†_Về Bát Tràng_†
Trang 1 trong tổng số 1 trang
†_Về Bát Tràng_†
Ba khách du lịch người vùng Kô Bê (Nhật Bản) hết giơ hai tay lên trời rồi lại ấp vào ngực để diễn tả cảm xúc khó nói được thành lời sau một tour thăm thú làng gốm cổ Bát Tràng (Gia Lâm, Hà Nội) bằng xe trâu của Công ty TNHH gốm sứ Minh Hải. Bà Mi Chi Ko thốt lên: “Tôi đã được xem múa rối nước và bây giờ là đi xe do trâu kéo, rất đặc biệt, rất Việt Nam, chỉ ở Việt Nam mới có”. Còn cô May U Mi thì vừa cười, vừa đưa tay xoa nhẹ đầy âu yếm vào lưng con trâu như để tạm biệt nó trước lúc rời khỏi làng gốm.
Một “chiêu” quảng cáo độc đáo
Người phát minh ra xe trâu phục vụ khách du lịch là anh Hải, người của Công ty TNHH gốm sứ Minh Hải - đơn vị chủ quản “hãng xe trâu” duy nhất ở Bát Tràng. Trong những tháng ngày ngược xuôi trong nước và ra cả nước ngoài quảng cáo hàng cho công ty, anh chợt nghĩ gốm, sứ thì nhà ai cũng có cả, muốn được nhiều người biết, tìm đến và nhớ đến công ty thì phải có cái gì mới lạ, hấp dẫn, độc đáo.
Ý tưởng làm xe do trâu kéo phục vụ khách du lịch nảy sinh. Anh chọn trâu mà không dùng bò hoặc ngựa bởi lẽ con trâu đã gắn bó thân thuộc với làng quê, với người nông dân cả nghìn đời nay. Tiêu chuẩn chọn trâu kéo xe được đề ra khá khắt khe. Trâu phải là trâu đực to, khỏe vóc dáng đẹp, sừng dài, cong đều. Hàm răng cũng phải đẹp bởi trâu là loài nhai lại và hay “cười” bất chợt.
Những lái trâu có kinh nghiệm trong vùng được mời đến. Cuộc săn tìm bắt đầu. Sau nhiều ngày lặn lội, đôi trâu ưng ý nhất được lái đưa về từ mạn ngược Sơn La. Có trâu rồi không phải cứ ngoắc xe vào mà kéo, còn phải đào tạo kỹ năng kéo xe đúng kiểu làm du lịch. Suốt một tháng ròng người ta dắt trâu đi đi, lại lại theo một lộ trình đã định sẵn trong làng để trâu vừa thuộc đường, vừa quen tai những âm thanh vốn xa lạ với chốn núi rừng như tiếng còi xe, tiếng máy công nông..., quen mắt với các sắc màu rực rỡ, lòe loẹt vốn hay làm cho trâu giật mình mà phi nước đại như điên.
Đang chở khách mà bất chợt chạy như thế thì tai họa không biết đâu mà lường. Trâu có đặc điểm là mùi mồ hôi rất khó chịu. Do vậy cứ sau hai lượt kéo lại phải xịt nước tắm cho trâu một lần, lau khô rồi xức nước hoa cẩn thận. Đồ ăn thức uống cho trâu cũng được chọn lựa kỹ càng. Thường là cỏ non đồng bãi, cháo gạo, cám ngon.
Ý tưởng dùng xe trâu như một hình thức quảng cáo đã đem lại thành công ngoài sức tưởng tượng. Liên tục từ tháng 3 năm 2005 đến nay, mỗi ngày hai cỗ xe trâu phục vụ ít nhất là năm, sáu đoàn khách, mỗi đoàn từ ba đến mười người. Anh Nguyễn Thế Quang, nhân viên quản lý bán hàng của công ty, cho biết: Không phải ai đến đây cũng có cơ hội đi xe trâu bởi các công ty du lịch đã đăng ký theo tour kín hết cả ngày.
Cuốc xe đi về “quá khứ”
Dù không đăng ký trước theo tour, nhưng chúng tôi được sắp xếp cho đi cùng với đoàn khách du lịch gồm ba phụ nữ Nhật Bản. Đó là bà Mi Chi Ko và con gái là cô May U Mi cùng bạn của họ, bà Ma Sa Ko. Con trâu đực mờm khoan thai rảo bước trên đường làng, những cửa hàng bán đồ gốm đủ màu sắc, chủng loại chầm chậm trôi qua trước mắt mọi người như một đoạn phim quay chậm, phô bày hết tất cả những gì đã làm nên danh tiếng gốm Bát Tràng, khiến mọi người đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác.
Ba nữ du khách mắt mở to hết cỡ như để ghi nhớ hết mọi cảnh vật, miệng líu lo nghe như chim hót. Tôi thì lại khác. Ngồi trên chiếc xe trâu dù đã được cách điệu, tôi như được trở về thời thơ ấu ở một vùng quê nghèo khó ven sông Lam. Lũ trẻ chúng tôi lúc đó buổi sáng đến trường cắm cái chữ vào đầu, buổi chiều theo cha, mẹ ra đồng cắm cây mạ, dảnh khoai xuống ruộng. Con trâu cái nhà tôi ngoài việc kéo cày, phải đảm nhận thêm vai trò “đầu máy” cho chiếc xe cải tiến. Khi việc đồng áng xong xuôi, tôi khoan khoái ngửa mình trên xe, phó mặc cho con trâu cặm cụi kéo xe muốn về đến nhà lúc nào cũng được…
Cỗ xe dừng lại. Đã đến cuối làng. Tôi giật mình, trở về thực tại. Du khách được hướng dẫn viên du lịch mời vào tham quan một lò gốm mà mọi công đoạn làm gốm còn được giữ nguyên vẹn như thuở ban đầu. Một lần nữa, vẻ nguyên sơ, thô mộc lại làm mê đắm mọi người.
Bà Ma Sa Kô mua một lô đồ gốm. Anh chàng hướng dẫn viên cho biết, bà không có ý định mua hàng vì sợ nặng bởi bà còn đi vào Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh rồi mới về Nhật Bản, nhưng đến đây, được đi trên cỗ xe tuyệt vời này, lại được nhìn tận mắt chứng kiến người Bát Tràng làm ra những sản phẩm hoàn hảo hoàn toàn bằng đôi bàn tay trần của mình chứ không phải bằng máy móc như bà đã nghĩ trước khi đến đây, tự nhiên bà cảm thấy cần phải mua một thứ gì đấy.
Khi lần giở những trang trong cuốn sổ ghi cảm tưởng của du khách để ở trụ sở của Công ty TNHH gốm sứ Minh Hải, tôi phát hiện ra một điều khá thú vị - khá nhiều người có cùng cảm xúc như tôi. Ông Na Xư Ki, 75 tuổi, người Nhật Bản viết: Đi trên cỗ xe do một con trâu kéo, nhìn những người nông dân làm gốm bằng tay tôi thấy như được trở lại quá khứ xa xưa nào đó. Thời mà mọi người đều hiền lành, tốt bụng và yêu thương nhau.
Một “chiêu” quảng cáo độc đáo
Người phát minh ra xe trâu phục vụ khách du lịch là anh Hải, người của Công ty TNHH gốm sứ Minh Hải - đơn vị chủ quản “hãng xe trâu” duy nhất ở Bát Tràng. Trong những tháng ngày ngược xuôi trong nước và ra cả nước ngoài quảng cáo hàng cho công ty, anh chợt nghĩ gốm, sứ thì nhà ai cũng có cả, muốn được nhiều người biết, tìm đến và nhớ đến công ty thì phải có cái gì mới lạ, hấp dẫn, độc đáo.
Ý tưởng làm xe do trâu kéo phục vụ khách du lịch nảy sinh. Anh chọn trâu mà không dùng bò hoặc ngựa bởi lẽ con trâu đã gắn bó thân thuộc với làng quê, với người nông dân cả nghìn đời nay. Tiêu chuẩn chọn trâu kéo xe được đề ra khá khắt khe. Trâu phải là trâu đực to, khỏe vóc dáng đẹp, sừng dài, cong đều. Hàm răng cũng phải đẹp bởi trâu là loài nhai lại và hay “cười” bất chợt.
Những lái trâu có kinh nghiệm trong vùng được mời đến. Cuộc săn tìm bắt đầu. Sau nhiều ngày lặn lội, đôi trâu ưng ý nhất được lái đưa về từ mạn ngược Sơn La. Có trâu rồi không phải cứ ngoắc xe vào mà kéo, còn phải đào tạo kỹ năng kéo xe đúng kiểu làm du lịch. Suốt một tháng ròng người ta dắt trâu đi đi, lại lại theo một lộ trình đã định sẵn trong làng để trâu vừa thuộc đường, vừa quen tai những âm thanh vốn xa lạ với chốn núi rừng như tiếng còi xe, tiếng máy công nông..., quen mắt với các sắc màu rực rỡ, lòe loẹt vốn hay làm cho trâu giật mình mà phi nước đại như điên.
Đang chở khách mà bất chợt chạy như thế thì tai họa không biết đâu mà lường. Trâu có đặc điểm là mùi mồ hôi rất khó chịu. Do vậy cứ sau hai lượt kéo lại phải xịt nước tắm cho trâu một lần, lau khô rồi xức nước hoa cẩn thận. Đồ ăn thức uống cho trâu cũng được chọn lựa kỹ càng. Thường là cỏ non đồng bãi, cháo gạo, cám ngon.
Ý tưởng dùng xe trâu như một hình thức quảng cáo đã đem lại thành công ngoài sức tưởng tượng. Liên tục từ tháng 3 năm 2005 đến nay, mỗi ngày hai cỗ xe trâu phục vụ ít nhất là năm, sáu đoàn khách, mỗi đoàn từ ba đến mười người. Anh Nguyễn Thế Quang, nhân viên quản lý bán hàng của công ty, cho biết: Không phải ai đến đây cũng có cơ hội đi xe trâu bởi các công ty du lịch đã đăng ký theo tour kín hết cả ngày.
Cuốc xe đi về “quá khứ”
Dù không đăng ký trước theo tour, nhưng chúng tôi được sắp xếp cho đi cùng với đoàn khách du lịch gồm ba phụ nữ Nhật Bản. Đó là bà Mi Chi Ko và con gái là cô May U Mi cùng bạn của họ, bà Ma Sa Ko. Con trâu đực mờm khoan thai rảo bước trên đường làng, những cửa hàng bán đồ gốm đủ màu sắc, chủng loại chầm chậm trôi qua trước mắt mọi người như một đoạn phim quay chậm, phô bày hết tất cả những gì đã làm nên danh tiếng gốm Bát Tràng, khiến mọi người đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác.
Ba nữ du khách mắt mở to hết cỡ như để ghi nhớ hết mọi cảnh vật, miệng líu lo nghe như chim hót. Tôi thì lại khác. Ngồi trên chiếc xe trâu dù đã được cách điệu, tôi như được trở về thời thơ ấu ở một vùng quê nghèo khó ven sông Lam. Lũ trẻ chúng tôi lúc đó buổi sáng đến trường cắm cái chữ vào đầu, buổi chiều theo cha, mẹ ra đồng cắm cây mạ, dảnh khoai xuống ruộng. Con trâu cái nhà tôi ngoài việc kéo cày, phải đảm nhận thêm vai trò “đầu máy” cho chiếc xe cải tiến. Khi việc đồng áng xong xuôi, tôi khoan khoái ngửa mình trên xe, phó mặc cho con trâu cặm cụi kéo xe muốn về đến nhà lúc nào cũng được…
Cỗ xe dừng lại. Đã đến cuối làng. Tôi giật mình, trở về thực tại. Du khách được hướng dẫn viên du lịch mời vào tham quan một lò gốm mà mọi công đoạn làm gốm còn được giữ nguyên vẹn như thuở ban đầu. Một lần nữa, vẻ nguyên sơ, thô mộc lại làm mê đắm mọi người.
Bà Ma Sa Kô mua một lô đồ gốm. Anh chàng hướng dẫn viên cho biết, bà không có ý định mua hàng vì sợ nặng bởi bà còn đi vào Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh rồi mới về Nhật Bản, nhưng đến đây, được đi trên cỗ xe tuyệt vời này, lại được nhìn tận mắt chứng kiến người Bát Tràng làm ra những sản phẩm hoàn hảo hoàn toàn bằng đôi bàn tay trần của mình chứ không phải bằng máy móc như bà đã nghĩ trước khi đến đây, tự nhiên bà cảm thấy cần phải mua một thứ gì đấy.
Khi lần giở những trang trong cuốn sổ ghi cảm tưởng của du khách để ở trụ sở của Công ty TNHH gốm sứ Minh Hải, tôi phát hiện ra một điều khá thú vị - khá nhiều người có cùng cảm xúc như tôi. Ông Na Xư Ki, 75 tuổi, người Nhật Bản viết: Đi trên cỗ xe do một con trâu kéo, nhìn những người nông dân làm gốm bằng tay tôi thấy như được trở lại quá khứ xa xưa nào đó. Thời mà mọi người đều hiền lành, tốt bụng và yêu thương nhau.
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết