnh tượng trầm lặng, nhũ đá xoắn xuýt, chợt oà nở như bông hoa toả hương lành của đá. Ôi! Một cây bút nghiên có chú sư tử ngửa mặt chầu, ông voi già mang mực trên lưng, tháp đá chót vót, đèn lồng ngàn tấn, cột đá xù xì già nua... Thêm một ngỡ ngàng là ở đỉnh hang, có bụm nước trong veo không bao giờ cạn. Tương truyền, đây là nước mắt chim chồng khóc thương chim vợ. Ở đây, khách thường chạm tay vào “nghiên bút” để lấy may cho đường khoa cử; vào “ông voi” cầu sức khoẻ; cánh chị em xoa tay vào đầu con sư tử để bớt tính ghen, cánh nam giới uống một ngụm nước mắt của chim Phượng hoàng để thuỷ trung hơn với vợ...
Tầng cuối là hang tối, ánh mặt trời không bao giờ lọt đến. Du khách phải dùng đuốc hoặc đèn pin soi đường, ngắm nghía hình thù ly kỳ, thoả sức tưởng tượng về một thế giới trong lòng đất. Mất 3 giờ như vậy trong hang tối, ta quên đi phiền muộn, toan tính trên đời, để khi trở ra ngoài hang, lòng nuối tiếc mình như quên lại điều gì, thiêng lắm, đành hẹn thầm ngày trở lại, tìm dấu chân mình.
Từ cửa hang, xuôi theo từng phiến đá dưới tán rừng để đến hang suối Mỏ Gà. Tương truyền: Thuở trời-đất giao nhau, người hạ giới còn lên trời xin lửa, vì ông trời, bà đất giận nhau, ông trời không làm mưa khiến bà đất phải khát nước. “Họ” giận nhau đến mấy mùa rẫy, khiến đồng đất khô hạn, mất mùa. Có lão nông nghèo bạo phổi gánh củi lên trời bán cho các vị tiên, nhân đó kể chuyện trần gian. Các vị tiên liền nghĩ cách giúp người trần. Hôm ấy, lúc ông lão vào rừng đốn củi, một vị tiên hoá phép thành đàn gà rừng le te qua ngang đường nhặt mồi. Lão nông buông đòn gánh đuổi bắt, đàn gà theo nhau chạy vào hang núi, đến cuối hang thì... chẳng thấy có con gà nào cả, lão nghĩ: “Chắc dưới phiến đá là ổ gà?”, liền lấy sức lật mạnh phiến đá lên, một dòng nước trong vắt ào ra, mát lạnh... Ruộng đồng năm ấy trở đi không sợ thiếu nước, mùa màng lại về vui như hội. Nhớ ơn thần tiên cho nước, người dân dưới chân núi Phượng Hoàng lấy tên cho làng mình là làng Mỏ Gà.
Đứng trước hang, du khách cảm nhận được sự thư thái bởi không khí trong lành, trên núi là rừng xanh, dưới chân là dòng nước trong như ngọc, róc rách chảy chia vào các khe. Trên vòm hang có nhũ đá buông rủ, đẹp mê hồn, khiến du khách như gặp lại một hang động ở Hạ Long (Quảng Ninh), hay một mê cung từng gặp trên phim ảnh. Ta khoả mình trong dòng nước, long lanh ánh ngọc trời xiên qua khe núi phía đỉnh xuống, ngỡ mình đang ở chốn thần tiên.
Huyền thoại rằng: Ngày rừng chưa có tuổi, núi chưa có tên, dải núi này là tổ của đôi chim Phượng hoàng. Đôi chim Phượng sinh hạ được cặp trứng, hằng ngày chim mẹ nằm ủ, chim bố đi kiếm mồi. Một ngày kia, chim bố đi theo đàn Phượng mái khác, nó mải mê ngắm cảnh, làm duyên quên ở nhà có chim vợ thuỷ chung ngóng chờ.
Rong chơi qua nhiều ngọn núi, cánh đồng, cho tới một hôm, lúc mặt trời nhô lên khỏi ngọn núi phía Đông, nó chợt nhận ra cuộc sống nó đang kiếm tìm chỉ là thứ gió trăng, mới vội vã tìm đường bay về tổ, thì... chim mái đã hoá đá vì mòn mỏi chờ đợi.
Nó ân hận nằm phủ phục ở ngọn núi bên, ngóng nhìn sang chỗ vợ nằm mà không chịu ăn uống. Trời thương tình, ban cho hoá đá, để đôi chim Phượng suốt đời được sống bên nhau. Núi có tên Phượng Hoàng từ đó.
Mất khoảng 1 tiếng leo ngược lên đỉnh núi, thoáng chốc, bao nhọc mệt tan biến bởi không khí mát lạnh-hơi gió từ cửa hang ùa ra, cuốn du khách tiếp tục cuộc hành trình khám phá.
Hang Phượng Hoàng có 3 tầng: Trên cùng là tầng thượng, hay còn gọi là hang Dơi; tiếp đến là hang sáng, hang có ánh sáng tự nhiên dọi vào từ 3 cửa phía Đông và Đông-Nam. Tầng hang giữa có diện tích rộng khoảng gần 1.000 m2, vòm hang cao tới cả mấy mươi mét.
Những tia nắng lách nghiêng rọi vào vách hang tạo lên sự lung linh huyền ảo, khiến du khách thấy lòng thư thái, thánh thiện như được bước vào cõi vô sinh, vô diệt. Cẩn trọng bước trên từng phiến đá, thấy tiếng vọng âm âm, lúc như tiếng đàn bưng bưng, khi như nhịp trống bừng bừng từ ngàn năm vọng lại, lúc như tiếng thì thầm hoang sơ của mẹ ngàn xa thẳm... ta gọi lên một tiếng thật to: “Mẹ ơi...”. Cuối hang vọng lại: “M...e...ẹ... ơ...i...ơi” -Tiếng gọi của chính mình.
Từ đỉnh hang, nhũ đá buông rèm, lô xô như mây khói, như sóng đại dương cuộn sánh lại cả thời gian. Nước giọt tong tong điểm nhịp triệu triệu năm đúc lên muôn hình vạn vẻ. Mẹ cõng con lên nương cùng lời ru, cô gái Tày bên cây đàn tính, thiếu nữ Dao làm duyên...
Đồ sộ một khối đá như tạc lại cây bút nghiên của người khổng lồ, khắc vào vách hang từng bầy người nguyên thuỷ đang dồn sức đuổi thú, bầu vú đá căng tròn sự tích, cả sóng người lao lên phá đồn thù, cảnh tượng này gợi cho chúng ta nhớ lại ngày cách đây hơn 60 năm trước, hang Phượng Hoàng là mái nhà chung của cán bộ Việt Minh và nhân dân địa phương. Hơn 1.500 người đã dùng súng kíp và các giàn bẫy đá tiêu diệt nhiều lính lê dương và lính khố đỏ.
Matxây (Massei)-tên chỉ huy người Pháp sau nhiều lần thúc lính vào chỗ chết, đã dùng sơn pháo bắn thẳng lên cửa hang, sau 10 giờ bắn phá chúng mới chiếm được hang, bắt 159 người dân. Matxây thừa nhận: Đây là cuộc hành quân tai tiếng, vì số tù binh bắt được toàn người già, phụ nữ và trẻ em...
Trở lại thực tại, cảnh tượng trầm lặng, nhũ đá xoắn xuýt, chợt oà nở như bông hoa toả hương lành của đá. Ôi! Một cây bút nghiên có chú sư tử ngửa mặt chầu, ông voi già mang mực trên lưng, tháp đá chót vót, đèn lồng ngàn tấn, cột đá xù xì già nua... Thêm một ngỡ ngàng là ở đỉnh hang, có bụm nước trong veo không bao giờ cạn. Tương truyền, đây là nước mắt chim chồng khóc thương chim vợ. Ở đây, khách thường chạm tay vào “nghiên bút” để lấy may cho đường khoa cử; vào “ông voi” cầu sức khoẻ; cánh chị em xoa tay vào đầu con sư tử để bớt tính ghen, cánh nam giới uống một ngụm nước mắt của chim Phượng hoàng để thuỷ trung hơn với vợ...
Tầng cuối là hang tối, ánh mặt trời không bao giờ lọt đến. Du khách phải dùng đuốc hoặc đèn pin soi đường, ngắm nghía hình thù ly kỳ, thoả sức tưởng tượng về một thế giới trong lòng đất. Mất 3 giờ như vậy trong hang tối, ta quên đi phiền muộn, toan tính trên đời, để khi trở ra ngoài hang, lòng nuối tiếc mình như quên lại điều gì, thiêng lắm, đành hẹn thầm ngày trở lại, tìm dấu chân mình.
Từ cửa hang, xuôi theo từng phiến đá dưới tán rừng để đến hang suối Mỏ Gà. Tương truyền: Thuở trời-đất giao nhau, người hạ giới còn lên trời xin lửa, vì ông trời, bà đất giận nhau, ông trời không làm mưa khiến bà đất phải khát nước. “Họ” giận nhau đến mấy mùa rẫy, khiến đồng đất khô hạn, mất mùa. Có lão nông nghèo bạo phổi gánh củi lên trời bán cho các vị tiên, nhân đó kể chuyện trần gian. Các vị tiên liền nghĩ cách giúp người trần. Hôm ấy, lúc ông lão vào rừng đốn củi, một vị tiên hoá phép thành đàn gà rừng le te qua ngang đường nhặt mồi. Lão nông buông đòn gánh đuổi bắt, đàn gà theo nhau chạy vào hang núi, đến cuối hang thì... chẳng thấy có con gà nào cả, lão nghĩ: “Chắc dưới phiến đá là ổ gà?”, liền lấy sức lật mạnh phiến đá lên, một dòng nước trong vắt ào ra, mát lạnh... Ruộng đồng năm ấy trở đi không sợ thiếu nước, mùa màng lại về vui như hội. Nhớ ơn thần tiên cho nước, người dân dưới chân núi Phượng Hoàng lấy tên cho làng mình là làng Mỏ Gà.
Đứng trước hang, du khách cảm nhận được sự thư thái bởi không khí trong lành, trên núi là rừng xanh, dưới chân là dòng nước trong như ngọc, róc rách chảy chia vào các khe. Trên vòm hang có nhũ đá buông rủ, đẹp mê hồn, khiến du khách như gặp lại một hang động ở Hạ Long (Quảng Ninh), hay một mê cung từng gặp trên phim ảnh. Ta khoả mình trong dòng nước, long lanh ánh ngọc trời xiên qua khe núi phía đỉnh xuống, ngỡ mình đang ở chốn thần tiên.
Similar topics
» Huyền Thoại Tình Yêu
» Mũi Né Huyền bí và quyến rũ
» Đếm thời gian _ Huyền Thoại
» ™Những giá trị trong cuộc sống™
» Một chút trong cuộc đời!!!!
» Mũi Né Huyền bí và quyến rũ
» Đếm thời gian _ Huyền Thoại
» ™Những giá trị trong cuộc sống™
» Một chút trong cuộc đời!!!!
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết