†_Chùa Mjá ở đất Haj Vua_†
Trang 1 trong tổng số 1 trang
†_Chùa Mjá ở đất Haj Vua_†
Từ Hà Nội ngược lên thị xã Sơn Tây (tỉnh Hà Tây), trên 40 km, đi tiếp khoảng 5km là đến xã Đường Lâm. Đường Lâm là mảnh đất đã sinh ra những anh hùng dân tộc, các vị vua như Bố Cái Đại Vương Phùng Hưng (791). Ngô Vương Quyền (939 - 944), là mảnh đất của những di lích lịch sử, trong đó có chùa Mía, tên chữ là “Sùng Nghiêm Tự”.
Chùa Mía nằm trên một thế đất đẹp, trên đỉnh một đồi đất thấp ở giữa làng Đông Sàng. Chùa được xây dựng từ rất xa xưa, đến thế kỷ XVII thì hư sập, đổ nát. Cung phi Nguyễn Thị Ngọc Dung, một phi tần của chúa Trịnh Tráng (1632-1657), gốc người làng Nam Nguyễn, thuộc tổng Cam Giá (tổng Mía) đã trực tiếp đứng ra kêu gọi thiện nam tín nữ gần xa và nhân dân trong tổng tu tạo lại chừa vào năm 1632. Về sau, nhân dân đã tạc tượng bà đưa vào phối thờ trong chùa để tôn vinh công đức của bà, gọi bà là “bà Chúa Mía”.
Kiến trúc chùa theo hình chữ “Mục”, gồm có: tam quan, chính điện, thượng điện, nhà tổ, hành lang nối kề, trong ngoài bao bọc, ngang dọc đan xen. Toàn bộ kiến trúc được xây dựng bằng gỗ quý, qua nhiều thế kỷ một số hạng mục bị xuống cấp, đã được tu tạo lớn, lần gần đây nhất vào năm 2000.
Tượng phật trong chùa Mía phong phú về số lượng, đặc sắc về hình dáng, biểu tượng. Chùa có đến 287 pho tượng gồm 6 tượng đồng, 107 tượng gỗ và 174 tượng đất, tất cả đều thể hiện nét tài hoa của các nghệ nhân đúc, tạc hay đắp tượng. Tượng Di Lặc (tức Bá Đại Hòa thượng) được coi là đạt tới đỉnh cao của nghệ thuật điêu khắc; tượng Tuyết Sơn khổ hạnh thể hiện được chiều sâu tâm linh, vừa gần gũi vừa huyền bí...
Nằm trong xứ Đoài có nhiều danh lam, chùa Mía là một điểm du lịch văn hóa - tâm linh hấp dẫn, thu hút du khách gần xa tìm về.
Chùa Mía nằm trên một thế đất đẹp, trên đỉnh một đồi đất thấp ở giữa làng Đông Sàng. Chùa được xây dựng từ rất xa xưa, đến thế kỷ XVII thì hư sập, đổ nát. Cung phi Nguyễn Thị Ngọc Dung, một phi tần của chúa Trịnh Tráng (1632-1657), gốc người làng Nam Nguyễn, thuộc tổng Cam Giá (tổng Mía) đã trực tiếp đứng ra kêu gọi thiện nam tín nữ gần xa và nhân dân trong tổng tu tạo lại chừa vào năm 1632. Về sau, nhân dân đã tạc tượng bà đưa vào phối thờ trong chùa để tôn vinh công đức của bà, gọi bà là “bà Chúa Mía”.
Kiến trúc chùa theo hình chữ “Mục”, gồm có: tam quan, chính điện, thượng điện, nhà tổ, hành lang nối kề, trong ngoài bao bọc, ngang dọc đan xen. Toàn bộ kiến trúc được xây dựng bằng gỗ quý, qua nhiều thế kỷ một số hạng mục bị xuống cấp, đã được tu tạo lớn, lần gần đây nhất vào năm 2000.
Tượng phật trong chùa Mía phong phú về số lượng, đặc sắc về hình dáng, biểu tượng. Chùa có đến 287 pho tượng gồm 6 tượng đồng, 107 tượng gỗ và 174 tượng đất, tất cả đều thể hiện nét tài hoa của các nghệ nhân đúc, tạc hay đắp tượng. Tượng Di Lặc (tức Bá Đại Hòa thượng) được coi là đạt tới đỉnh cao của nghệ thuật điêu khắc; tượng Tuyết Sơn khổ hạnh thể hiện được chiều sâu tâm linh, vừa gần gũi vừa huyền bí...
Nằm trong xứ Đoài có nhiều danh lam, chùa Mía là một điểm du lịch văn hóa - tâm linh hấp dẫn, thu hút du khách gần xa tìm về.
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết