Việt Nam học
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

†_Đền Cuông trên núj Mộ Dạ_†

Go down

†_Đền Cuông trên núj Mộ Dạ_† Empty †_Đền Cuông trên núj Mộ Dạ_†

Bài gửi by Cee Sat Oct 06, 2007 9:22 pm

Núi Mộ Dạ thuộc dãy Đại Hải nằm gần Quốc lộ 1A, thuộc địa bàn xã Diễn Trung, huyện Diễn Châu và cách thành phố Vinh 30 kilômét về hướng Bắc. Thuở xưa trên núi Mộ Dạ có nhiều chim công sinh sống. Thế núi Mộ Dạ, nếu đứng từ xa trông rất giống con chim công khổng lồ đang múa, đuôi xòe ra đến làng La Vân, hai cánh dang rộng với những núi đồi lúp xúp. Vì thế nhân dân thường gọi núi này là núi Công và đền thờ vua Thục An Dương Vương ở trên núi là đền Công - tiếng địa phương là “Cuông”.

Đền Cuông thờ vua Thục chẳng biết được xây dựng từ thời nào, nhưng trong “Vũ Trung tùy bút” của Phạm Đình Hổ (1768 - 1893) một danh sĩ thời Lê đã đề cập đến ngôi đền này rồi. Năm 1802, vua Gia Long vừa lên ngôi đã cho tu sửa lại đền. Đến năm Giáp Tý (1864) đời Tự Đức thì cho đại tu sửa như qui mô hiện nay.

Đền Cuông được kiến trúc theo kiểu chữ “Tam”. Tam quan đồ sộ, cổ kính rêu phong. Cổng giữa có ba lầu, chằng chịt rễ cây si đeo bám khiến cho cảnh trí càng thêm u tịch. Tòa trung điện xây theo kiểu chồng diêm 8 mái, còn các tòa khác trong đền đều có kiến trúc 4 mái, đầu đao cong vút. Các công trình của đền đều đồ sộ, cột to, tường dày vững chãi nhưng không thô vì các chi tiết, hoa văn được chạm đắp tinh tế mà lại toát lên vẻ đẹp thanh thoát.

Thượng điện đặt bàn thờ Thục An Dương Vương. Qua khoảng sân hẹp sang điện đặt bàn thờ Cao Lỗ - vị tướng giúp vua chế tác nỏ thần. Đền có nhiều di vật quý như tượng thờ, đồ tế khí, trống chiêng... Nơi đây còn lưu giữ nhiều tư liệu bằng Hán tự trên các bức hoành phi, cột, trụ biểu như nhắc nhở con cháu, muôn dân luôn nhớ ân đức vua Thục.

Đền Cuông được xây dựng trên một vị trí thông thoáng, giàu chất sử thi. Trên núi Mộ Dạ ngày nay là cả một cánh rừng thông bạt ngàn. Sau núi là biển cả mênh mông, ngày đêm rì rào sóng vỗ. Ở phía Bắc chân núi là cửa Tư Hiền gắn với sự kiện bi hùng của đất nước - nơi có ngôi mộ công chúa Mỵ Châu. Từ đền Cuông nhìn về hướng Tây là núi Mụa có dáng voi phục, đăm đắm chầu về đền. Tục truyền ở trên núi này có hơn 50 tướng sĩ của vua Thục trong bước đường cùng đã tuẫn tiết ở đây. Bên phải núi Mụa là núi Bạc có dáng hình con Kim Qui (rùa vàng) đang nằm im, mơ màng nhìn về đền Cuông như nhớ về một thời oanh liệt của quá khứ. Xa hơn núi Mụa là làng Nho Lâm, nơi có lò rèn nổi tiếng của Lư Cao Sơn - một tướng lĩnh của Thục An Dương Vương. Dưới chân núi Mộ Dạ, nằm ở hướng Tây, có dòng kinh lịch sử do vua Lê Đại Hành đào, ngày nay cũng đã ngót ngàn năm.

Những lúc đẹp trời, nếu đứng trên núi Mộ Dạ phóng tầm mắt ra bốn phương mới thấy được hết những điều kỳ thú của một vùng non xanh nước biếc hữu tình, làm sống lại thiên tình sử thời xa xưa mà nhà thơ Tố Hữu đã viết:

“... Trái tim lầm chỗ để trên đầu
Nỏ thần vô ý trao tay giặc
Nên nỗi cơ đồ đắm biển sâu”


Tại đền Cuông, hàng năm đều tổ chức lễ hội vào ngày 15 tháng 2 âm lịch để nhớ ân đức của Thục An Dương Vương - người có công sáng lập ra nhà nước Âu Lạc. Không khí lễ hội thật tưng bừng và náo nhiệt với nhiều trò vui chơi như chọi gà, đánh đu, đánh cờ người, hát tuồng, hát ví, hát phường vải...
Cee
Cee
Super Moderator
Super Moderator

Nữ Tổng số bài gửi : 1040
Age : 35
Localisation : (¯`·.º-:¦:-D[-]8Vñ-:¦:-º.·´¯)̉
Registration date : 26/09/2007

http://www.tuoitrechaudoc.com

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang


 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết