†_Quê hương VN: Mjền Bắc_†
Trang 1 trong tổng số 1 trang
†_Quê hương VN: Mjền Bắc_†
Thủ đô Hà Nội
Văn Miếu
Hà Nội nằm ở vị trí trung tâm đồng bằng Bắc Bộ, giới hạn trong khoảng từ 20o 53' đến 21o 23' vĩ độ Bắc, 105o 44' đến 106o 02' kinh độ đông, tiếp giáp với 5 tỉnh: Bắc Thái ở phía bắc, Bắc Ninh và Hưng Yên ở phía đông, Hà Tây và Vĩnh Phúc ở phía nam và phía tây. Hà Nội có diện tích tự nhiên 918,1 km2, khoảng cách dài nhất từ phía bắc xuống phía nam là trên 50km và chỗ rộng nhất từ tây sang đông 30 km. Điểm cao nhất là núi Chân Chim: 462 m (huyện Sóc Sơn); nơi thấp nhất thuộc xã Gia Thụy (huyện Gia Lâm) 12 m so với mặt nước biển. Hà Nội nằm hai bên bờ sông Hồng, giữa vùng đồng bằng Bắc Bộ trù phú và nổi tiếng từ lâu đời, Hà Nội có vị trí và địa thế đẹp, thuận lợi để trở thành trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, khoa học và đầu mối giao thông quan trọng của cả nước.
Hà Nội, Thủ đô của Việt Nam đã có một lịch sử ngàn năm. Nằm giữa ngã ba hợp lưu sông Hồng và sông Tô Lịch, từ giữa thế kỷ V trong thời kỳ đô hộ của phong kiến Trung Hoa, nơi đây là một thị trấn mang tên Tống Bình. Thế kỷ thứ VII, nhà Tuỳ chọn Tống Bình làm nơi đặt trị sở của chính quyền đô hộ đã cho xây một tường đất bao quanh gọi là La Thành. Đến cuối thế kỷ IX, thành được mở rộng gọi là Đại La. Mùa xuân năm 1010, vua Lý Thái Tổ, người mở đầu vương triều Lý quyết định dời đô từ Hoa Lư ra Đại La. Theo truyền thuyết, khi thuyền của nhà vua đến gần thành thì thấy một con rồng vàng từ thành bay lên. Nhà vua liền đặt tên cho kinh đô là Thăng Long.
Sau này kinh đô còn mang thêm những tên gọi khác: Đông Đô, Đông Kinh. Đến thế kỷ XIX, nhà Nguyễn lên ngôi, đóng đô ở Phú Xuân (Huế). Năm 1831, vua Minh Mạng đã đổi tên Thăng Long thành Hà Nội, có nghĩa là "thành phố nằm giữa các con sông". Không là kinh đô nữa, nhưng hơn 10 thế kỷ tồn tại đã khiến Hà Nội trở thành trung tâm văn hoá của cả nước. Sau cuộc cách mạng năm 1945, vai trò thủ đô lại trở về với Hà Nội.
Qua hàng nghìn năm thăng trầm, bộ mặt Hà Nội đã trải nhiều thay đổi. Do những công trình xây dựng xưa chủ yếu làm bằng gỗ nên phần lớn đã bị huỷ hoại theo thời gian. Thành phố nhiều lần bị tàn phá do thiên tai, hoả hoạn hoặc do bàn tay kẻ xâm lược, chưa kể sự biến đổi sau mỗi triều đại, nhất là sau cuộc chinh phục của người Pháp năm 1882. Thành phố cũng đã được tái thiết nhiều lần. Hà Nội ngày nay đã trở nên rất rộng lớn so với nửa thế kỷ trước. Thành phố gồm có 7 quận nội thành: Hoàn Kiếm, Ba Đình, Hai Bà Trưng, Đống Đa, Tây Hồ, Thanh Xuân, Cầu Giấy và 5 huyện ngoại thành: Từ Liêm, Thanh Trì, Gia Lâm, Đông Anh, Sóc Sơn.
Hà Nội đang ngày càng phát triển. Song song với việc xây dựng những khu phố mới, việc phục hồi nguyên trạng những khu phố xưa cũng là chủ trương của thành phố. Nhiều khu đô thị mới, trung tâm thương mại, khu công nghiệp nối tiếp nhau mọc lên. Bên cạnh đó ta vẫn thấy một Hà Nội với phố cổ rêu phong, với ngôi chùa tịch mịch, với mái đình lãng đãng bóng thời gian, cùng những con đường dài xanh mướt bóng cây. Chính những kiến trúc còn sót lại như các đình chùa, mà đáng chú ý nhất là Chùa Một, hay quần thể các đền chùa giữa hồ Hoàn Kiếm... vẫn được gìn giữ trân trọng, tạo cho thành phố một nét cổ kính đáng yêu.
Trong quá trình phát triển, Hà Nội cũng không quên bảo vệ và tôn tạo những hồ lớn, vừa là nơi nghỉ ngơi giải trí của người dân, vừa là nơi đem lại những không gian xanh và điều hoà khí hậu cho thành phố. Du khách khi đến Hà Nội sẽ không thể quên những địa danh đã trở thành niềm tự hào của Hà Nội như Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Chùa Một Cột, Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Hồ Tây, Hồ Hoàn Kiếm...
Hà Nội còn là chiếc nôi của những bàn tay thủ công tài hoa và tinh xảo. Những làng nghề như Bát Tràng, Ngũ Xã, Yên Thái vẫn đang góp phần giữ gìn nét đẹp truyền thống cho Hà Nội.
Bảo tồn, tôn trọng những giá trị của nghìn xưa, đồng thời phát triển những tinh hoa của thế giới hiện đại, Hà Nội đang ngày ngày tự đổi mới, phát huy trí tuệ và tài năng của mình để xứng đáng là trái tim của Việt nam và là điểm dừng chân lý tưởng cho du khách bốn phương.
Văn Miếu
Hà Nội nằm ở vị trí trung tâm đồng bằng Bắc Bộ, giới hạn trong khoảng từ 20o 53' đến 21o 23' vĩ độ Bắc, 105o 44' đến 106o 02' kinh độ đông, tiếp giáp với 5 tỉnh: Bắc Thái ở phía bắc, Bắc Ninh và Hưng Yên ở phía đông, Hà Tây và Vĩnh Phúc ở phía nam và phía tây. Hà Nội có diện tích tự nhiên 918,1 km2, khoảng cách dài nhất từ phía bắc xuống phía nam là trên 50km và chỗ rộng nhất từ tây sang đông 30 km. Điểm cao nhất là núi Chân Chim: 462 m (huyện Sóc Sơn); nơi thấp nhất thuộc xã Gia Thụy (huyện Gia Lâm) 12 m so với mặt nước biển. Hà Nội nằm hai bên bờ sông Hồng, giữa vùng đồng bằng Bắc Bộ trù phú và nổi tiếng từ lâu đời, Hà Nội có vị trí và địa thế đẹp, thuận lợi để trở thành trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, khoa học và đầu mối giao thông quan trọng của cả nước.
Hà Nội, Thủ đô của Việt Nam đã có một lịch sử ngàn năm. Nằm giữa ngã ba hợp lưu sông Hồng và sông Tô Lịch, từ giữa thế kỷ V trong thời kỳ đô hộ của phong kiến Trung Hoa, nơi đây là một thị trấn mang tên Tống Bình. Thế kỷ thứ VII, nhà Tuỳ chọn Tống Bình làm nơi đặt trị sở của chính quyền đô hộ đã cho xây một tường đất bao quanh gọi là La Thành. Đến cuối thế kỷ IX, thành được mở rộng gọi là Đại La. Mùa xuân năm 1010, vua Lý Thái Tổ, người mở đầu vương triều Lý quyết định dời đô từ Hoa Lư ra Đại La. Theo truyền thuyết, khi thuyền của nhà vua đến gần thành thì thấy một con rồng vàng từ thành bay lên. Nhà vua liền đặt tên cho kinh đô là Thăng Long.
Sau này kinh đô còn mang thêm những tên gọi khác: Đông Đô, Đông Kinh. Đến thế kỷ XIX, nhà Nguyễn lên ngôi, đóng đô ở Phú Xuân (Huế). Năm 1831, vua Minh Mạng đã đổi tên Thăng Long thành Hà Nội, có nghĩa là "thành phố nằm giữa các con sông". Không là kinh đô nữa, nhưng hơn 10 thế kỷ tồn tại đã khiến Hà Nội trở thành trung tâm văn hoá của cả nước. Sau cuộc cách mạng năm 1945, vai trò thủ đô lại trở về với Hà Nội.
Qua hàng nghìn năm thăng trầm, bộ mặt Hà Nội đã trải nhiều thay đổi. Do những công trình xây dựng xưa chủ yếu làm bằng gỗ nên phần lớn đã bị huỷ hoại theo thời gian. Thành phố nhiều lần bị tàn phá do thiên tai, hoả hoạn hoặc do bàn tay kẻ xâm lược, chưa kể sự biến đổi sau mỗi triều đại, nhất là sau cuộc chinh phục của người Pháp năm 1882. Thành phố cũng đã được tái thiết nhiều lần. Hà Nội ngày nay đã trở nên rất rộng lớn so với nửa thế kỷ trước. Thành phố gồm có 7 quận nội thành: Hoàn Kiếm, Ba Đình, Hai Bà Trưng, Đống Đa, Tây Hồ, Thanh Xuân, Cầu Giấy và 5 huyện ngoại thành: Từ Liêm, Thanh Trì, Gia Lâm, Đông Anh, Sóc Sơn.
Hà Nội đang ngày càng phát triển. Song song với việc xây dựng những khu phố mới, việc phục hồi nguyên trạng những khu phố xưa cũng là chủ trương của thành phố. Nhiều khu đô thị mới, trung tâm thương mại, khu công nghiệp nối tiếp nhau mọc lên. Bên cạnh đó ta vẫn thấy một Hà Nội với phố cổ rêu phong, với ngôi chùa tịch mịch, với mái đình lãng đãng bóng thời gian, cùng những con đường dài xanh mướt bóng cây. Chính những kiến trúc còn sót lại như các đình chùa, mà đáng chú ý nhất là Chùa Một, hay quần thể các đền chùa giữa hồ Hoàn Kiếm... vẫn được gìn giữ trân trọng, tạo cho thành phố một nét cổ kính đáng yêu.
Trong quá trình phát triển, Hà Nội cũng không quên bảo vệ và tôn tạo những hồ lớn, vừa là nơi nghỉ ngơi giải trí của người dân, vừa là nơi đem lại những không gian xanh và điều hoà khí hậu cho thành phố. Du khách khi đến Hà Nội sẽ không thể quên những địa danh đã trở thành niềm tự hào của Hà Nội như Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Chùa Một Cột, Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Hồ Tây, Hồ Hoàn Kiếm...
Hà Nội còn là chiếc nôi của những bàn tay thủ công tài hoa và tinh xảo. Những làng nghề như Bát Tràng, Ngũ Xã, Yên Thái vẫn đang góp phần giữ gìn nét đẹp truyền thống cho Hà Nội.
Bảo tồn, tôn trọng những giá trị của nghìn xưa, đồng thời phát triển những tinh hoa của thế giới hiện đại, Hà Nội đang ngày ngày tự đổi mới, phát huy trí tuệ và tài năng của mình để xứng đáng là trái tim của Việt nam và là điểm dừng chân lý tưởng cho du khách bốn phương.
Re: †_Quê hương VN: Mjền Bắc_†
Bắc Cạn
Diện tích: 4 795 540 km2
Dân số (2001): 283 000 người
Tỉnh lỵ: Thị xã Bắc Kạn
Các huyện:Ba Bể, Ngân Sơn, Chợ Đồn, Na Rì, Chợ Mới, Bạch Thông
Dân tộc:Việt (Kinh), Tày, Nùng, Dao...
Khí hậu của tỉnh chia lam 2 mùa: mùa mưa và mùa khô. Nhiệt độ trung bình năm khoảng 25 độ C
Bắc Kạn là tỉnh thuộc miền núi và trung du, phía bắc giáp Cao Bằng, phía đông nam giáp Lạng Sơn, phía tây giáp Tuyên Quang, phía nam giáp Thái Nguyên.
Địa hình của tỉnh chủ yếu là đồi núi, trung du, hệ thống sông ngòi dày đặc.
Giao thông: đường bộ, đường thủy đều thuận lợi.
Bắc Kạn có tiềm năng khoáng sản đa dạng, tiềm năng về rừng, đặc biệt là các khu rừng nguyên sinh với hệ thống động thực vật rất phong phú.
Thế mạnh kinh tế: Lâm nghiệp và khoáng sản (chủ yếu là than ở Ngân Sơn)
Đến với Bắc Cạn , bạn sẽ cảm thấy bất ngờ trước vẻ đẹp hùng vĩ của hồ Ba Bể cũng như cảnh quan thiên nhiên tuyệt vời mà tạo hoá đã ban cho vùng đất này qua khu bảo tồn thiên nhiên Kim Hỷ và vườn quốc gia Ba Bể .
Hồ Ba Bể, một hồ kiến tạo lớn nhất miền Bắc Việt Nam giữa vùng đá phiến và đá vôi. Hồ dài hơn 8 km, rộng 3 km, sâu khoảng 20 đến 30 m. Hồ Ba Bể ở độ cao 145 m so với mặt nước biển, diện tích mặt hồ khoảng 500 ha được bao bọc bởi những dãy núi đá vôi có nhiều hang động và những suối ngầm khi ẩn khi hiện. Toàn cảnh hồ như một bức tranh thuỷ mặc làm say lòng nhiều du khách từ xưa đến nay. Trong hồ có khoảng 50 loại cá trong đó có những loại quý hiếm mới phát hiện như cá cóc Ba Bể, cá chiên ở thác Đầu Đẳng và một số loài quý hiếm như cá chép kình, cá rầm xanh...
Vườn quốc gia Ba Bể di sản thiên nhiên quí giá, có diện tích 23.340 ha. 417 loài thực vật và 299 loài động vật có xương sống.
Khu bảo tồn thiên nhiên Kim Hỷ là nơi lưu trữ và bảo tồn của nguồn gen quý giá của các loài động thực vật quý hiếm .
Là nơi sinh sống của các dân tộc Việt (Kinh), Tày, Nùng, Dao... Bắc Cạn có những lễ hội đặc sắc của mình như lễ hội mùa xuân hồ Ba Bể , lễ hội Lồng Tồng . Nếu bạn đến vào thời gian diễn ra lễ hội , bạn sẽ cảm nhận được không khí tưng bừng náo nhiệt của nơi đây . Cùng tham gia lễ hội với người dân , thưởng thức cơm lam với thịt nướng là kỷ niệm không thể nào quên được khi bạn rời vùng đất này .
Diện tích: 4 795 540 km2
Dân số (2001): 283 000 người
Tỉnh lỵ: Thị xã Bắc Kạn
Các huyện:Ba Bể, Ngân Sơn, Chợ Đồn, Na Rì, Chợ Mới, Bạch Thông
Dân tộc:Việt (Kinh), Tày, Nùng, Dao...
Khí hậu của tỉnh chia lam 2 mùa: mùa mưa và mùa khô. Nhiệt độ trung bình năm khoảng 25 độ C
Bắc Kạn là tỉnh thuộc miền núi và trung du, phía bắc giáp Cao Bằng, phía đông nam giáp Lạng Sơn, phía tây giáp Tuyên Quang, phía nam giáp Thái Nguyên.
Địa hình của tỉnh chủ yếu là đồi núi, trung du, hệ thống sông ngòi dày đặc.
Giao thông: đường bộ, đường thủy đều thuận lợi.
Bắc Kạn có tiềm năng khoáng sản đa dạng, tiềm năng về rừng, đặc biệt là các khu rừng nguyên sinh với hệ thống động thực vật rất phong phú.
Thế mạnh kinh tế: Lâm nghiệp và khoáng sản (chủ yếu là than ở Ngân Sơn)
Đến với Bắc Cạn , bạn sẽ cảm thấy bất ngờ trước vẻ đẹp hùng vĩ của hồ Ba Bể cũng như cảnh quan thiên nhiên tuyệt vời mà tạo hoá đã ban cho vùng đất này qua khu bảo tồn thiên nhiên Kim Hỷ và vườn quốc gia Ba Bể .
Hồ Ba Bể, một hồ kiến tạo lớn nhất miền Bắc Việt Nam giữa vùng đá phiến và đá vôi. Hồ dài hơn 8 km, rộng 3 km, sâu khoảng 20 đến 30 m. Hồ Ba Bể ở độ cao 145 m so với mặt nước biển, diện tích mặt hồ khoảng 500 ha được bao bọc bởi những dãy núi đá vôi có nhiều hang động và những suối ngầm khi ẩn khi hiện. Toàn cảnh hồ như một bức tranh thuỷ mặc làm say lòng nhiều du khách từ xưa đến nay. Trong hồ có khoảng 50 loại cá trong đó có những loại quý hiếm mới phát hiện như cá cóc Ba Bể, cá chiên ở thác Đầu Đẳng và một số loài quý hiếm như cá chép kình, cá rầm xanh...
Vườn quốc gia Ba Bể di sản thiên nhiên quí giá, có diện tích 23.340 ha. 417 loài thực vật và 299 loài động vật có xương sống.
Khu bảo tồn thiên nhiên Kim Hỷ là nơi lưu trữ và bảo tồn của nguồn gen quý giá của các loài động thực vật quý hiếm .
Là nơi sinh sống của các dân tộc Việt (Kinh), Tày, Nùng, Dao... Bắc Cạn có những lễ hội đặc sắc của mình như lễ hội mùa xuân hồ Ba Bể , lễ hội Lồng Tồng . Nếu bạn đến vào thời gian diễn ra lễ hội , bạn sẽ cảm nhận được không khí tưng bừng náo nhiệt của nơi đây . Cùng tham gia lễ hội với người dân , thưởng thức cơm lam với thịt nướng là kỷ niệm không thể nào quên được khi bạn rời vùng đất này .
Re: †_Quê hương VN: Mjền Bắc_†
Bắc Giang
Bắc Giang là tỉnh ở miền trung du và giáp với châu thổ đồng bằng Bắc bộ. Phía bắc và đông bắc giáp tỉnh Lạng Sơn, phía tây và tây bắc giáp Hà Nội, Thái Nguyên, phía nam và đông nam giáp tỉnh Bắc Ninh, Hải Dương và Quảng Ninh . Với diện tích 3817 km2 cùng với địa hình đồng bằng, trung du, đồi núi , Bắc Giang có nhiều điều mới lạ dành cho du khách .
Đến với Bắc Giang , chúng ta không thể bỏ qua thứ rượu vang danh Nam Bắc - rượu làng Vân . Thứ rượu trong vắt ấy cùng với bánh đa Kế đã tạo nên nét đẹp ẩm thực cho vùng Bắc Giang . Nếm thử thứ rượu này người khó tính nhất cũng phải thừa nhận rằng nó ngon thật . Nó ngon từ màu sắc đến mùi vị . Nhìn chai rượu trong vắt , hương thơm nồng nàn , thử nhấp một tí ta sẽ cảm nhận được sức nóng của nó lan toả dần từ lưỡi đi xuống cổ họng rồi đi xuống lục phủ ngũ tạng . Rượu đi tới đâu biết đến đấy . Uống cạn chén rượu rồi mà hương thơm vẫn còn vương vấn đâu đây như làn gió cuối thu mang chút hương hoa còn sót lại .
Bên cạnh rượu làng Vân , chúng ta phải kể đến những khu du lịch nổi tiếng của vùng đất này như khu du lịch Suối Mỡ , làng cổ Thổ Hà với nghề gốm truyền thống lâu đời .
Đến Thổ Hà , chúng ta đến với nghề làm gốm gốm có truyền thống 6 thế kỷ tồn tại và phát triển . Gốm ở đây hơn nơi khác là không phải dùng men . Gốm của Thổ Hà để nghìn năm không bị mất màu
Là mảnh đất có nhiều dân tộc sinh sống như Việt , Nùng, Tày,Sán Chay,Sán Dìu, Hoa , Bắc Giang có truyền thống văn hoá khá phong phú . Bắc Giang có các lễ hội như hội Yên Thế , hội Xuân , hội trám rụng , hội đền Suối Mỡ trong năm .
Bắc Giang là tỉnh ở miền trung du và giáp với châu thổ đồng bằng Bắc bộ. Phía bắc và đông bắc giáp tỉnh Lạng Sơn, phía tây và tây bắc giáp Hà Nội, Thái Nguyên, phía nam và đông nam giáp tỉnh Bắc Ninh, Hải Dương và Quảng Ninh . Với diện tích 3817 km2 cùng với địa hình đồng bằng, trung du, đồi núi , Bắc Giang có nhiều điều mới lạ dành cho du khách .
Đến với Bắc Giang , chúng ta không thể bỏ qua thứ rượu vang danh Nam Bắc - rượu làng Vân . Thứ rượu trong vắt ấy cùng với bánh đa Kế đã tạo nên nét đẹp ẩm thực cho vùng Bắc Giang . Nếm thử thứ rượu này người khó tính nhất cũng phải thừa nhận rằng nó ngon thật . Nó ngon từ màu sắc đến mùi vị . Nhìn chai rượu trong vắt , hương thơm nồng nàn , thử nhấp một tí ta sẽ cảm nhận được sức nóng của nó lan toả dần từ lưỡi đi xuống cổ họng rồi đi xuống lục phủ ngũ tạng . Rượu đi tới đâu biết đến đấy . Uống cạn chén rượu rồi mà hương thơm vẫn còn vương vấn đâu đây như làn gió cuối thu mang chút hương hoa còn sót lại .
Bên cạnh rượu làng Vân , chúng ta phải kể đến những khu du lịch nổi tiếng của vùng đất này như khu du lịch Suối Mỡ , làng cổ Thổ Hà với nghề gốm truyền thống lâu đời .
Đến Thổ Hà , chúng ta đến với nghề làm gốm gốm có truyền thống 6 thế kỷ tồn tại và phát triển . Gốm ở đây hơn nơi khác là không phải dùng men . Gốm của Thổ Hà để nghìn năm không bị mất màu
Là mảnh đất có nhiều dân tộc sinh sống như Việt , Nùng, Tày,Sán Chay,Sán Dìu, Hoa , Bắc Giang có truyền thống văn hoá khá phong phú . Bắc Giang có các lễ hội như hội Yên Thế , hội Xuân , hội trám rụng , hội đền Suối Mỡ trong năm .
Re: †_Quê hương VN: Mjền Bắc_†
Bắc Ninh
Bắc Ninh là một tỉnh thuộc vùng đồng bằng và trung du Bắc bộ. Phía bắc giáp Bắc Giang, phía đông và đông nam giáp Hải Dương, phía tây giáp Hà Nội, phía nam giáp Hưng Yên. Tỉnh lỵ Bắc Ninh cách Hà Nội hơn 30 km, theo quốc lộ 1A. Tỉnh có nhiều sông lớn, vì vậy hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt và đường sông đều thuận lợi cho việc phát triển kinh tế và văn hoá. Địa hình chủ yếu là đồng bằng, có nhiều địa danh đẹp đã nổi tiếng trong thơ ca: sông Cầu, núi Thiên Thai...
Nói đến Bắc Ninh là nhắc đến làn điệu dân ca quan họ nổi tiếng của nơi này , là nhắc tới làng tranh Đông Hồ
Nghề vẽ tranh dân gian của làng Ðông Hồ đã có từ rất lâu đời. Tranh Ðông Hồ trước đây được vẽ chủ yếu để phục vụ Tết Nguyên đán.Hầu hết tranh Ðông Hồ đều phản ánh ước nguyện về cuộc sống yên bình, hạnh phúc, thịnh vượng. Nhiều tranh vẽ những con vật gần gũi với đời sống con người như bò, lợn, heo, chó, mèo, gà.
Muốn thưởng thức quan họ , du khách phải đến làng quan họ Viêm Xá (hay còn gọi là Diềm Xá) nay thuộc xã Hoà Long, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh. Viêm Xá là làng quan họ gốc và thuỷ tổ của làn điệu dân ca . Làng có con sông Ngũ Huyện chảy vòng như dải lụa rồi nhập với sông Cầu soi bóng núi Kim Sơn đầu làng tạo nên một thế đất sơn thuỷ hữu tình .
Các thế hệ nghệ nhân quan họ của làng Viêm Xá luôn ý thức trong tâm khảm vốn mộc mạc, đằm thắm của mình cái sứ mạng tự nhiên là sống hết mình với dân ca quê hương, làm tất cả những gì có thể để bảo tồn và phát triển di sản quý báu đã trở thành tài sản chung của dân tộc.
Bắc Ninh là một tỉnh thuộc vùng đồng bằng và trung du Bắc bộ. Phía bắc giáp Bắc Giang, phía đông và đông nam giáp Hải Dương, phía tây giáp Hà Nội, phía nam giáp Hưng Yên. Tỉnh lỵ Bắc Ninh cách Hà Nội hơn 30 km, theo quốc lộ 1A. Tỉnh có nhiều sông lớn, vì vậy hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt và đường sông đều thuận lợi cho việc phát triển kinh tế và văn hoá. Địa hình chủ yếu là đồng bằng, có nhiều địa danh đẹp đã nổi tiếng trong thơ ca: sông Cầu, núi Thiên Thai...
Nói đến Bắc Ninh là nhắc đến làn điệu dân ca quan họ nổi tiếng của nơi này , là nhắc tới làng tranh Đông Hồ
Nghề vẽ tranh dân gian của làng Ðông Hồ đã có từ rất lâu đời. Tranh Ðông Hồ trước đây được vẽ chủ yếu để phục vụ Tết Nguyên đán.Hầu hết tranh Ðông Hồ đều phản ánh ước nguyện về cuộc sống yên bình, hạnh phúc, thịnh vượng. Nhiều tranh vẽ những con vật gần gũi với đời sống con người như bò, lợn, heo, chó, mèo, gà.
Muốn thưởng thức quan họ , du khách phải đến làng quan họ Viêm Xá (hay còn gọi là Diềm Xá) nay thuộc xã Hoà Long, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh. Viêm Xá là làng quan họ gốc và thuỷ tổ của làn điệu dân ca . Làng có con sông Ngũ Huyện chảy vòng như dải lụa rồi nhập với sông Cầu soi bóng núi Kim Sơn đầu làng tạo nên một thế đất sơn thuỷ hữu tình .
Các thế hệ nghệ nhân quan họ của làng Viêm Xá luôn ý thức trong tâm khảm vốn mộc mạc, đằm thắm của mình cái sứ mạng tự nhiên là sống hết mình với dân ca quê hương, làm tất cả những gì có thể để bảo tồn và phát triển di sản quý báu đã trở thành tài sản chung của dân tộc.
Re: †_Quê hương VN: Mjền Bắc_†
Cao Bằng
Cao Bằng là tỉnh biên cương cực Bắc của Tổ quốc, núi non trùng điệp, phong cảnh hữu tình, nhiều địa danh lịch sử, sản vật nổi tiếng... ở vùng đất địa linh nhân kiệt này, tình người và hồn sông núi luôn hòa quyện vào nhau thắm tình non nước.
Không chỉ có những cảnh đẹp kỳ vĩ, những quần thể đá vôi uy nghi tráng lệ, những con đường như dải lụa trong sương mờ, những ruộng bậc thang đượm mùa vàng, Cao Bằng còn được biết đến với những cảnh đẹp nổi tiếng, được cấp bằng danh thắng quốc gia. Đó là động Ngườm Ngoa với cấu tạo tự nhiên dài hơn 2 km, có không khí mát lạnh làm mê hồn người. Càng đi sâu vào hang, càng nhiều hình thù kỳ ảo khiến chúng ta như lạc vào mê cung trong cảnh thần tiên. Đó là thác Bản Giốc với dòng nước từ trên núi cao đổ xuống sông Quây Sơn, tạo nên dòng thác ba tầng tuyệt đẹp. Trong ánh nắng, hơi nước bốc lên tạo thành bức tranh bảy sắc làm cả một vùng núi rừng trở nên huyền ảo....
Không chỉ có cảnh đẹp hữu tình, Cao Bằng còn là một địa chỉ đỏ để du khách hành hương về cội nguồn, thăm lại những khu di tích lịch sử của đất nước. Từ thị xã, theo con đường Cao Bằng - Pác Bó, chúng ta sẽ đến đầu nguồn Pác Bó, nơi Bác Hồ sống, làm việc và vạch ra con đường lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Suối Lê-nin, núi Các Mác với non xanh nước biếc ẩn hiện trong sương mờ khiến lòng người bâng khuâng, lưu luyến... Vẫn còn đó cột mốc 108 và cây si già như chứng tích lịch sử chứng kiến giây phút đầu tiên Bác trở về Tổ quốc sau 30 năm xa cách. ở lưng chừng núi, hang Cốc Bó quanh năm lạnh lẽo và ẩm ướt đã từng là nơi ở của Người. Xa xa, bên bờ suối là chiếc “bàn đá chông chênh” nơi Bác ngồi “dịch sử Đảng”.... Đến Pác Bó thăm Nhà lưu niệm Bác Hồ, du khách hãy ghé qua Nà Mạ thắp một nén nhang thơm bên mộ Kim Đồng, người thiếu niên anh hùng đã hi sinh vì Tổ quốc. Dọc tỉnh lộ 34 đến thị trấn Nguyên Bình, chúng ta theo đường 203, dài 17 km tới khu rừng Trần Hưng Đạo, nơi thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân để ôn lại những chiến công của Quân đội nhân dân Việt Nam và thăm quần thể Khu di tích lịch sử Lam Sơn, nơi Bác Hồ cùng các đồng chí lãnh đạo cách mạng hoạt động và mở lớp huấn luyện chính trị (5/1942)... Trở về thị xã, theo đường 203, du khách sẽ được ngắm những cánh đồng bát ngát bốn mùa xanh tươi của lòng chảo Hòa An, sông Bằng Giang mùa trong, mùa đục như nhắc lại những dấu ấn lịch sử. ở nơi đây, Nùng Tồn Phúc (1079), Bế Khắc Thiệu (1441), nhà Mạc (1594-1677) đã dựng đế đô trấn giữ một phương. Thành nhà Mạc, đền thờ Thạch Sanh, Nùng Chí Cao còn in đậm trong tâm trí bao người với những huyền thoại của cha ông.
Đến Cao Bằng, du khách sẽ được thưởng thức những món ăn dân tộc và đặc sản nổi tiếng như: cơm lam, bánh khảo, quả mác mật... nhất là hạt dẻ Trùng Khánh, ai đã ăn một lần sẽ nhớ mãi. Hạt dẻ Trùng Khánh màu nâu sẫm, căng tròn, to bằng ngón chân cái. Bạn có thể nướng vùi than, rang lửa hay luộc làm dậy lên mùi thơm nồng nàn, vị ngọt bùi kèm theo sự béo ngậy rất đặc trưng khiến cho lòng người thêm vương vấn. Xa hơn nữa về phía Đông Nam tỉnh, chúng ta sẽ đến với những rừng quế, rừng hồi bạt ngàn hay rừng lê trĩu quả ở Đông Khê.
Trong thời kỳ đổi mới, Cao Bằng đang từng bước phát triển vượt bậc về kinh tế. Đường phố rộng thênh thang, nhà cửa cao tầng mọc lên san sát, những khu đô thị mới đang dần hình thành. Trong tỉnh, nhiều nhà máy công nghiệp và chế biến lâm, thổ sản ra đời. Các sản phẩm như gang đúc, thiếc thỏi, quặng sắt, fero các loại của Công ty Khoáng sản và Luyện kim Cao Bằng đã nổi tiếng trong cả nước cùng với chiếu trúc Cao Bằng, chè đắng, chè dây Thông Nông...
Với những thế mạnh của mình, Cao Bằng đã đẩy nhanh tiến độ dịch chuyển cơ cấu nông, lâm, công nghiệp. Trong năm qua, nhịp độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh đạt mức trên 10%, thu nhập bình quân đầu người đạt gần 300 USD, đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện, tình hình chính trị, trật tự an toàn xã hội được bảo đảm. Đến Cao Bằng hôm nay, dạo quanh thị xã trong đêm để cảm nhận phố núi theo cách riêng của mình cũng thật thú vị. Dưới ánh đèn cao áp, thị xã bình yên và nhỏ bé với những đường phố tĩnh lặng trải mình theo bóng cây. Dọc những dãy phố chính, biển hiệu của các cửa hàng đủ màu sắc gọi mời khách. Càng về khuya cảnh vật càng lung linh huyền ảo, không ồn ào, vội vã, lòng người sẽ thật thanh thảnh khi được hít thở không khí trong lành của đất trời mênh mang.
Đã bao mùa đi qua, thời gian làm cho cảnh vật biến đổi nhưng mỗi khi lên Cao Bằng, ai đó đều nhớ mãi câu hát: “Người Cao Bằng mời rượu cả chum, mời quả cả cây... Tin nhau không nói nhiều lời... Khi xa rồi vẫn nhớ. Người ơi!”
Vẻ đẹp thiên nhiên tuyệt mỹ, phong cảnh núi non hùng vĩ cùng nhiều di tích lịch sử nổi tiếng và những nét sinh hoạt văn hoá đa dạng, đậm đà bản sắc của chín dân tộc (Tày, Nùng, Dao, Mông, Kinh, Hoa, Sán Chỉ…) đã khiến Cao Bằng trở thành điểm du lịch hấp dẫn, điểm đến của du khách.
Từ lâu, Cao Bằng đã nổi tiếng với câu ca:
“Nàng về nuôi cái cùng con
Để anh đi trẩy nước non Cao Bằng”
Cao Bằng là mảnh đất giàu truyền thống cách mạng và được biết đến bởi các di tích lịch sử - văn hoá qua những giai đoạn đấu tranh oanh liệt của đất nước, như hang Pác Bó, suối lê Nin, Khuổi Nậm, nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đặt dấu chân đầu tiên khi trở về nước để lãnh đạo cuộc cách mạng giải phóng dân tộc trong nửa đầu những năm 1940. Trong số 224 di tích lịch sử và danh thắng hiện có trên toàn tỉnh, 23 di tích đã được xếp hạng quốc gia và 6 di tích được địa phương xếp hạng. Cuộc hành trình về với cội nguồn của cách mạng sẽ gợi nhớ trong ký ức và tâm hồn của mỗi người dân đất Việt về một miền non nước nổi tiếng. Nhắc đến Cao Bằng là nói đến nhiều địa danh ghi dấu cho một thời kỳ lịch sử oai hùng: Rừng Trần Hưng Đạo, Đông Khê, Lam Sơn…đã trở thành nguồn cảm hứng sáng tạo cho thi, ca, nhạc, hoạ.
Đến Cao Bằng, quý khách sẽ được thưởng ngoạn khung cảnh thiên nhiên nên thơ với Thác Bản Giốc, Hồ Thang hen, Hồ Khuổi Lái, những hang động có nguyên vẻ hoang sơ (Ngườm Ngao, Ngườm Sập…) được đánh giá là đẹp vào bậc nhất ở Đông Nam Á.
Người Cao Bằng có tấm lòng chân thành, cởi mở và vô cùng hiếu khách. Mời bạn hãy đến với Cao Bằng!
Cao Bằng là tỉnh biên cương cực Bắc của Tổ quốc, núi non trùng điệp, phong cảnh hữu tình, nhiều địa danh lịch sử, sản vật nổi tiếng... ở vùng đất địa linh nhân kiệt này, tình người và hồn sông núi luôn hòa quyện vào nhau thắm tình non nước.
Không chỉ có những cảnh đẹp kỳ vĩ, những quần thể đá vôi uy nghi tráng lệ, những con đường như dải lụa trong sương mờ, những ruộng bậc thang đượm mùa vàng, Cao Bằng còn được biết đến với những cảnh đẹp nổi tiếng, được cấp bằng danh thắng quốc gia. Đó là động Ngườm Ngoa với cấu tạo tự nhiên dài hơn 2 km, có không khí mát lạnh làm mê hồn người. Càng đi sâu vào hang, càng nhiều hình thù kỳ ảo khiến chúng ta như lạc vào mê cung trong cảnh thần tiên. Đó là thác Bản Giốc với dòng nước từ trên núi cao đổ xuống sông Quây Sơn, tạo nên dòng thác ba tầng tuyệt đẹp. Trong ánh nắng, hơi nước bốc lên tạo thành bức tranh bảy sắc làm cả một vùng núi rừng trở nên huyền ảo....
Không chỉ có cảnh đẹp hữu tình, Cao Bằng còn là một địa chỉ đỏ để du khách hành hương về cội nguồn, thăm lại những khu di tích lịch sử của đất nước. Từ thị xã, theo con đường Cao Bằng - Pác Bó, chúng ta sẽ đến đầu nguồn Pác Bó, nơi Bác Hồ sống, làm việc và vạch ra con đường lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Suối Lê-nin, núi Các Mác với non xanh nước biếc ẩn hiện trong sương mờ khiến lòng người bâng khuâng, lưu luyến... Vẫn còn đó cột mốc 108 và cây si già như chứng tích lịch sử chứng kiến giây phút đầu tiên Bác trở về Tổ quốc sau 30 năm xa cách. ở lưng chừng núi, hang Cốc Bó quanh năm lạnh lẽo và ẩm ướt đã từng là nơi ở của Người. Xa xa, bên bờ suối là chiếc “bàn đá chông chênh” nơi Bác ngồi “dịch sử Đảng”.... Đến Pác Bó thăm Nhà lưu niệm Bác Hồ, du khách hãy ghé qua Nà Mạ thắp một nén nhang thơm bên mộ Kim Đồng, người thiếu niên anh hùng đã hi sinh vì Tổ quốc. Dọc tỉnh lộ 34 đến thị trấn Nguyên Bình, chúng ta theo đường 203, dài 17 km tới khu rừng Trần Hưng Đạo, nơi thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân để ôn lại những chiến công của Quân đội nhân dân Việt Nam và thăm quần thể Khu di tích lịch sử Lam Sơn, nơi Bác Hồ cùng các đồng chí lãnh đạo cách mạng hoạt động và mở lớp huấn luyện chính trị (5/1942)... Trở về thị xã, theo đường 203, du khách sẽ được ngắm những cánh đồng bát ngát bốn mùa xanh tươi của lòng chảo Hòa An, sông Bằng Giang mùa trong, mùa đục như nhắc lại những dấu ấn lịch sử. ở nơi đây, Nùng Tồn Phúc (1079), Bế Khắc Thiệu (1441), nhà Mạc (1594-1677) đã dựng đế đô trấn giữ một phương. Thành nhà Mạc, đền thờ Thạch Sanh, Nùng Chí Cao còn in đậm trong tâm trí bao người với những huyền thoại của cha ông.
Đến Cao Bằng, du khách sẽ được thưởng thức những món ăn dân tộc và đặc sản nổi tiếng như: cơm lam, bánh khảo, quả mác mật... nhất là hạt dẻ Trùng Khánh, ai đã ăn một lần sẽ nhớ mãi. Hạt dẻ Trùng Khánh màu nâu sẫm, căng tròn, to bằng ngón chân cái. Bạn có thể nướng vùi than, rang lửa hay luộc làm dậy lên mùi thơm nồng nàn, vị ngọt bùi kèm theo sự béo ngậy rất đặc trưng khiến cho lòng người thêm vương vấn. Xa hơn nữa về phía Đông Nam tỉnh, chúng ta sẽ đến với những rừng quế, rừng hồi bạt ngàn hay rừng lê trĩu quả ở Đông Khê.
Trong thời kỳ đổi mới, Cao Bằng đang từng bước phát triển vượt bậc về kinh tế. Đường phố rộng thênh thang, nhà cửa cao tầng mọc lên san sát, những khu đô thị mới đang dần hình thành. Trong tỉnh, nhiều nhà máy công nghiệp và chế biến lâm, thổ sản ra đời. Các sản phẩm như gang đúc, thiếc thỏi, quặng sắt, fero các loại của Công ty Khoáng sản và Luyện kim Cao Bằng đã nổi tiếng trong cả nước cùng với chiếu trúc Cao Bằng, chè đắng, chè dây Thông Nông...
Với những thế mạnh của mình, Cao Bằng đã đẩy nhanh tiến độ dịch chuyển cơ cấu nông, lâm, công nghiệp. Trong năm qua, nhịp độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh đạt mức trên 10%, thu nhập bình quân đầu người đạt gần 300 USD, đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện, tình hình chính trị, trật tự an toàn xã hội được bảo đảm. Đến Cao Bằng hôm nay, dạo quanh thị xã trong đêm để cảm nhận phố núi theo cách riêng của mình cũng thật thú vị. Dưới ánh đèn cao áp, thị xã bình yên và nhỏ bé với những đường phố tĩnh lặng trải mình theo bóng cây. Dọc những dãy phố chính, biển hiệu của các cửa hàng đủ màu sắc gọi mời khách. Càng về khuya cảnh vật càng lung linh huyền ảo, không ồn ào, vội vã, lòng người sẽ thật thanh thảnh khi được hít thở không khí trong lành của đất trời mênh mang.
Đã bao mùa đi qua, thời gian làm cho cảnh vật biến đổi nhưng mỗi khi lên Cao Bằng, ai đó đều nhớ mãi câu hát: “Người Cao Bằng mời rượu cả chum, mời quả cả cây... Tin nhau không nói nhiều lời... Khi xa rồi vẫn nhớ. Người ơi!”
Vẻ đẹp thiên nhiên tuyệt mỹ, phong cảnh núi non hùng vĩ cùng nhiều di tích lịch sử nổi tiếng và những nét sinh hoạt văn hoá đa dạng, đậm đà bản sắc của chín dân tộc (Tày, Nùng, Dao, Mông, Kinh, Hoa, Sán Chỉ…) đã khiến Cao Bằng trở thành điểm du lịch hấp dẫn, điểm đến của du khách.
Từ lâu, Cao Bằng đã nổi tiếng với câu ca:
“Nàng về nuôi cái cùng con
Để anh đi trẩy nước non Cao Bằng”
Cao Bằng là mảnh đất giàu truyền thống cách mạng và được biết đến bởi các di tích lịch sử - văn hoá qua những giai đoạn đấu tranh oanh liệt của đất nước, như hang Pác Bó, suối lê Nin, Khuổi Nậm, nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đặt dấu chân đầu tiên khi trở về nước để lãnh đạo cuộc cách mạng giải phóng dân tộc trong nửa đầu những năm 1940. Trong số 224 di tích lịch sử và danh thắng hiện có trên toàn tỉnh, 23 di tích đã được xếp hạng quốc gia và 6 di tích được địa phương xếp hạng. Cuộc hành trình về với cội nguồn của cách mạng sẽ gợi nhớ trong ký ức và tâm hồn của mỗi người dân đất Việt về một miền non nước nổi tiếng. Nhắc đến Cao Bằng là nói đến nhiều địa danh ghi dấu cho một thời kỳ lịch sử oai hùng: Rừng Trần Hưng Đạo, Đông Khê, Lam Sơn…đã trở thành nguồn cảm hứng sáng tạo cho thi, ca, nhạc, hoạ.
Đến Cao Bằng, quý khách sẽ được thưởng ngoạn khung cảnh thiên nhiên nên thơ với Thác Bản Giốc, Hồ Thang hen, Hồ Khuổi Lái, những hang động có nguyên vẻ hoang sơ (Ngườm Ngao, Ngườm Sập…) được đánh giá là đẹp vào bậc nhất ở Đông Nam Á.
Người Cao Bằng có tấm lòng chân thành, cởi mở và vô cùng hiếu khách. Mời bạn hãy đến với Cao Bằng!
Re: †_Quê hương VN: Mjền Bắc_†
Hà Giang
Hà Giang, mảnh đất địa đầu cực Bắc của Việt Nam, nơi có những ngọn núi cao lưng trời và nhiều sông suối.
Phía bắc tỉnh Hà Giang giáp Trung Quốc (chiều dài đường biên 274 km), phía đông giáp tỉnh Cao Bằng, phía tây giáp Yên Bái và Lào Cai, phía nam giáp tỉnh Tuyên Quang.
Địa hình của tỉnh Hà Giang khá phức tạp, có thể chia làm 3 vùng. Vùng cao núi đá phía bắc nằm sát chí tuyến bắc, có độ dốc khá lớn, thung lũng và sông suối bị chia cắt nhiều. Khí hậu mang nhiều sắc thái ôn đới, chia làm 2 mùa, mùa mưa và mùa khô. Vùng cao núi đất phía tây thuộc khối núi thượng nguồn sông Chảy, sườn núi dốc, đèo cao, thung lũng và lòng suối hẹp. Khí hậu vùng này chia làm 2 mùa, mùa mưa và mùa khô. Vùng thấp trong tỉnh gồm vùng đồi núi, thung lũng sông Lô và thị xã Hà Giang.
Hà Giang có nhiều núi non hùng vĩ, có đỉnh Tây Côn Lĩnh cao tới 2.419 mét, có nhiều khu rừng nguyên sinh, rừng có nhiều gỗ quí, có tới 1.000 loại cây dược liệu quí hiếm. Động vật có hổ, công, trĩ, phượng, tê tê... và hàng trăm loại chim thú khác.
Hà Giang có cao nguyên Đồng Văn nên thơ hùng vĩ, có chợ tình Khâu Vai hấp dẫn du khách trong và ngoài nước.
Ai về thăm quê hương tôi, nơi biên cương là đây, có đường đi mây, lên tới cổng trời. Đây Hà Giang, đây Hà Giang quê chúng tôi”, lời một bài hát về quê hương Hà Giang đã thực sự tạo được ấn tượng sâu đậm đối với du khách khi lên thăm mảnh đất nằm ở vùng cực bắc của Tổ quốc thân yêu.
Hình ảnh đầu tiên thật khó quên đối với du khách khi đặt chân tới thị xã Hà Giang, đó là những con đường được trải nhựa phẳng phiu, hai bên có nhiều loại cây, từ phượng vĩ, bằng lăng đến hoa sữa, bàng, xà cừ... đang lên xanh, tỏa bóng mát. Sau một đêm nghỉ tại thị xã Hà Giang, du khách có thể chọn cho mình những điểm tham quan du lịch theo các loại hình: du lịch sinh thái, tham quan di tích lịch sử văn hóa, nghỉ dưỡng, lễ hội, mỗi điểm du lịch có một nét độc đáo riêng. Cách thị xã Hà Giang khoảng 2km có Suối Tiên, đây là khu du lịch nghỉ mát và làng văn hóa dân tộc; có núi Cô Tiên ở cổng trời Quản Bạ luôn mang trong mình những truyền thuyết đặc biệt. Trong tuyến du lịch sinh thái, du khách sẽ đi tham quan những hang động với các tên gọi: động Tùng Bá, hang Rơi, hang Thằn Lằn, hang Tùng Vài... Trải qua năm tháng, thời gian và sự kiến tạo của thiên nhiên đã tạo nên sự kỳ diệu, huyền ảo của hang động với nhiều nhũ đá óng bạc, những thửa ruộng bậc thang, các thác nước đổ xuống trông xa như những suối tóc trắng bạc, trải dài được bao bọc bởi các rừng cây xanh tươi.
Đến Hà Giang, du khách không thể bỏ qua việc đi thăm các di tích lịch sử - văn hóa. Dọc Quốc lộ 2 từ Hà Giang đi Hà Nội ở Km số 9 thuộc huyện Vị Xuyên có chùa Sùng Khánh, ngôi chùa gắn liền với lịch sử, hệ tư tưởng Phật giáo thời Lý - Trần thế kỷ XIV; ngược thị xã Hà Giang về phía bắc lên huyện Đồng Văn có khu di tích nhà Vương, đây là dòng họ giàu có và uy quyền nhất trong lịch sử dân tộc Mông ở huyện Đồng Văn và trong vùng đầu thế kỷ 20, là di tích lịch sử văn hóa đã được Nhà nước công nhận, nơi đây lưu giữ những bằng chứng phản ánh chế độ thổ ty phong kiến miền núi nói chung và điển hình của dân tộc Mông ở huyện Đồng Văn - Hà Giang nói riêng. Cách thị xã Hà Giang khoảng 60km hiện còn có di tích lịch sử văn hóa làng Bắc Mê, di tích này là nhân chứng về một giai đoạn lịch sử của địa phương, là nơi đặt bộ máy cai trị hà khắc của chủ nghĩa đế quốc, giam giữ các chiến sĩ cách mạng, nơi minh chứng cho ý chí kiên cường và khí tiết của người cộng sản.
Lên thăm Hà Giang, du khách sẽ thu được vào ống kính của mình về sự hùng vĩ của vùng đất nằm ở cực bắc của Tổ quốc với những con sông, con suối, ngọn núi, những cổng trời ở Quản Bạ, Đồng Văn, Mèo Vạc. Nổi bật ở vùng đất biên cương này còn có những cột mốc đánh dấu chủ quyền thiêng liêng của đất nước. Du khách không thể bỏ qua nét đẹp, sự quyến rũ của các thiếu nữ Mông, Dao, Lô Lô, Pà Thẻn, Pu Péo... Đến đây, du khách sẽ hiểu thêm về nếp sống, phong tục tập quán của đồng bào các dân tộc trong vùng qua trang phục và lễ hội truyền thống: lễ hội Sản Sán, lễ hội Lồng Tồng (xuống đồng), lễ hội chợ tình Khâu Vai mỗi năm họp một lần vào ngày 27 tháng 3 âm lịch...
Mùa xuân đến, mời du khách lên Hà Giang, nơi vẫn bảo tồn những nét văn hóa truyền thống, vùng đất có chè san, rượu mật ong và thắng cố, xứ sở của đào phai, hoa lê, truyền thống và náo nhiệt trong buổi chợ phiên. Du khách sẽ được tận hưởng không khí trong lành, lắng nghe tiếng đàn môi tâm tình gọi bạn, tiếng khèn Mông say đắm quyến rũ lòng người cùng với tiếng trống đồng âm vang bên bếp lửa đượm men say của rượu ngô... Du khách dễ gì quên dẫu chỉ một lần...
Hà Giang, mảnh đất địa đầu cực Bắc của Việt Nam, nơi có những ngọn núi cao lưng trời và nhiều sông suối.
Phía bắc tỉnh Hà Giang giáp Trung Quốc (chiều dài đường biên 274 km), phía đông giáp tỉnh Cao Bằng, phía tây giáp Yên Bái và Lào Cai, phía nam giáp tỉnh Tuyên Quang.
Địa hình của tỉnh Hà Giang khá phức tạp, có thể chia làm 3 vùng. Vùng cao núi đá phía bắc nằm sát chí tuyến bắc, có độ dốc khá lớn, thung lũng và sông suối bị chia cắt nhiều. Khí hậu mang nhiều sắc thái ôn đới, chia làm 2 mùa, mùa mưa và mùa khô. Vùng cao núi đất phía tây thuộc khối núi thượng nguồn sông Chảy, sườn núi dốc, đèo cao, thung lũng và lòng suối hẹp. Khí hậu vùng này chia làm 2 mùa, mùa mưa và mùa khô. Vùng thấp trong tỉnh gồm vùng đồi núi, thung lũng sông Lô và thị xã Hà Giang.
Hà Giang có nhiều núi non hùng vĩ, có đỉnh Tây Côn Lĩnh cao tới 2.419 mét, có nhiều khu rừng nguyên sinh, rừng có nhiều gỗ quí, có tới 1.000 loại cây dược liệu quí hiếm. Động vật có hổ, công, trĩ, phượng, tê tê... và hàng trăm loại chim thú khác.
Hà Giang có cao nguyên Đồng Văn nên thơ hùng vĩ, có chợ tình Khâu Vai hấp dẫn du khách trong và ngoài nước.
Ai về thăm quê hương tôi, nơi biên cương là đây, có đường đi mây, lên tới cổng trời. Đây Hà Giang, đây Hà Giang quê chúng tôi”, lời một bài hát về quê hương Hà Giang đã thực sự tạo được ấn tượng sâu đậm đối với du khách khi lên thăm mảnh đất nằm ở vùng cực bắc của Tổ quốc thân yêu.
Hình ảnh đầu tiên thật khó quên đối với du khách khi đặt chân tới thị xã Hà Giang, đó là những con đường được trải nhựa phẳng phiu, hai bên có nhiều loại cây, từ phượng vĩ, bằng lăng đến hoa sữa, bàng, xà cừ... đang lên xanh, tỏa bóng mát. Sau một đêm nghỉ tại thị xã Hà Giang, du khách có thể chọn cho mình những điểm tham quan du lịch theo các loại hình: du lịch sinh thái, tham quan di tích lịch sử văn hóa, nghỉ dưỡng, lễ hội, mỗi điểm du lịch có một nét độc đáo riêng. Cách thị xã Hà Giang khoảng 2km có Suối Tiên, đây là khu du lịch nghỉ mát và làng văn hóa dân tộc; có núi Cô Tiên ở cổng trời Quản Bạ luôn mang trong mình những truyền thuyết đặc biệt. Trong tuyến du lịch sinh thái, du khách sẽ đi tham quan những hang động với các tên gọi: động Tùng Bá, hang Rơi, hang Thằn Lằn, hang Tùng Vài... Trải qua năm tháng, thời gian và sự kiến tạo của thiên nhiên đã tạo nên sự kỳ diệu, huyền ảo của hang động với nhiều nhũ đá óng bạc, những thửa ruộng bậc thang, các thác nước đổ xuống trông xa như những suối tóc trắng bạc, trải dài được bao bọc bởi các rừng cây xanh tươi.
Đến Hà Giang, du khách không thể bỏ qua việc đi thăm các di tích lịch sử - văn hóa. Dọc Quốc lộ 2 từ Hà Giang đi Hà Nội ở Km số 9 thuộc huyện Vị Xuyên có chùa Sùng Khánh, ngôi chùa gắn liền với lịch sử, hệ tư tưởng Phật giáo thời Lý - Trần thế kỷ XIV; ngược thị xã Hà Giang về phía bắc lên huyện Đồng Văn có khu di tích nhà Vương, đây là dòng họ giàu có và uy quyền nhất trong lịch sử dân tộc Mông ở huyện Đồng Văn và trong vùng đầu thế kỷ 20, là di tích lịch sử văn hóa đã được Nhà nước công nhận, nơi đây lưu giữ những bằng chứng phản ánh chế độ thổ ty phong kiến miền núi nói chung và điển hình của dân tộc Mông ở huyện Đồng Văn - Hà Giang nói riêng. Cách thị xã Hà Giang khoảng 60km hiện còn có di tích lịch sử văn hóa làng Bắc Mê, di tích này là nhân chứng về một giai đoạn lịch sử của địa phương, là nơi đặt bộ máy cai trị hà khắc của chủ nghĩa đế quốc, giam giữ các chiến sĩ cách mạng, nơi minh chứng cho ý chí kiên cường và khí tiết của người cộng sản.
Lên thăm Hà Giang, du khách sẽ thu được vào ống kính của mình về sự hùng vĩ của vùng đất nằm ở cực bắc của Tổ quốc với những con sông, con suối, ngọn núi, những cổng trời ở Quản Bạ, Đồng Văn, Mèo Vạc. Nổi bật ở vùng đất biên cương này còn có những cột mốc đánh dấu chủ quyền thiêng liêng của đất nước. Du khách không thể bỏ qua nét đẹp, sự quyến rũ của các thiếu nữ Mông, Dao, Lô Lô, Pà Thẻn, Pu Péo... Đến đây, du khách sẽ hiểu thêm về nếp sống, phong tục tập quán của đồng bào các dân tộc trong vùng qua trang phục và lễ hội truyền thống: lễ hội Sản Sán, lễ hội Lồng Tồng (xuống đồng), lễ hội chợ tình Khâu Vai mỗi năm họp một lần vào ngày 27 tháng 3 âm lịch...
Mùa xuân đến, mời du khách lên Hà Giang, nơi vẫn bảo tồn những nét văn hóa truyền thống, vùng đất có chè san, rượu mật ong và thắng cố, xứ sở của đào phai, hoa lê, truyền thống và náo nhiệt trong buổi chợ phiên. Du khách sẽ được tận hưởng không khí trong lành, lắng nghe tiếng đàn môi tâm tình gọi bạn, tiếng khèn Mông say đắm quyến rũ lòng người cùng với tiếng trống đồng âm vang bên bếp lửa đượm men say của rượu ngô... Du khách dễ gì quên dẫu chỉ một lần...
Re: †_Quê hương VN: Mjền Bắc_†
Hà Nam
Hà Nam là tỉnh ở phía nam châu thổ sông Hồng, cửa ngõ phía nam của thủ đô Hà Nội. Phía bắc tỉnh Hà Nam giáp Hưng Yên và Hà Tây, phía đông giáp Thái Bình, phía tây giáp Hoà Bình, phía đông nam và nam giáp Nam Định và Ninh Bình.
Địa hình của tỉnh đa dạng bao gồm chủ yếu là vùng đồng bằng chiêm trũng, vùng đồi núi, nửa đồi núi. Tỉnh có hai con sông lớn chảy qua đó là sông Đáy và sông Châu Giang.
Đất đai của tỉnh phần lớn là đất phù sa, độ phì nhiêu cao, thuận tiện cho việc phát triển nông nghiệp.
Hà Nam là địa phương có nền văn hiến lâu đời. Tỉnh tuy nhỏ nhưng có khá nhiều di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh như đền Trúc, chùa Bà Đanh và các làng nghề truyền thống của tỉnh như làng nghề làm trống làng Đọi Tam, làng sừng Đô Hai
Trong các cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, thị xã đã bị san phẳng tới ba lần.
Hà Nam là tỉnh ở phía nam châu thổ sông Hồng, cửa ngõ phía nam của thủ đô Hà Nội. Phía bắc tỉnh Hà Nam giáp Hưng Yên và Hà Tây, phía đông giáp Thái Bình, phía tây giáp Hoà Bình, phía đông nam và nam giáp Nam Định và Ninh Bình.
Địa hình của tỉnh đa dạng bao gồm chủ yếu là vùng đồng bằng chiêm trũng, vùng đồi núi, nửa đồi núi. Tỉnh có hai con sông lớn chảy qua đó là sông Đáy và sông Châu Giang.
Đất đai của tỉnh phần lớn là đất phù sa, độ phì nhiêu cao, thuận tiện cho việc phát triển nông nghiệp.
Hà Nam là địa phương có nền văn hiến lâu đời. Tỉnh tuy nhỏ nhưng có khá nhiều di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh như đền Trúc, chùa Bà Đanh và các làng nghề truyền thống của tỉnh như làng nghề làm trống làng Đọi Tam, làng sừng Đô Hai
Trong các cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, thị xã đã bị san phẳng tới ba lần.
Re: †_Quê hương VN: Mjền Bắc_†
Hà Tây
Hà Tây là một tỉnh thuộc đồng bằng Sông Hồng, phía đông giáp Hà Nội, phía tây giáp Hòa Bình và phía nam là tỉnh Nam Hà.
Tỉnh Hà Tây thuộc vùng châu thổ sông Hồng. Phía bắc giáp tỉnh Vĩnh Phúc, phía tây giáp tỉnh Hoà Bình, Phú Thọ, phía đông giáp Hà Nội, Hưng Yên, phía nam giáp Hà Nam. Địa hình của tỉnh tương đối đa dạng bao gồm đồi, núi và đồng bằng.
Nơi đây có nhiều cảnh đẹp lý tưởng cho phát triển du lịch như núi rừng Ba Vì, Ao Vua... Trong một số rừng có tới hơn 200 loài cây thuốc quý rất có ích cho ngành y học dân tộc, có 812 loài cây cao thuộc 427 nhánh của 987 họ, hàng trăm loại lan đẹp và có những cây rất hiếm như thông đỏ, bách... Ngoài ra, động vật trong rừng Hà Tây rất phong phú mà rừng Quốc gia Ba Vì là một điển hình. Nơi đây có tới 114 loài chim, 12 loài bò sát, đặc biệt một số loài chim quý và chim rừng thường xuyên di trú theo mùa.
Hà Tây là nơi có nhiều ngôi chùa nổi tiếng như chùa Hương, chùa Tây Phương và hàng trăm hang động từng là nơi cư trú của người Việt cổ hàng ngàn năm trước đây. Nhiều lễ hội ở Hà Tây rất lớn và được nhiều người biết đến. Hầu hết những lễ hội này thường kéo dài từ tháng Giêng tới tháng Ba âm lịch. Nổi tiếng nhất vẫn là hành hương về chùa Hương, lễ hội chùa Thầy, chùa Tây Phương. chùa Mía,chùa Đậu , khu du lịch Đồng Mô ,
Hà Tây là một tỉnh thuộc đồng bằng Sông Hồng, phía đông giáp Hà Nội, phía tây giáp Hòa Bình và phía nam là tỉnh Nam Hà.
Tỉnh Hà Tây thuộc vùng châu thổ sông Hồng. Phía bắc giáp tỉnh Vĩnh Phúc, phía tây giáp tỉnh Hoà Bình, Phú Thọ, phía đông giáp Hà Nội, Hưng Yên, phía nam giáp Hà Nam. Địa hình của tỉnh tương đối đa dạng bao gồm đồi, núi và đồng bằng.
Nơi đây có nhiều cảnh đẹp lý tưởng cho phát triển du lịch như núi rừng Ba Vì, Ao Vua... Trong một số rừng có tới hơn 200 loài cây thuốc quý rất có ích cho ngành y học dân tộc, có 812 loài cây cao thuộc 427 nhánh của 987 họ, hàng trăm loại lan đẹp và có những cây rất hiếm như thông đỏ, bách... Ngoài ra, động vật trong rừng Hà Tây rất phong phú mà rừng Quốc gia Ba Vì là một điển hình. Nơi đây có tới 114 loài chim, 12 loài bò sát, đặc biệt một số loài chim quý và chim rừng thường xuyên di trú theo mùa.
Hà Tây là nơi có nhiều ngôi chùa nổi tiếng như chùa Hương, chùa Tây Phương và hàng trăm hang động từng là nơi cư trú của người Việt cổ hàng ngàn năm trước đây. Nhiều lễ hội ở Hà Tây rất lớn và được nhiều người biết đến. Hầu hết những lễ hội này thường kéo dài từ tháng Giêng tới tháng Ba âm lịch. Nổi tiếng nhất vẫn là hành hương về chùa Hương, lễ hội chùa Thầy, chùa Tây Phương. chùa Mía,chùa Đậu , khu du lịch Đồng Mô ,
Re: †_Quê hương VN: Mjền Bắc_†
Hưng Yên
Hưng Yên là tỉnh nằm ở trung tâm đồng bằng Bắc bộ, phía bắc giáp Bắc Ninh, phía đông giáp Hải Dương, phía đông nam giáp Thái Bình, phía tây và tây bắc giáp Hà Tây và Hà Nội, phía nam và tây nam giáp Hà Nam.
Địa hình của tỉnh tương đối bằng phẳng. Sông hồ chảy trên địa bàn của tỉnh nhiều vì vậy giao thông đường bộ, đường sông, đường sắt đều thuận lợi.
Hưng Yên có di tích Phố Hiến, là một thương cảng sầm uất từ thế kỷ 17. Nhiều di tích lịch sử, văn hoá độc đáo như chùa Kim Chung, đình Nam Hiến , khu di tích Chử Đồng Tử... đặc biệt có nhãn lồng là loại cây đặc sản nổi tiếng, từng được là loại quả quý để tiến vua.
Đến Hưng Yên du khách thử qua món bánh khúc Hưng Yên , giò bì tại đây mới xem như là đến với Hưng Yên vì hương vị của nó không đâu có thể sánh bằng .
Đến Hưng Yên vào khoảng tháng 3-4 âm lịch , du khách sẽ có dịp tham gia lễ hội đền Chử Đồng Tử , lễ hội chùa Tứ Pháp cực kỳ sôi động được tổ chức hàng năm
Hưng Yên là tỉnh nằm ở trung tâm đồng bằng Bắc bộ, phía bắc giáp Bắc Ninh, phía đông giáp Hải Dương, phía đông nam giáp Thái Bình, phía tây và tây bắc giáp Hà Tây và Hà Nội, phía nam và tây nam giáp Hà Nam.
Địa hình của tỉnh tương đối bằng phẳng. Sông hồ chảy trên địa bàn của tỉnh nhiều vì vậy giao thông đường bộ, đường sông, đường sắt đều thuận lợi.
Hưng Yên có di tích Phố Hiến, là một thương cảng sầm uất từ thế kỷ 17. Nhiều di tích lịch sử, văn hoá độc đáo như chùa Kim Chung, đình Nam Hiến , khu di tích Chử Đồng Tử... đặc biệt có nhãn lồng là loại cây đặc sản nổi tiếng, từng được là loại quả quý để tiến vua.
Đến Hưng Yên du khách thử qua món bánh khúc Hưng Yên , giò bì tại đây mới xem như là đến với Hưng Yên vì hương vị của nó không đâu có thể sánh bằng .
Đến Hưng Yên vào khoảng tháng 3-4 âm lịch , du khách sẽ có dịp tham gia lễ hội đền Chử Đồng Tử , lễ hội chùa Tứ Pháp cực kỳ sôi động được tổ chức hàng năm
Re: †_Quê hương VN: Mjền Bắc_†
Hải Dương
Hải Dương là một tỉnh nằm ở trung tâm châu thổ sông Hồng, phía bắc giáp Bắc Ninh và Bắc Giang, phía đông giáp Hải Phòng, Quảng Ninh, phía tây giáp Hưng Yên, phía nam giáp Thái Bình.
Địa hình của tỉnh tương đối bằng phẳng. Giao thông đường bộ, đường sông, đường sắt đều thuận lợi.
Hải Dương là một tỉnh có tiềm năng du lịch dồi dào. Hải Dương, một miền đất trù phú có phong cảnh thiên nhiên hữu tình, có khu danh thắng Côn Sơn , đền Kiếp Bạc được nhiều người biết đến. Nhiều di tích lịch sử đã được nhà nước công nhận và xếp hạng.
Hàng năm , nhân dân trong tỉnh và các vùng lân cận lại nô nức tham gia các lễ hội như hội đền Kiếp Bạc (kéo dài từ 15/8 đến 20/8 âm lịch) , lễ hội Côn Sơn( mở vào ngày 18-23 tháng giêng âm lịch hàng năm )
Hải Dương nổi tiếng trong nước lâu nay với các sản phẩm như sứ Hải Dương , ,bánh đậu xanh . Những sản phẩm này tuy mang lại thu nhập không cao lắm nhưng nó giúp duy trì nét văn hoá cổ dân tộc đáng quý . Chúng ta hãy tưởng tượng rằng một ngày nào đó món bánh đậu xanh ấy mất đi thì còn gì thú vị để nhấm nháp bên cạnh chung trà mộc đang bốc khói . Món quà dân dã ấy đã đi vào tiềm thức của những người dân xa quê .Có lẽ vì thế mà bánh đậu xanh có sức sống mãnh liệt đến như vậy
Bên cạnh bánh đậu xanh , ai đến Hải Dương đều không thể bỏ qua rươi hay bánh gai Ninh Giang. Đây là những món ăn dân dã nhưng bạn khó tìm ở nơi khác hương vị đặc trưng như ở nơi đây.
Hải Dương là một tỉnh nằm ở trung tâm châu thổ sông Hồng, phía bắc giáp Bắc Ninh và Bắc Giang, phía đông giáp Hải Phòng, Quảng Ninh, phía tây giáp Hưng Yên, phía nam giáp Thái Bình.
Địa hình của tỉnh tương đối bằng phẳng. Giao thông đường bộ, đường sông, đường sắt đều thuận lợi.
Hải Dương là một tỉnh có tiềm năng du lịch dồi dào. Hải Dương, một miền đất trù phú có phong cảnh thiên nhiên hữu tình, có khu danh thắng Côn Sơn , đền Kiếp Bạc được nhiều người biết đến. Nhiều di tích lịch sử đã được nhà nước công nhận và xếp hạng.
Hàng năm , nhân dân trong tỉnh và các vùng lân cận lại nô nức tham gia các lễ hội như hội đền Kiếp Bạc (kéo dài từ 15/8 đến 20/8 âm lịch) , lễ hội Côn Sơn( mở vào ngày 18-23 tháng giêng âm lịch hàng năm )
Hải Dương nổi tiếng trong nước lâu nay với các sản phẩm như sứ Hải Dương , ,bánh đậu xanh . Những sản phẩm này tuy mang lại thu nhập không cao lắm nhưng nó giúp duy trì nét văn hoá cổ dân tộc đáng quý . Chúng ta hãy tưởng tượng rằng một ngày nào đó món bánh đậu xanh ấy mất đi thì còn gì thú vị để nhấm nháp bên cạnh chung trà mộc đang bốc khói . Món quà dân dã ấy đã đi vào tiềm thức của những người dân xa quê .Có lẽ vì thế mà bánh đậu xanh có sức sống mãnh liệt đến như vậy
Bên cạnh bánh đậu xanh , ai đến Hải Dương đều không thể bỏ qua rươi hay bánh gai Ninh Giang. Đây là những món ăn dân dã nhưng bạn khó tìm ở nơi khác hương vị đặc trưng như ở nơi đây.
Re: †_Quê hương VN: Mjền Bắc_†
Hải Phòng
Ðược biết đến như là một thành phố Hoa phượng đỏ, Hải Phòng là thành phố lớn thứ ba sau Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh đồng thời đây còn là cảng lớn quan trọng thứ hai trong cả nước.Hải Phòng còn rất nhiều ngôi nhà xây dựng theo kiểu Pháp. Ðây là một thành phố nhỏ và xinh xắn, khách du lịch có thể đi dạo khắp thành phố, dễ dàng mua sắm và tham quan những điểm du lịch nổi tiếng.
Đình Hàng Kênh nằm ngay trong thành phố. Bên trong thờ thành hoàng làng và Ngô Quyền, vị anh hùng dân tộc chống lại quân xâm lược phương Bắc trên sông Bạch Ðằng. Chùa Dư Hàng là một trong những ngôi chùa lâu đời nhất vùng này. Chùa được xây dựng cách đây 3 thế kỷ. Ngôi chùa được trang trí rất đẹp và còn lưu giữ lại được nhiều đồ vật cổ .Sông Bạch Đằng là con sông nổi tiếng trong lịch sử Việt Nam, đó là nơi dân tộc Việt Nam đã 3 lần đánh bại quân xâm lược phương Bắc. Trong đó chiến thắng thứ ba đánh thắng quân Nguyên Mông được cả thế giới biết đến. Nhiều cọc gỗ nhọn đã được tìm thấy tại đây.
Bãi biểb Đồ Sơn cách Hải phòng 20km là bãi biển khá đẹp có bãi cát trắng và mịn. Các khách sạn ở đây tương đối tốt có thể đáp ứng được nhu cầu đa dạng của khách.
Du khách có thể đến thăm các địa điểm du lịch nổi tiếng như đền Nghè, tháp Tường Long, đình Nhu Thượng , chùa Trà Phương , vườn quốc gia Cát Bà, đền Lý Học
Ngoài những di tích lịch sử , du khách có thể thưởng thức những món ăn bình dân nhưng rất đặc sắc như nộm bò khô , bún om cá rô , nộm giá Cát Hải , bún cá , bánh đa cua
Ðược biết đến như là một thành phố Hoa phượng đỏ, Hải Phòng là thành phố lớn thứ ba sau Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh đồng thời đây còn là cảng lớn quan trọng thứ hai trong cả nước.Hải Phòng còn rất nhiều ngôi nhà xây dựng theo kiểu Pháp. Ðây là một thành phố nhỏ và xinh xắn, khách du lịch có thể đi dạo khắp thành phố, dễ dàng mua sắm và tham quan những điểm du lịch nổi tiếng.
Đình Hàng Kênh nằm ngay trong thành phố. Bên trong thờ thành hoàng làng và Ngô Quyền, vị anh hùng dân tộc chống lại quân xâm lược phương Bắc trên sông Bạch Ðằng. Chùa Dư Hàng là một trong những ngôi chùa lâu đời nhất vùng này. Chùa được xây dựng cách đây 3 thế kỷ. Ngôi chùa được trang trí rất đẹp và còn lưu giữ lại được nhiều đồ vật cổ .Sông Bạch Đằng là con sông nổi tiếng trong lịch sử Việt Nam, đó là nơi dân tộc Việt Nam đã 3 lần đánh bại quân xâm lược phương Bắc. Trong đó chiến thắng thứ ba đánh thắng quân Nguyên Mông được cả thế giới biết đến. Nhiều cọc gỗ nhọn đã được tìm thấy tại đây.
Bãi biểb Đồ Sơn cách Hải phòng 20km là bãi biển khá đẹp có bãi cát trắng và mịn. Các khách sạn ở đây tương đối tốt có thể đáp ứng được nhu cầu đa dạng của khách.
Du khách có thể đến thăm các địa điểm du lịch nổi tiếng như đền Nghè, tháp Tường Long, đình Nhu Thượng , chùa Trà Phương , vườn quốc gia Cát Bà, đền Lý Học
Ngoài những di tích lịch sử , du khách có thể thưởng thức những món ăn bình dân nhưng rất đặc sắc như nộm bò khô , bún om cá rô , nộm giá Cát Hải , bún cá , bánh đa cua
Re: †_Quê hương VN: Mjền Bắc_†
Hòa Bình
Là một tỉnh miền núi cửa ngõ phía Tây Bắc thủ đô, cách Hà Nội khoảng hơn 70 km theo hướng Tây dọc quốc lộ số 6, Hoà Bình là một vùng đất cổ giàu tiềm năng du lịch. Nơi đây, không chỉ có những cảnh quan thiên nhiên, những hang động kỳ thú và hấp dẫn, mà các bản làng của các dân tộc thiểu số với những nét sinh hoạt văn hóa đặc sắc chính là một trong những điểm đến của du khách trong và ngoài nước.
Từ ngày khánh thành công trình, Thủy điện Hòa Bình là điểm tham quan dã ngoại không thể thiếu của du khách mỗi khi đến với tỉnh miền núi này. Sự đồ sộ vĩnh cửu của công trình, sự hoành tráng mêng mông của hồ chứa, đập trên xả lũ, luôn tạo ra cho khách sự thích thú. Thấp thoáng ẩn hiện những ngôi nhà sàn trong các bảng làng của người Mường, người Tày, người Thái. Khi đi thăm Thủy điện Hòa Bình, du khách không thể bỏ qua suối nước khoáng Kim Bôi nổi tiếng, tìm hiểu sự tích “Ông Tùng, bà Tùng” trong việc chinh phục dòng sông Đà hung dữ để lấy nước làm thủy điện. Sau đó, ghé thăm đền thờ Long vương, động Thái Bỏ, đền thờ bà Chúa Thượng Ngàn và du lịch bằng thuyền trên lòng hồ Hòa Bình...
Từ lâu, du lịch Hòa Bình còn được du khách thập phương biết tới không chỉ có Nhà máy thủy điện. Cũng không chỉ bị cuốn hút bởi những điệu múa, lời ca, nét sinh hoạt văn hóa cộng đồng đậm đà bản sắc dân tộc của các chàng trai, cô gái Mường, Thái, Tày... Thung lũng Mai Châu như một bức tranh thủy mặc trong bài thơ nổi tiếng của Quang Dũng. Từ khi xã Hòa Bình đi thêm 60 km nữa và vượt qua biết bao những đèo dốc uốn lượn, mà cao nhất là dốc Cun dài 15 km. Du khách bắt gặp một thung lũng Mai Châu tuyệt đẹp hiện ra dưới tầm mắt. Thăm những bản làng trong thung lũng, khách được ngắm nhìn màu xanh của cây trái, đồng lúa, nương dâu, hòa mình vào thiên nhiên tươi mát. Những ngôi nhà sàn với khoảng cách xa vời vừa phải luôn rộng cửa mời đón khách tới tham quan. Không chỉ được chiêm ngưỡng những ngôi nhà sàn cao ráo, chắc chắn và sạch sẽ với các cửa sổ thoáng rộng đón gió trời, khách còn được tìm hiểu về cách dệt thổ cẩm của các thiếu nữ. Những thiếu nữ, chàng trai luôn sẵn sàng kể cho du khách nghe về phương thức chọn vợ, chồng của họ. Chàng trai chọn cô gái chăm chỉ, dệt vải đẹp làm vợ. Còn cô gái chọn chàng trai biết đánh cá giỏi, làm nương giỏi làm chồng. Ngủ lại đêm tại nhà sàn, khách du lịch được thưởng thức rất nhiều món ăn hấp dẫn, được dự những đêm sinh hoạt văn nghệ cồng chiêng, uống rượu cần...
Ngoài các danh lam thắng cảnh trên, mấy năm gần đây, một khu du lịch sinh thái rất kỳ thú và hấp dẫn vừa được đưa vào khai thác và sử dụng đó là khu: suối Ngọc-Vua Hà. Nằm ở xã Xuân Tiến, huyện Lương Sơn, suối Ngọc vua Bà gắn liền với nhiều sự tích huyền thoại như: cột cờ, kho thóc...
Hòa Bình còn có rất nhiều những địa chỉ để thăm thú mang hình thức du lịch sinh thái đang được đưa vào khai thác. Sở du lịch đã vạch ra các kế hoạch khai thác triệt để những thế mạnh của tỉnh. Những tour du lịch sinh thái tham quan kết hợp với du lịch văn hóa cội nguồn, tìm hiểu và nghiên cứu phong tục tập quán của các dân tộc Hòa Bình luôn được quảng bá rộng rãi. Một tiềm năng nữa mà du lịch Hòa Bình đang hướng tới là giới thiệu và đưa khách đi tham quan một số làng nghề truyền thống tiêu biểu của địa phương. Hy vọng trong tương lai, du lịch Hòa Bình sẽ chuyển biến mạnh mẽ và những tiềm năng du lịch được đầu tư đúng hướng để đây thực sự là điểm đến của du khách trong và ngoài nước.
Là một tỉnh miền núi cửa ngõ phía Tây Bắc thủ đô, cách Hà Nội khoảng hơn 70 km theo hướng Tây dọc quốc lộ số 6, Hoà Bình là một vùng đất cổ giàu tiềm năng du lịch. Nơi đây, không chỉ có những cảnh quan thiên nhiên, những hang động kỳ thú và hấp dẫn, mà các bản làng của các dân tộc thiểu số với những nét sinh hoạt văn hóa đặc sắc chính là một trong những điểm đến của du khách trong và ngoài nước.
Từ ngày khánh thành công trình, Thủy điện Hòa Bình là điểm tham quan dã ngoại không thể thiếu của du khách mỗi khi đến với tỉnh miền núi này. Sự đồ sộ vĩnh cửu của công trình, sự hoành tráng mêng mông của hồ chứa, đập trên xả lũ, luôn tạo ra cho khách sự thích thú. Thấp thoáng ẩn hiện những ngôi nhà sàn trong các bảng làng của người Mường, người Tày, người Thái. Khi đi thăm Thủy điện Hòa Bình, du khách không thể bỏ qua suối nước khoáng Kim Bôi nổi tiếng, tìm hiểu sự tích “Ông Tùng, bà Tùng” trong việc chinh phục dòng sông Đà hung dữ để lấy nước làm thủy điện. Sau đó, ghé thăm đền thờ Long vương, động Thái Bỏ, đền thờ bà Chúa Thượng Ngàn và du lịch bằng thuyền trên lòng hồ Hòa Bình...
Từ lâu, du lịch Hòa Bình còn được du khách thập phương biết tới không chỉ có Nhà máy thủy điện. Cũng không chỉ bị cuốn hút bởi những điệu múa, lời ca, nét sinh hoạt văn hóa cộng đồng đậm đà bản sắc dân tộc của các chàng trai, cô gái Mường, Thái, Tày... Thung lũng Mai Châu như một bức tranh thủy mặc trong bài thơ nổi tiếng của Quang Dũng. Từ khi xã Hòa Bình đi thêm 60 km nữa và vượt qua biết bao những đèo dốc uốn lượn, mà cao nhất là dốc Cun dài 15 km. Du khách bắt gặp một thung lũng Mai Châu tuyệt đẹp hiện ra dưới tầm mắt. Thăm những bản làng trong thung lũng, khách được ngắm nhìn màu xanh của cây trái, đồng lúa, nương dâu, hòa mình vào thiên nhiên tươi mát. Những ngôi nhà sàn với khoảng cách xa vời vừa phải luôn rộng cửa mời đón khách tới tham quan. Không chỉ được chiêm ngưỡng những ngôi nhà sàn cao ráo, chắc chắn và sạch sẽ với các cửa sổ thoáng rộng đón gió trời, khách còn được tìm hiểu về cách dệt thổ cẩm của các thiếu nữ. Những thiếu nữ, chàng trai luôn sẵn sàng kể cho du khách nghe về phương thức chọn vợ, chồng của họ. Chàng trai chọn cô gái chăm chỉ, dệt vải đẹp làm vợ. Còn cô gái chọn chàng trai biết đánh cá giỏi, làm nương giỏi làm chồng. Ngủ lại đêm tại nhà sàn, khách du lịch được thưởng thức rất nhiều món ăn hấp dẫn, được dự những đêm sinh hoạt văn nghệ cồng chiêng, uống rượu cần...
Ngoài các danh lam thắng cảnh trên, mấy năm gần đây, một khu du lịch sinh thái rất kỳ thú và hấp dẫn vừa được đưa vào khai thác và sử dụng đó là khu: suối Ngọc-Vua Hà. Nằm ở xã Xuân Tiến, huyện Lương Sơn, suối Ngọc vua Bà gắn liền với nhiều sự tích huyền thoại như: cột cờ, kho thóc...
Hòa Bình còn có rất nhiều những địa chỉ để thăm thú mang hình thức du lịch sinh thái đang được đưa vào khai thác. Sở du lịch đã vạch ra các kế hoạch khai thác triệt để những thế mạnh của tỉnh. Những tour du lịch sinh thái tham quan kết hợp với du lịch văn hóa cội nguồn, tìm hiểu và nghiên cứu phong tục tập quán của các dân tộc Hòa Bình luôn được quảng bá rộng rãi. Một tiềm năng nữa mà du lịch Hòa Bình đang hướng tới là giới thiệu và đưa khách đi tham quan một số làng nghề truyền thống tiêu biểu của địa phương. Hy vọng trong tương lai, du lịch Hòa Bình sẽ chuyển biến mạnh mẽ và những tiềm năng du lịch được đầu tư đúng hướng để đây thực sự là điểm đến của du khách trong và ngoài nước.
Re: †_Quê hương VN: Mjền Bắc_†
Lào Cai
Ðịa hình ở đây rất đa dạng bao gồm sông, núi cao, suối sâu và những thung lũng rộng, những khu rừng nguyên sinh rộng lớn với nhiều loại gỗ quí như Pơ mú, Lát hoa, Chò chỉ, với nhiều loại cây thuốc và động vật quý hiếm như hươu, lợn rừng, hổ... Ngoài lâm sản, Lào Cai còn nổi tiếng về nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú.Ðịa hình và khí hậu đa dạng đã đem lại cho tỉnh nhiều cảnh đẹp như tranh vẽ.
Sapa cách thị xã Lào Cai 38km về hướng đông bắc là khu du lịch được người Pháp xây dựng đầu tiên vào năm 1922.
Nếu tới Sapa đúng vào các dịp chợ phiên bạn như lạc vào rừng hoa sắc màu trang phục của các cô gái dân tộc. Họ tới đây không phải chỉ để mua bán mà còn để vui chơi và kết bạn. Tới các chợ phiên bạn sẽ có dịp thưởng thức các món đặc sản của địa phương như thắng cố , rượu Sán Lùng , rượu ngô
Bên cạnh Sapa thơ mộng phố cổ Lào Cai , động Cốc San là những điểm tham quan đầy thú vị thu hút khách du lịch khi tới vùng đất này
Lào Cai là nơi có nhiều dân tộc sinh sống nên truyền thống văn hóa cũng rất đa dạng . Nếu lên Sapa đúng dịp , bạn có thể tham gia các lễ hội như lễ hội Gầu Tào , lễ hội đền Thượng mang đậm nét truyền thống .
Khí hậu ở vùng này rất ôn hòa với nhiệt độ trung bình từ 18oC đến 23oC. Vào mùa đông ở đây thường có sương mù và đôi khi nhiệt độ xuống tới 0oC và có tuyết. Cảnh Sa Pa trong sương luôn là cảnh đẹp mà không một du khách nào lại không bị chinh phục. Ngoài ra khách du lịch còn có thể tới thăm Thác Bạc, núi Fansipan- nơi được coi là mái nhà của Việt nam.
Ðịa hình ở đây rất đa dạng bao gồm sông, núi cao, suối sâu và những thung lũng rộng, những khu rừng nguyên sinh rộng lớn với nhiều loại gỗ quí như Pơ mú, Lát hoa, Chò chỉ, với nhiều loại cây thuốc và động vật quý hiếm như hươu, lợn rừng, hổ... Ngoài lâm sản, Lào Cai còn nổi tiếng về nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú.Ðịa hình và khí hậu đa dạng đã đem lại cho tỉnh nhiều cảnh đẹp như tranh vẽ.
Sapa cách thị xã Lào Cai 38km về hướng đông bắc là khu du lịch được người Pháp xây dựng đầu tiên vào năm 1922.
Nếu tới Sapa đúng vào các dịp chợ phiên bạn như lạc vào rừng hoa sắc màu trang phục của các cô gái dân tộc. Họ tới đây không phải chỉ để mua bán mà còn để vui chơi và kết bạn. Tới các chợ phiên bạn sẽ có dịp thưởng thức các món đặc sản của địa phương như thắng cố , rượu Sán Lùng , rượu ngô
Bên cạnh Sapa thơ mộng phố cổ Lào Cai , động Cốc San là những điểm tham quan đầy thú vị thu hút khách du lịch khi tới vùng đất này
Lào Cai là nơi có nhiều dân tộc sinh sống nên truyền thống văn hóa cũng rất đa dạng . Nếu lên Sapa đúng dịp , bạn có thể tham gia các lễ hội như lễ hội Gầu Tào , lễ hội đền Thượng mang đậm nét truyền thống .
Khí hậu ở vùng này rất ôn hòa với nhiệt độ trung bình từ 18oC đến 23oC. Vào mùa đông ở đây thường có sương mù và đôi khi nhiệt độ xuống tới 0oC và có tuyết. Cảnh Sa Pa trong sương luôn là cảnh đẹp mà không một du khách nào lại không bị chinh phục. Ngoài ra khách du lịch còn có thể tới thăm Thác Bạc, núi Fansipan- nơi được coi là mái nhà của Việt nam.
Re: †_Quê hương VN: Mjền Bắc_†
Lạng Sơn
Là địa đầu của tổ quốc, Lạng Sơn là tỉnh có nhiều danh lam thắng cảnh, non nước hữu tình, có nhiều di tích lịch sử với nền văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc, nơi có di tích văn hoá Bắc Sơn, văn hoá Mai Pha. Các danh lam thắng cảnh cùng nhiều di tích lịch sử, văn hoá là những tiềm năng to lớn cho việc phát triển du lịch của tỉnh Lạng Sơn, làm cho Lạng Sơn có sức cuốn hút lạ kỳ với du khách.
Từ xa xưa, trong ca dao của người Việt đã có câu:
Đồng đăng có phố Kỳ Lừa
Có nàng Tô Thị, có chùa Tam Thanh.
Nàng Tô Thị , ải Chi Lăng , động Tam Thanh, động Nhị Thanh , khu danh thắng Hang Gió, khu du lịch Mẫu Sơn , phố chợ Kỳ Lừa , là những điểm du lịch mà du khách không thể bỏ qua khi tới thăm Lạng Sơn . Những thắng cảnh này mang lại cho du khách cảm tưởng đi cùng Lạng Sơn qua bao thăng trầm của thời gian
Hàng năm vào những ngày sau tết Nguyên Đán , Lạng Sơn lại nhộn nhịp lễ hội với những lễ hội như hội Lồng Tồng , hội đầu pháo Kỳ Lừa .
Bên cạnh những lễ hội , du khách đừng bỏ qua những món ăn truyền thống của Lạng Sơn như vịt quay Lạng Sơn , phở chua , bánh cuốn trứng , rượu Mẫu Sơn
Là địa đầu của tổ quốc, Lạng Sơn là tỉnh có nhiều danh lam thắng cảnh, non nước hữu tình, có nhiều di tích lịch sử với nền văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc, nơi có di tích văn hoá Bắc Sơn, văn hoá Mai Pha. Các danh lam thắng cảnh cùng nhiều di tích lịch sử, văn hoá là những tiềm năng to lớn cho việc phát triển du lịch của tỉnh Lạng Sơn, làm cho Lạng Sơn có sức cuốn hút lạ kỳ với du khách.
Từ xa xưa, trong ca dao của người Việt đã có câu:
Đồng đăng có phố Kỳ Lừa
Có nàng Tô Thị, có chùa Tam Thanh.
Nàng Tô Thị , ải Chi Lăng , động Tam Thanh, động Nhị Thanh , khu danh thắng Hang Gió, khu du lịch Mẫu Sơn , phố chợ Kỳ Lừa , là những điểm du lịch mà du khách không thể bỏ qua khi tới thăm Lạng Sơn . Những thắng cảnh này mang lại cho du khách cảm tưởng đi cùng Lạng Sơn qua bao thăng trầm của thời gian
Hàng năm vào những ngày sau tết Nguyên Đán , Lạng Sơn lại nhộn nhịp lễ hội với những lễ hội như hội Lồng Tồng , hội đầu pháo Kỳ Lừa .
Bên cạnh những lễ hội , du khách đừng bỏ qua những món ăn truyền thống của Lạng Sơn như vịt quay Lạng Sơn , phở chua , bánh cuốn trứng , rượu Mẫu Sơn
Re: †_Quê hương VN: Mjền Bắc_†
Lai Châu
Lai Châu là tỉnh miền núi cao nằm ở phía tây bắc Việt Nam. Tỉnh Lai Châu được cấu tạo bởi những dãy núi chạy dài theo hướng tây bắc - đông nam. Phía bắc giáp tỉnh Vân Nam (Trung Quốc), phía đông bắc giáp Lào Cai, phía đông nam giáp Sơn La, phía tây bắc và tây nam giáp Lào. Thị xã Điện Biên Phủ cách Hà Nội 474 km theo quốc lộ 6.
Địa hình của tỉnh chủ yếu là núi đồi cao và dốc, xen kẽ nhiều thung lũng sâu và hẹp, có nhiều cao nguyên, sông suối. Sông có nhiều thác ghềnh, dòng chảy lưu lượng lớn nên tiềm năng thuỷ điện rất lớn.
Mạng lưới giao thông đường bộ khá thuận lợi. Từ Lai Châu có đường đi các huyện trong tỉnh. Có sân bay Mường Thanh phục vụ khách tuyến Hà Nội - Điện Biên Phủ và ngược lại.
Khí hậu của tỉnh mang tính chất khí hậu gió mùa chí tuyến.
Lai Châu là một tỉnh có phong cảnh thiên nhiên hữu tình, giàu tiềm năng du lịch, có thắng cảnh đèo Pha Đin , có di tích lịch sử Điện Biên Phủ , với chiến thắng Điện Biên Phủ 1954, đã gây tiếng vang chấn động địa cầu. Nơi đây còn có những bản làng dân tộc với nhiều phong tục tập quán vẫn nguyên sơ như lễ hội Kơ Pan , lễ hội mừng măng mọc , đám cưới người Mông
Mận Tam Hoa là đặc sản có tiếng tại nơi đây . Đặc điểm mận tam hoa Bắc Hà có quả to, trọng lượng đạt 45-50 gram, màu đỏ thắm, thịt bên trong hồng tươi, một lớp phấn trắng mịn bao phủ bên ngoài, làm cho du khách cảm nhận được sự tinh khiết trong lành của thiên nhiên nơi một vùng du lịch sinh thái đầy hấp dẫn và hứa hẹn. Quả mận tam hoa Bắc Hà có sức hấp dẫn nên du khách trong và ngoài nước mỗi lần rời Lào Cai thường mang theo một túi về làm quà. Ngoài ra nếu có cơ hội du khách cũng nên thử món măng lay chấm chéo rộ nhất là giữa tháng sáu, tháng bảy .
Lai Châu là tỉnh miền núi cao nằm ở phía tây bắc Việt Nam. Tỉnh Lai Châu được cấu tạo bởi những dãy núi chạy dài theo hướng tây bắc - đông nam. Phía bắc giáp tỉnh Vân Nam (Trung Quốc), phía đông bắc giáp Lào Cai, phía đông nam giáp Sơn La, phía tây bắc và tây nam giáp Lào. Thị xã Điện Biên Phủ cách Hà Nội 474 km theo quốc lộ 6.
Địa hình của tỉnh chủ yếu là núi đồi cao và dốc, xen kẽ nhiều thung lũng sâu và hẹp, có nhiều cao nguyên, sông suối. Sông có nhiều thác ghềnh, dòng chảy lưu lượng lớn nên tiềm năng thuỷ điện rất lớn.
Mạng lưới giao thông đường bộ khá thuận lợi. Từ Lai Châu có đường đi các huyện trong tỉnh. Có sân bay Mường Thanh phục vụ khách tuyến Hà Nội - Điện Biên Phủ và ngược lại.
Khí hậu của tỉnh mang tính chất khí hậu gió mùa chí tuyến.
Lai Châu là một tỉnh có phong cảnh thiên nhiên hữu tình, giàu tiềm năng du lịch, có thắng cảnh đèo Pha Đin , có di tích lịch sử Điện Biên Phủ , với chiến thắng Điện Biên Phủ 1954, đã gây tiếng vang chấn động địa cầu. Nơi đây còn có những bản làng dân tộc với nhiều phong tục tập quán vẫn nguyên sơ như lễ hội Kơ Pan , lễ hội mừng măng mọc , đám cưới người Mông
Mận Tam Hoa là đặc sản có tiếng tại nơi đây . Đặc điểm mận tam hoa Bắc Hà có quả to, trọng lượng đạt 45-50 gram, màu đỏ thắm, thịt bên trong hồng tươi, một lớp phấn trắng mịn bao phủ bên ngoài, làm cho du khách cảm nhận được sự tinh khiết trong lành của thiên nhiên nơi một vùng du lịch sinh thái đầy hấp dẫn và hứa hẹn. Quả mận tam hoa Bắc Hà có sức hấp dẫn nên du khách trong và ngoài nước mỗi lần rời Lào Cai thường mang theo một túi về làm quà. Ngoài ra nếu có cơ hội du khách cũng nên thử món măng lay chấm chéo rộ nhất là giữa tháng sáu, tháng bảy .
Re: †_Quê hương VN: Mjền Bắc_†
Nam Định
Nam Định là một tỉnh có bề dày lịch sử và văn hoá, nơi phat tích của vương triều Trần, một triều đại hưng thịnh vào bậc nhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam với các di tích như: chùa Phổ Minh , chùa Cổ Lễ
Nam Định nổi tiếng với các lễ hội được tổ chức hàng năm :hội Phủ Giày , hội đền Hạ Kỳ , hội đền Bảo Lộc .
Nếu trẩy hội đền Kiếp Bạc-giỗ Cha-chúng ta được chứng kiến một vùng sông rộng Lục Ðầu mênh mông sóng vỗ, sức sống của nước, thì về dự hội Phủ Giầy-giỗ Mẹ-du khách được đứng trước một biển lúa bát ngát mầu xanh của vùng đồng bằng, sức sống của đất. Hơn thế, sức sống tâm thức của người Việt sông Hồng còn được hiện diện với hàng loạt đình, đền, chùa, miếu xung quanh Phủ Giầy, như đền Giếng, chùa Gôi, đền Khâm Sai, đền Ðức Vua, đền Cây Ða, đền Ông Khổng, đền Thượng, đền Quan.
Người Nam Định luôn tự hào với làng sơn mài có truyền thống lâu đời nhất miền Bắc : làng sơn mài Cát Đằng cùng với vườn chim lớn nhất Việt Nam
Nam Định là một tỉnh có bề dày lịch sử và văn hoá, nơi phat tích của vương triều Trần, một triều đại hưng thịnh vào bậc nhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam với các di tích như: chùa Phổ Minh , chùa Cổ Lễ
Nam Định nổi tiếng với các lễ hội được tổ chức hàng năm :hội Phủ Giày , hội đền Hạ Kỳ , hội đền Bảo Lộc .
Nếu trẩy hội đền Kiếp Bạc-giỗ Cha-chúng ta được chứng kiến một vùng sông rộng Lục Ðầu mênh mông sóng vỗ, sức sống của nước, thì về dự hội Phủ Giầy-giỗ Mẹ-du khách được đứng trước một biển lúa bát ngát mầu xanh của vùng đồng bằng, sức sống của đất. Hơn thế, sức sống tâm thức của người Việt sông Hồng còn được hiện diện với hàng loạt đình, đền, chùa, miếu xung quanh Phủ Giầy, như đền Giếng, chùa Gôi, đền Khâm Sai, đền Ðức Vua, đền Cây Ða, đền Ông Khổng, đền Thượng, đền Quan.
Người Nam Định luôn tự hào với làng sơn mài có truyền thống lâu đời nhất miền Bắc : làng sơn mài Cát Đằng cùng với vườn chim lớn nhất Việt Nam
Re: †_Quê hương VN: Mjền Bắc_†
Ninh Bình
Ninh Bình là tỉnh ở phía nam của vùng đồng bằng Bắc bộ, nơi tiếp giáp và ngăn cách miền Bắc với miền Trung bởi dãy núi Tam Điệp hùng vĩ. Phía bắc và đông bắc giáp tỉnh Hoà Bình và Hà Nam, phía nam giáp tỉnh Thanh Hoá và biển Đông, phía đông giáp tỉnh Nam Định, phía tây giáp Thanh Hóa.
Ninh Bình là một tỉnh giàu tiềm năng về du lịch. Thiên nhiên đã ban tặng cho vùng đất này nhiều danh lam thắng cảnh kỳ thú, nhiều hang động nổi tiếng như Bích Động , động Vân Trình , Địch Lộng, động Tiên, động Hoa Sơn... Vườn quốc gia Cúc Phươngnổi tiếng với hệ động thực vật phong phú đặc biệt là cây chò 1.000 năm tuổi. Mảnh đất này từ xa xưa đã từng là kinh đô của nước Đại Cồ Việt (tên của Việt Nam xưa) từ năm 968 đến 1010. Vì vậy, vùng đất này có rất nhiều di tích lịch sử như cố đô Hoa Lư, quần thể nhà thờ đá Phát Diệm , chùa Non Nước... Tất cả những di tích và danh lam thắng cảnh này đã trở thành những tuyến du lịch rất hấp dẫn khách trong và ngoài nước.
Các lễ hội tại Ninh Bình : hội đền Thái Vi , lễ hội Trường Yên, thu hút rất nhiều người tham dự . Đến với lễ hội du khách còn được thưởng thứ các món ăn độc đáo của Ninh Bình như dê Ninh Bình , bánh dứa hưng Hiền
Ninh Bình là tỉnh ở phía nam của vùng đồng bằng Bắc bộ, nơi tiếp giáp và ngăn cách miền Bắc với miền Trung bởi dãy núi Tam Điệp hùng vĩ. Phía bắc và đông bắc giáp tỉnh Hoà Bình và Hà Nam, phía nam giáp tỉnh Thanh Hoá và biển Đông, phía đông giáp tỉnh Nam Định, phía tây giáp Thanh Hóa.
Ninh Bình là một tỉnh giàu tiềm năng về du lịch. Thiên nhiên đã ban tặng cho vùng đất này nhiều danh lam thắng cảnh kỳ thú, nhiều hang động nổi tiếng như Bích Động , động Vân Trình , Địch Lộng, động Tiên, động Hoa Sơn... Vườn quốc gia Cúc Phươngnổi tiếng với hệ động thực vật phong phú đặc biệt là cây chò 1.000 năm tuổi. Mảnh đất này từ xa xưa đã từng là kinh đô của nước Đại Cồ Việt (tên của Việt Nam xưa) từ năm 968 đến 1010. Vì vậy, vùng đất này có rất nhiều di tích lịch sử như cố đô Hoa Lư, quần thể nhà thờ đá Phát Diệm , chùa Non Nước... Tất cả những di tích và danh lam thắng cảnh này đã trở thành những tuyến du lịch rất hấp dẫn khách trong và ngoài nước.
Các lễ hội tại Ninh Bình : hội đền Thái Vi , lễ hội Trường Yên, thu hút rất nhiều người tham dự . Đến với lễ hội du khách còn được thưởng thứ các món ăn độc đáo của Ninh Bình như dê Ninh Bình , bánh dứa hưng Hiền
Re: †_Quê hương VN: Mjền Bắc_†
Phú Thọ
Phú Thọ là tỉnh thuộc miền núi trung du Bắc bộ. Phía bắc giáp Tuyên Quang và Yên Bái; phía đông giáp Vĩnh Phúc; phía đông nam giáp Hà Tây; phía tây giáp Sơn La; phía nam giáp Hoà Bình. Phú Thọ cách Hà Nội 90 km
Đẹp vô cùng tổ quốc ta ơi
Rừng cọ, đồi chè, đồng xanh ngào ngạt
Nắng chói sông Lô, hò ơ tiếng hát
Chuyến phà dào dạt bến nước Bình Ca.
Tố Hữu
Đất Tổ là vùng đất thiêng với bao truyền thuyết gắn liền với những chiến công dựng nước giữ nước mà hàng ngàn năm sau con cháu vẫn hằng ghi nhớ. Vùng Hạc Trì có làng Lâu Thượng tục gọi là Kẻ Sử, nơi vua Hùng làm việc. Làng Lâu Hạ là nơi cung thất của vợ con vua. Làng Dữu Lâu tục gọi Kẻ Trầu là nơi có vườn trầu của vua. Làng Tiên Cát tục gọi Kẻ Cát là nơi vua Hùng thứ 18 dựng lầu kén rể cho Mỵ Nương. Tại đây Sơn Tinh đã thắng Thuỷ Tinh trong cuộc thi tài. Làng Nỗ Lực là nơi có trường tập bắn cung tên. Làng Thanh Miễu là nơi có nhà Thái Miếu thờ các vua Hùng. Làng Minh Nông tục gọi Kẻ Lú là nơi vua Hùng dạy dân cày cấy, tại đây có đồi Mã Lao, nơi vua thường nghỉ ngựa trong các cuộc du hành. Làng Nông Trang là nơi có kho lúa của vua. Làng Hương Trầm là nơi Lang Liêu, con trai út vua Hùng thứ 6 cấy lúa của vua làm ra bánh chưng bánh giầy tặng vua cha cúng lễ Trời Đất. Làng Thậm Thình là nơi dân giã gạo dâng vua. Làng Kim Đái là bản doanh của các Lạc Hầu. Đồi Tháp Long là nơi các quan làm việc. Làng Cẩm Đợi và làng Thuỵ Vân là bản doanh của các Lạc Tướng và là nơi luyện quân. Vùng Phủ Ninh, nơi các vua Hùng thường đi săn, đặc biệt vùng này gắn với truyền thuyết con voi thứ 100 bất nghĩa bị vua Hùng trừng phạt, biến thành đồi Phú Lộc hình con voi, cách xa 99 ngọn đồi khác quay về một phía xung quanh núi Nghĩa Lĩnh. Làng Khang Phụ, có mộ vua Hùng, ở đấy có lăng vua, tục truyền là của vua Hùng thứ 6, sau khi Thánh Gióng đánh giặc Ân thắng lợi cưỡi ngựa sắt bay về trời, vua cũng cởi áo vắt lên cành cây kim giao rồi hoá. Vùng Thanh Ba, làng Vũ Lao nơi có núi Thắm là nơi các vua Hùng hay săn bắn. Vùng Hạ Hào, làng Hiền Lương cách tây bắc đền Hùng 40 km là đền thờ bà Âu Cơ - Mẹ Việt Nam. Vùng Tam Nông, làng Dị Nâu hữu ngạn sông Thao, cach phía nam đền Hùng 15 km là nơi Đức thánh Tản Viên đóng quân trước khi xuất trận đánh giặc Thục xâm lược. Vùng Thanh Thuỷ, làng Lăng Xương ở tả ngạn sông Đà, cách phía nam đền Hùng 20 km là động Lăng Xương, quê bà Âu Cơ. Hiện nay có đền thờ Thánh Mẫu Đức Tản Viên Sơn Thánh.
Phú Thọ là tỉnh thuộc miền núi trung du Bắc bộ. Phía bắc giáp Tuyên Quang và Yên Bái; phía đông giáp Vĩnh Phúc; phía đông nam giáp Hà Tây; phía tây giáp Sơn La; phía nam giáp Hoà Bình. Phú Thọ cách Hà Nội 90 km
Đẹp vô cùng tổ quốc ta ơi
Rừng cọ, đồi chè, đồng xanh ngào ngạt
Nắng chói sông Lô, hò ơ tiếng hát
Chuyến phà dào dạt bến nước Bình Ca.
Tố Hữu
Đất Tổ là vùng đất thiêng với bao truyền thuyết gắn liền với những chiến công dựng nước giữ nước mà hàng ngàn năm sau con cháu vẫn hằng ghi nhớ. Vùng Hạc Trì có làng Lâu Thượng tục gọi là Kẻ Sử, nơi vua Hùng làm việc. Làng Lâu Hạ là nơi cung thất của vợ con vua. Làng Dữu Lâu tục gọi Kẻ Trầu là nơi có vườn trầu của vua. Làng Tiên Cát tục gọi Kẻ Cát là nơi vua Hùng thứ 18 dựng lầu kén rể cho Mỵ Nương. Tại đây Sơn Tinh đã thắng Thuỷ Tinh trong cuộc thi tài. Làng Nỗ Lực là nơi có trường tập bắn cung tên. Làng Thanh Miễu là nơi có nhà Thái Miếu thờ các vua Hùng. Làng Minh Nông tục gọi Kẻ Lú là nơi vua Hùng dạy dân cày cấy, tại đây có đồi Mã Lao, nơi vua thường nghỉ ngựa trong các cuộc du hành. Làng Nông Trang là nơi có kho lúa của vua. Làng Hương Trầm là nơi Lang Liêu, con trai út vua Hùng thứ 6 cấy lúa của vua làm ra bánh chưng bánh giầy tặng vua cha cúng lễ Trời Đất. Làng Thậm Thình là nơi dân giã gạo dâng vua. Làng Kim Đái là bản doanh của các Lạc Hầu. Đồi Tháp Long là nơi các quan làm việc. Làng Cẩm Đợi và làng Thuỵ Vân là bản doanh của các Lạc Tướng và là nơi luyện quân. Vùng Phủ Ninh, nơi các vua Hùng thường đi săn, đặc biệt vùng này gắn với truyền thuyết con voi thứ 100 bất nghĩa bị vua Hùng trừng phạt, biến thành đồi Phú Lộc hình con voi, cách xa 99 ngọn đồi khác quay về một phía xung quanh núi Nghĩa Lĩnh. Làng Khang Phụ, có mộ vua Hùng, ở đấy có lăng vua, tục truyền là của vua Hùng thứ 6, sau khi Thánh Gióng đánh giặc Ân thắng lợi cưỡi ngựa sắt bay về trời, vua cũng cởi áo vắt lên cành cây kim giao rồi hoá. Vùng Thanh Ba, làng Vũ Lao nơi có núi Thắm là nơi các vua Hùng hay săn bắn. Vùng Hạ Hào, làng Hiền Lương cách tây bắc đền Hùng 40 km là đền thờ bà Âu Cơ - Mẹ Việt Nam. Vùng Tam Nông, làng Dị Nâu hữu ngạn sông Thao, cach phía nam đền Hùng 15 km là nơi Đức thánh Tản Viên đóng quân trước khi xuất trận đánh giặc Thục xâm lược. Vùng Thanh Thuỷ, làng Lăng Xương ở tả ngạn sông Đà, cách phía nam đền Hùng 20 km là động Lăng Xương, quê bà Âu Cơ. Hiện nay có đền thờ Thánh Mẫu Đức Tản Viên Sơn Thánh.
Re: †_Quê hương VN: Mjền Bắc_†
Quảng Ninh
Quảng Ninh là một tỉnh lớn ở địa đầu phí đông bắc Việt Nam. Tỉnh Quảng Ninh có dáng một hình chữ nhật lệch nằm chếch theo hướng đông bắc - tây nam. Phía tây tựa lưng vào núi rừng trùng điệp. Phía đông nghiêng xuống nửa phần đầu vịnh Bắc Bộ với bờ biển khúc khuỷu nhiều cửa sông và bãi triều, bên ngoài là hơn hai nghìn hòn đảo lớn nhỏ, trong đó có 1.030 đảo có tên, còn lại hơn một nghìn hòn đảo chưa có tên.
Quảng Ninh là vùng đất có nhiều tiềm năng về du lịch . Nơi đây là nơi sinh sống của nhiều dân tộc thiểu số như Sán Dìu , Sán Chi... Cùng với họ là những giá trị văn hoá truyền thống .
Hiện nay, những giá trị văn hoá truyền thống như "múa chuông". "múa trống" của người Dao, "múa gậy" của dân tộc Sán Dìu; múa Chim gâu", "Xúc tép" của người sán Chỉ... Nhạc cụ có "đàn tính" của dân tộc Tày; "tù và" bằng sừng trâu, sáo "sôna" bằng vỏ ốc của người Sán Dìu; vẫn còn hiện diện trong các tộc thiểu số ở Quảng Ninh. Mỗi loại hình văn hoá đều mang sắc thái riêng của mỗi dân tộc, nó thể hiện rõ nhu cầu và bản sắc lối sống của họ. Là cái riêng, cái lạ mà du khách muốn được chứng kiến cảnh sinh hoạt, cảnh sắc thiên nhiên, phong tục tập quán của những vùng thôn dã, bản làng còn lưu giữ được những gì là "nguyên bản", là "huyền bí" của thiên nhiên và con người. Ðây là một tiềm năng dồi dào để phát triển văn hoá và du lịch ở Quảng Ninh.
Bên cạnh đó , những lễ hội hàng năm của Quảng Ninh như hội làng Quan Lạn , lễ hội Bạch Đằng , hội làng Trà Cổ , lễ hội Tiên Công , hội đền Cửa Ông là sức hấp dẫn thu hút khách du lịch từ mọi nơi đổ về đây .
Du khách tới đây ngoài việc tham quan các danh thắng tự nhiên còn có dịp thưởng thức các món ăn độc đáo nơi đây như tôm hấp , chả mực bánh cuốn , rượu ngán , rượu nếp ngâm ...
Quảng Ninh là một tỉnh lớn ở địa đầu phí đông bắc Việt Nam. Tỉnh Quảng Ninh có dáng một hình chữ nhật lệch nằm chếch theo hướng đông bắc - tây nam. Phía tây tựa lưng vào núi rừng trùng điệp. Phía đông nghiêng xuống nửa phần đầu vịnh Bắc Bộ với bờ biển khúc khuỷu nhiều cửa sông và bãi triều, bên ngoài là hơn hai nghìn hòn đảo lớn nhỏ, trong đó có 1.030 đảo có tên, còn lại hơn một nghìn hòn đảo chưa có tên.
Quảng Ninh là vùng đất có nhiều tiềm năng về du lịch . Nơi đây là nơi sinh sống của nhiều dân tộc thiểu số như Sán Dìu , Sán Chi... Cùng với họ là những giá trị văn hoá truyền thống .
Hiện nay, những giá trị văn hoá truyền thống như "múa chuông". "múa trống" của người Dao, "múa gậy" của dân tộc Sán Dìu; múa Chim gâu", "Xúc tép" của người sán Chỉ... Nhạc cụ có "đàn tính" của dân tộc Tày; "tù và" bằng sừng trâu, sáo "sôna" bằng vỏ ốc của người Sán Dìu; vẫn còn hiện diện trong các tộc thiểu số ở Quảng Ninh. Mỗi loại hình văn hoá đều mang sắc thái riêng của mỗi dân tộc, nó thể hiện rõ nhu cầu và bản sắc lối sống của họ. Là cái riêng, cái lạ mà du khách muốn được chứng kiến cảnh sinh hoạt, cảnh sắc thiên nhiên, phong tục tập quán của những vùng thôn dã, bản làng còn lưu giữ được những gì là "nguyên bản", là "huyền bí" của thiên nhiên và con người. Ðây là một tiềm năng dồi dào để phát triển văn hoá và du lịch ở Quảng Ninh.
Bên cạnh đó , những lễ hội hàng năm của Quảng Ninh như hội làng Quan Lạn , lễ hội Bạch Đằng , hội làng Trà Cổ , lễ hội Tiên Công , hội đền Cửa Ông là sức hấp dẫn thu hút khách du lịch từ mọi nơi đổ về đây .
Du khách tới đây ngoài việc tham quan các danh thắng tự nhiên còn có dịp thưởng thức các món ăn độc đáo nơi đây như tôm hấp , chả mực bánh cuốn , rượu ngán , rượu nếp ngâm ...
Re: †_Quê hương VN: Mjền Bắc_†
Sơn La
Sơn La là một tỉnh có khí hậu đa dạng, nhiều nét đặc thù nhưng vẫn mang tính chất của khí hậu gió mùa chí tuyến. Nhiệt độ trung bình năm khoảng 21°C, khí hậu chia làm 2 mùa rõ rệt: mùa đông lạnh và khô, ít mưa; mùa hè mưa nhiều và không có bão.
Tỉnh Sơn La nằm ở phía tây bắc Việt Nam, có nhiều núi cao, phía bắc giáp Yên Bái, Lào Cai, phía tây giáp Lai Châu, phía đông giáp Phú Thọ và Hoà Bình, đông nam giáp Thanh Hoá và Hoà Bình, phía nam giáp Lào. Tỉnh lỵ Sơn La cách Hà Nội 308 km theo quốc lộ 6.
Địa hình của tỉnh Sơn La chủ yếu là núi và cao nguyên. Mạng lưới sông suối ở đây khá dày đặc, nguồn nước dồi dào, có tiềm năng về thủy điện. Tài nguyên khoáng sản của tỉnh khá đa dạng và phong phú vì vậy công nghiệp Sơn La có nhiều triển vọng.
Sơn La, một địa bàn lý tưởng để chăn nuôi bò sữa trên cao nguyên Mộc Châu, phát triển cây dâu, nuôi tằm, ươm tơ dệt lụa, là vùng đất có nhiều ưu thế phát triển cây cà phê, cây chè và nhiều loại cây ăn quả. Một vùng đất có thể phát triển công nghiệp khai khoáng, chế biến chè và nông, lâm sản khác.
Giao thông của tỉnh có đường bộ, đường thủy và đường không (sân bay Nà Sản).
Trước đây, khi chọn địa điểm xây dựng nhà tù, thực dân Pháp đã coi Sơn La như một vùng đất heo hút, "có đi mà không về". Nhưng giờ đây, chỉ cần 45 phút bay từ sân bay Nội Bài (Hà Nội), bạn đã đến Sơn La, để từ đó, bạn có thể đi du lịch tiếp Điện Biên Phủ, Sa Pa, khép kín lộ trình 2 bên bờ sông Đà: Du lịch xuyên Tây Bắc.
Sơn La được coi là hình ảnh phảng phất như Đà Lạt thứ 2. Nhưng đến Sơn La, bạn sẽ cảm nhận được sự hùng vĩ của núi rừng Tây Bắc mà Đà Lạt không có được, đặc biệt, khi bạn ngồi trên chiếc xe mui trần, xe zeep, đi trên những con đường quanh co dọc theo thung lũng hẹp, được ngắm "mây bay đỉnh núi" vào sáng sớm và hít thở chút hăng nồng của rơm rạ cuốn theo khói bếp khi chiều về. Cuộc sống yên bình nơi thôn bản và núi rừng sẽ cho bạn chút tĩnh lặng sau những ồn ã, mệt mỏi của thành phố.
Đến Sơn La, một địa chỉ bạn không thể bỏ qua là nhà ngục Sơn La - nơi hàng nghìn cán bộ cách mạng từng bị giam cầm và có tới gần 200 đồng chí lãnh đạo các cấp của VN đã trưởng thành từ đó. Bảo tàng Sơn La sẽ cho bạn thấy những nét văn hoá đặc sắc của 14 dân tộc anh em sống ở Sơn La với hàng trăm di vật từ thời kỳ tiền sử, sơ sử được tìm thấy tại địa phương. Gần 1.000 bản sách được ghi chép bằng chữ Thái cổ ở nhiều thể loại (sử thi, trường ca, truyện thơ dân gian...) và nhiều hiện vật của nghề thủ công mỹ nghệ truyển thống hiện vẫn còn lưu giữ.
Chỉ cách trung tâm thị xã Sơn La chừng 3km, bạn đã có thể sống giữa một bản người Thái đen truyền thống: Vẫn những nếp nhà sàn mộc mạc lẩn khuất trong cây lá, những đứa trẻ chân trần tò mò nhìn khách vãng lai... Khi tối đến, những cô gái Thái còn chưa "tằng cẩu" (chưa búi tóc cao, chứng tỏ chưa có chồng) sẽ chúc rượu bạn trong một bữa tiệc truyền thống của người Thái với cơm lam, cóm khẩu, măng lay, pỉnh tộp... Bạn sẽ say đắm trong vòng xoè, uống rượu cần cho đến khi "nghiêng ngả" (lời của cô gái Thái) mới được rời bản về phố.
Ngược về phía Điện Biên chừng 25km, bạn sẽ đến hang Thẳm Ké (hang Trâu). Hang dài chừng 1km với 2 cửa hang thông ngang 2 sườn núi. Đây từng là kho chứa vũ khí lớn nhất mà chúng ta tìm được ở Tây Bắc sau khi thực dân Pháp thua trận ở Điện Biên. Và chỉ với 5.000 đồng thôi, bạn đã được tắm mình thoả thích trong nước suối nóng của bản Mòng cho đến khi da ửng đỏ... Tới động Quế Lâm Ngự Chế, bạn sẽ thấy bút tích của Vua Lê Thái Tông còn chênh vênh trên sườn núi đá. Bạn cũng sẽ được đi thăm hang nước Thẳm Coọng, leo núi Vi Ba, bơi thuyền trên lòng hồ Sông Đà, ngắm những cô gái Thái hồn nhiên thả mình vào dòng suối sau mỗi chiều đi nương...
Ngay từ năm 1917, người Pháp đã nhìn thấy tiềm năng du lịch của Sơn La. Nhưng mãi gần đây, Sơn La mới được nhìn nhận như một mảnh đất có tiềm năng du lịch. Rồi đây, công trình Thuỷ điện Sơn La cũng sẽ là một điểm du lịch nữa trong chuỗi thắng cảnh du lịch theo hành trình của bạn tới vùng Tây Bắc.
Sơn La là một tỉnh có khí hậu đa dạng, nhiều nét đặc thù nhưng vẫn mang tính chất của khí hậu gió mùa chí tuyến. Nhiệt độ trung bình năm khoảng 21°C, khí hậu chia làm 2 mùa rõ rệt: mùa đông lạnh và khô, ít mưa; mùa hè mưa nhiều và không có bão.
Tỉnh Sơn La nằm ở phía tây bắc Việt Nam, có nhiều núi cao, phía bắc giáp Yên Bái, Lào Cai, phía tây giáp Lai Châu, phía đông giáp Phú Thọ và Hoà Bình, đông nam giáp Thanh Hoá và Hoà Bình, phía nam giáp Lào. Tỉnh lỵ Sơn La cách Hà Nội 308 km theo quốc lộ 6.
Địa hình của tỉnh Sơn La chủ yếu là núi và cao nguyên. Mạng lưới sông suối ở đây khá dày đặc, nguồn nước dồi dào, có tiềm năng về thủy điện. Tài nguyên khoáng sản của tỉnh khá đa dạng và phong phú vì vậy công nghiệp Sơn La có nhiều triển vọng.
Sơn La, một địa bàn lý tưởng để chăn nuôi bò sữa trên cao nguyên Mộc Châu, phát triển cây dâu, nuôi tằm, ươm tơ dệt lụa, là vùng đất có nhiều ưu thế phát triển cây cà phê, cây chè và nhiều loại cây ăn quả. Một vùng đất có thể phát triển công nghiệp khai khoáng, chế biến chè và nông, lâm sản khác.
Giao thông của tỉnh có đường bộ, đường thủy và đường không (sân bay Nà Sản).
Trước đây, khi chọn địa điểm xây dựng nhà tù, thực dân Pháp đã coi Sơn La như một vùng đất heo hút, "có đi mà không về". Nhưng giờ đây, chỉ cần 45 phút bay từ sân bay Nội Bài (Hà Nội), bạn đã đến Sơn La, để từ đó, bạn có thể đi du lịch tiếp Điện Biên Phủ, Sa Pa, khép kín lộ trình 2 bên bờ sông Đà: Du lịch xuyên Tây Bắc.
Sơn La được coi là hình ảnh phảng phất như Đà Lạt thứ 2. Nhưng đến Sơn La, bạn sẽ cảm nhận được sự hùng vĩ của núi rừng Tây Bắc mà Đà Lạt không có được, đặc biệt, khi bạn ngồi trên chiếc xe mui trần, xe zeep, đi trên những con đường quanh co dọc theo thung lũng hẹp, được ngắm "mây bay đỉnh núi" vào sáng sớm và hít thở chút hăng nồng của rơm rạ cuốn theo khói bếp khi chiều về. Cuộc sống yên bình nơi thôn bản và núi rừng sẽ cho bạn chút tĩnh lặng sau những ồn ã, mệt mỏi của thành phố.
Đến Sơn La, một địa chỉ bạn không thể bỏ qua là nhà ngục Sơn La - nơi hàng nghìn cán bộ cách mạng từng bị giam cầm và có tới gần 200 đồng chí lãnh đạo các cấp của VN đã trưởng thành từ đó. Bảo tàng Sơn La sẽ cho bạn thấy những nét văn hoá đặc sắc của 14 dân tộc anh em sống ở Sơn La với hàng trăm di vật từ thời kỳ tiền sử, sơ sử được tìm thấy tại địa phương. Gần 1.000 bản sách được ghi chép bằng chữ Thái cổ ở nhiều thể loại (sử thi, trường ca, truyện thơ dân gian...) và nhiều hiện vật của nghề thủ công mỹ nghệ truyển thống hiện vẫn còn lưu giữ.
Chỉ cách trung tâm thị xã Sơn La chừng 3km, bạn đã có thể sống giữa một bản người Thái đen truyền thống: Vẫn những nếp nhà sàn mộc mạc lẩn khuất trong cây lá, những đứa trẻ chân trần tò mò nhìn khách vãng lai... Khi tối đến, những cô gái Thái còn chưa "tằng cẩu" (chưa búi tóc cao, chứng tỏ chưa có chồng) sẽ chúc rượu bạn trong một bữa tiệc truyền thống của người Thái với cơm lam, cóm khẩu, măng lay, pỉnh tộp... Bạn sẽ say đắm trong vòng xoè, uống rượu cần cho đến khi "nghiêng ngả" (lời của cô gái Thái) mới được rời bản về phố.
Ngược về phía Điện Biên chừng 25km, bạn sẽ đến hang Thẳm Ké (hang Trâu). Hang dài chừng 1km với 2 cửa hang thông ngang 2 sườn núi. Đây từng là kho chứa vũ khí lớn nhất mà chúng ta tìm được ở Tây Bắc sau khi thực dân Pháp thua trận ở Điện Biên. Và chỉ với 5.000 đồng thôi, bạn đã được tắm mình thoả thích trong nước suối nóng của bản Mòng cho đến khi da ửng đỏ... Tới động Quế Lâm Ngự Chế, bạn sẽ thấy bút tích của Vua Lê Thái Tông còn chênh vênh trên sườn núi đá. Bạn cũng sẽ được đi thăm hang nước Thẳm Coọng, leo núi Vi Ba, bơi thuyền trên lòng hồ Sông Đà, ngắm những cô gái Thái hồn nhiên thả mình vào dòng suối sau mỗi chiều đi nương...
Ngay từ năm 1917, người Pháp đã nhìn thấy tiềm năng du lịch của Sơn La. Nhưng mãi gần đây, Sơn La mới được nhìn nhận như một mảnh đất có tiềm năng du lịch. Rồi đây, công trình Thuỷ điện Sơn La cũng sẽ là một điểm du lịch nữa trong chuỗi thắng cảnh du lịch theo hành trình của bạn tới vùng Tây Bắc.
Re: †_Quê hương VN: Mjền Bắc_†
Thái Bình
Thái Bình là tỉnh thuộc đồng bằng duyên hải Bắc Bộ, không có đồi núi, nhưng thay vào đó tỉnh lại có bờ biển dài 56 km, 5 cửa sông lớn và nhiều bãi cát dài thoai thoải, nước trong xanh. Những khoáng sản trầm tích tiến xa ra biển, những mỏ dầu, khí đốt hấp dẫn giới khoa học và các nhà kinh tế. Thái Bình có 156 loài cá, nhiều loài chim quí hiếm là niềm vui bất tận cho các dịch vụ săn bắt, giải trí...
Ðến với Thái Bình, là đến với các công trình văn hoá lịch sử và sinh hoạt văn hoá dân gian. Toàn tỉnh có 82 công trình kiến trúc đã được Nhà nước xếp hạng, nổi tiếng nhất vẫn là chùa Keo , đền Ðồng Bằng, đền Tiên La, cung Long Hưng... với những gác chuông trạm đá, các di vật quí hiếm và tài nghệ...
Các hình thức sinh hoạt văn hoá ở Thái Bình hết sức phong phú với 16 thể loại hát, múa đặc trưng như múa rối nước , chèo làng Khuốc, kéo chữ Phụng công, múa bát dập, hát ống Lộng Khê, hát trẽ khói Cốc mỏ...
Thái Bình có rất nhiều lễ hội truyền thống như hội thi pháo đất , hội thi thả đèn trời , hội Long Vân , hội Keo, Tiên ca, Ðồng bằng, hội Du xuân, hội thi nghề... Trong lễ hội có nhiều trò chơi độc đáo như: thi pháo đất, bắt cá, bắt trạch, bắt vịt, nấu cơm, dệt chiếu, rước ông Ðùng bà Ðà, chọi trâu, chọi gà...
Thái Bình là tỉnh thuộc đồng bằng duyên hải Bắc Bộ, không có đồi núi, nhưng thay vào đó tỉnh lại có bờ biển dài 56 km, 5 cửa sông lớn và nhiều bãi cát dài thoai thoải, nước trong xanh. Những khoáng sản trầm tích tiến xa ra biển, những mỏ dầu, khí đốt hấp dẫn giới khoa học và các nhà kinh tế. Thái Bình có 156 loài cá, nhiều loài chim quí hiếm là niềm vui bất tận cho các dịch vụ săn bắt, giải trí...
Ðến với Thái Bình, là đến với các công trình văn hoá lịch sử và sinh hoạt văn hoá dân gian. Toàn tỉnh có 82 công trình kiến trúc đã được Nhà nước xếp hạng, nổi tiếng nhất vẫn là chùa Keo , đền Ðồng Bằng, đền Tiên La, cung Long Hưng... với những gác chuông trạm đá, các di vật quí hiếm và tài nghệ...
Các hình thức sinh hoạt văn hoá ở Thái Bình hết sức phong phú với 16 thể loại hát, múa đặc trưng như múa rối nước , chèo làng Khuốc, kéo chữ Phụng công, múa bát dập, hát ống Lộng Khê, hát trẽ khói Cốc mỏ...
Thái Bình có rất nhiều lễ hội truyền thống như hội thi pháo đất , hội thi thả đèn trời , hội Long Vân , hội Keo, Tiên ca, Ðồng bằng, hội Du xuân, hội thi nghề... Trong lễ hội có nhiều trò chơi độc đáo như: thi pháo đất, bắt cá, bắt trạch, bắt vịt, nấu cơm, dệt chiếu, rước ông Ðùng bà Ðà, chọi trâu, chọi gà...
Re: †_Quê hương VN: Mjền Bắc_†
Thái Nguyên
Thái Nguyên là một tỉnh miền núi trung du Bắc Bộ, có dịện tích tự nhiên 3.562,82 km ², dân số hiện nay khoảng 1.046.000 người. Thái Nguyên là một tỉnh không lớn, chỉ chiếm 1,13% diện tích và 1,41% dân số so với cả nước.
Tỉnh Thái Nguyên phía bắc tiếp giáp với tỉnh Bắc Kạn, phía tây giáp với các tỉnh Vĩnh Phúc, Tuyên Quang, phía đông giáp với các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang và phía nam tiếp giáp với thủ đô Hà Nội. Với vị trí địa lý là một trong những trung tâm chính trị, kinh tế của khu Việt Bắc nói riêng, của vùng trung du miền núi đông bắc nói chung, Thái Nguyên là cửa ngõ giao lưu kinh tế xã hội giữa vùng trung du miền núi với vùng đồng bằng Bắc Bộ. Việc giao lưu đã được thực hiện thông qua hệ thống đường bộ, đường sắt, đường sông hình rẻ quạt mà thành phố Thái Nguyên là đầu nút.
Cùng với vị trí trung tâm của Việt Bắc, Thái Nguyên còn là nơi hội tụ nền văn hóa của các dân tộc miền núi phía Bắc, là đầu mối các hoạt động văn hóa, giáo dục của cả vùng núi phía Bắc rộng lớn.
Thái Nguyên có các điểm du lịch như sau:
1. Khu du lịch hồ Núi Cốc, cách thành phố Thái Nguyên 20 km về phía tây (giáp dãy núi Tam Đảo) là khu du lịch lớn nhất của tỉnh. Nơi đây đang thu hút nhiều khách trong và ngoài tỉnh đến nghỉ và thăm quan.
2. Khu Bảo tàng Văn hoá các Dân tộc Việt Nam, đền Đội Cấn, công viên Sông Cầu tại trung tâm thành phố Thái Nguyên.
3. Khu du lịch hang Phượng Hoàng, suối Mỏ Gà (là suối chảy ra từ núi đá) tại huyện Võ Nhai, cách thành phố Thái Nguyên 45 km.
4. Khu di tích lịch sử an toàn khu (ATK) huyện Định Hóa.
5. Các điểm đền chùa như đền Đuổm (Phú Lương), chùa Hang (Đồng Hỷ), chùa Phù Liễn, đền Xương Rồng (thành phố Thái Nguyên).
Thái Nguyên có thể hình thành các tuyến du lịch nối các điểm thăm quan du lịch trong tỉnh với các điểm du lịch của các tỉnh lân cận. Cụ thể như:
1. Thành phố Thái Nguyên-Hồ Núi Cốc, vùng chè Tân Cương - cây đa Tân Trào (Tuyên Quang).
2. Thành phố Thái Nguyên - Đền Đuổm - Khu di lịch ATK Định Hoá - Hồ Ba Bể (Chợ Đồn, Bắc Kạn) - Pác Bó (Cao Bằng).
3. Thành phố Thái Nguyên - Chùa Hang - Hang Phượng Hoàng, suối Mỏ Gà - Động Tam Thanh, Nhị Thanh (Lạng Sơn).
4. Thành phố Thái Nguyên - Tam Đảo (Vĩnh Phúc) - Hồ Đại Lải (Vĩnh Phúc).
5. Thành phố Thái Nguyên - Đền Hùng (Phú Thọ).
6. Thành phố Thái Nguyên - Côn Sơn, Yên Tử, Đền Kiếp Bạc, (Hải Dương).
Ngoài ra Thái Nguyên có nhiều dân tộc còn giữ được bản sắc văn hóa dân tộc đặc sắc như dân tộc Tày, H’Mông, Dao có thể khai thác thành các điểm du lịch cho khách thăm quan.
Thái Nguyên là một tỉnh miền núi trung du Bắc Bộ, có dịện tích tự nhiên 3.562,82 km ², dân số hiện nay khoảng 1.046.000 người. Thái Nguyên là một tỉnh không lớn, chỉ chiếm 1,13% diện tích và 1,41% dân số so với cả nước.
Tỉnh Thái Nguyên phía bắc tiếp giáp với tỉnh Bắc Kạn, phía tây giáp với các tỉnh Vĩnh Phúc, Tuyên Quang, phía đông giáp với các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang và phía nam tiếp giáp với thủ đô Hà Nội. Với vị trí địa lý là một trong những trung tâm chính trị, kinh tế của khu Việt Bắc nói riêng, của vùng trung du miền núi đông bắc nói chung, Thái Nguyên là cửa ngõ giao lưu kinh tế xã hội giữa vùng trung du miền núi với vùng đồng bằng Bắc Bộ. Việc giao lưu đã được thực hiện thông qua hệ thống đường bộ, đường sắt, đường sông hình rẻ quạt mà thành phố Thái Nguyên là đầu nút.
Cùng với vị trí trung tâm của Việt Bắc, Thái Nguyên còn là nơi hội tụ nền văn hóa của các dân tộc miền núi phía Bắc, là đầu mối các hoạt động văn hóa, giáo dục của cả vùng núi phía Bắc rộng lớn.
Thái Nguyên có các điểm du lịch như sau:
1. Khu du lịch hồ Núi Cốc, cách thành phố Thái Nguyên 20 km về phía tây (giáp dãy núi Tam Đảo) là khu du lịch lớn nhất của tỉnh. Nơi đây đang thu hút nhiều khách trong và ngoài tỉnh đến nghỉ và thăm quan.
2. Khu Bảo tàng Văn hoá các Dân tộc Việt Nam, đền Đội Cấn, công viên Sông Cầu tại trung tâm thành phố Thái Nguyên.
3. Khu du lịch hang Phượng Hoàng, suối Mỏ Gà (là suối chảy ra từ núi đá) tại huyện Võ Nhai, cách thành phố Thái Nguyên 45 km.
4. Khu di tích lịch sử an toàn khu (ATK) huyện Định Hóa.
5. Các điểm đền chùa như đền Đuổm (Phú Lương), chùa Hang (Đồng Hỷ), chùa Phù Liễn, đền Xương Rồng (thành phố Thái Nguyên).
Thái Nguyên có thể hình thành các tuyến du lịch nối các điểm thăm quan du lịch trong tỉnh với các điểm du lịch của các tỉnh lân cận. Cụ thể như:
1. Thành phố Thái Nguyên-Hồ Núi Cốc, vùng chè Tân Cương - cây đa Tân Trào (Tuyên Quang).
2. Thành phố Thái Nguyên - Đền Đuổm - Khu di lịch ATK Định Hoá - Hồ Ba Bể (Chợ Đồn, Bắc Kạn) - Pác Bó (Cao Bằng).
3. Thành phố Thái Nguyên - Chùa Hang - Hang Phượng Hoàng, suối Mỏ Gà - Động Tam Thanh, Nhị Thanh (Lạng Sơn).
4. Thành phố Thái Nguyên - Tam Đảo (Vĩnh Phúc) - Hồ Đại Lải (Vĩnh Phúc).
5. Thành phố Thái Nguyên - Đền Hùng (Phú Thọ).
6. Thành phố Thái Nguyên - Côn Sơn, Yên Tử, Đền Kiếp Bạc, (Hải Dương).
Ngoài ra Thái Nguyên có nhiều dân tộc còn giữ được bản sắc văn hóa dân tộc đặc sắc như dân tộc Tày, H’Mông, Dao có thể khai thác thành các điểm du lịch cho khách thăm quan.
Re: †_Quê hương VN: Mjền Bắc_†
Tuyên Quang
Tuyên Quang là một tỉnh miền núi hùng vĩ phía Bắc với nhiều ngọn núi cao hơn 2.000m. Rừng ở Tuyên Quang rộng lớn và chủ yếu là rừng nguyên sinh có rất nhiều cây gỗ và hơn 1.000 loại thuốc quý.
Thị xã Tuyên Quang nằm bên bờ phải con sông Lô cách thủ đô Hà Nội 166km đường thủy.
Phía Nam của tỉnh có một thành cổ nhưng đã bị phá hủy trong chiến tranh. Tân Trào (Kim Long cũ ) thuộc huyện Sơn Dương cách thị xã Tuyên Quang chừng 50km. Ðây là một làng nơi người Tày sinh sống nằm trên thung lũng nhỏ dưới chân đèo Ré, bao quanh là núi cao và rừng thẳm.
Khu di tích Tân Trào là địa điểm du lịch nổi tiếng của Tuyên Quang .
Một điểm di tích rất nổi tiếng ở đây là cây đa Tân Trào. Dưới tán cây này, đại tướng Võ Nguyên Giáp đã đọc lời tuyên bố thành lập đội Tuyên truyền Giải phóng quân. Bên bờ suối một ngôi nhà gỗ lợp mái cọ là nơi Ðại hội quốc dân họp vào ngày 16/8/1945 và quyết định Tổng khởi nghĩa trên toàn quốc. Chính cuộc khởi nghĩa này đã dẫn tới Tuyên ngôn Ðộc lập cho nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa vào ngày 2 tháng 9 năm đó.
Với rừng núi yên bình, không khí trong lành, Tuyên Quang rất thích hợp với việc nghỉ ngơi và điều dưỡng sức khỏe, chữa bệnh. Suối khoáng Mỹ Lâm là một trong những địa chỉ nghỉ dưỡng và chữa bệnh yên tĩnh, thoáng mát. Nguồn nước khoáng ở đây rất tốt cho việc điều trị các bệnh về cơ, xương, khớp...
Tuyên Quang là một tỉnh miền núi hùng vĩ phía Bắc với nhiều ngọn núi cao hơn 2.000m. Rừng ở Tuyên Quang rộng lớn và chủ yếu là rừng nguyên sinh có rất nhiều cây gỗ và hơn 1.000 loại thuốc quý.
Thị xã Tuyên Quang nằm bên bờ phải con sông Lô cách thủ đô Hà Nội 166km đường thủy.
Phía Nam của tỉnh có một thành cổ nhưng đã bị phá hủy trong chiến tranh. Tân Trào (Kim Long cũ ) thuộc huyện Sơn Dương cách thị xã Tuyên Quang chừng 50km. Ðây là một làng nơi người Tày sinh sống nằm trên thung lũng nhỏ dưới chân đèo Ré, bao quanh là núi cao và rừng thẳm.
Khu di tích Tân Trào là địa điểm du lịch nổi tiếng của Tuyên Quang .
Một điểm di tích rất nổi tiếng ở đây là cây đa Tân Trào. Dưới tán cây này, đại tướng Võ Nguyên Giáp đã đọc lời tuyên bố thành lập đội Tuyên truyền Giải phóng quân. Bên bờ suối một ngôi nhà gỗ lợp mái cọ là nơi Ðại hội quốc dân họp vào ngày 16/8/1945 và quyết định Tổng khởi nghĩa trên toàn quốc. Chính cuộc khởi nghĩa này đã dẫn tới Tuyên ngôn Ðộc lập cho nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa vào ngày 2 tháng 9 năm đó.
Với rừng núi yên bình, không khí trong lành, Tuyên Quang rất thích hợp với việc nghỉ ngơi và điều dưỡng sức khỏe, chữa bệnh. Suối khoáng Mỹ Lâm là một trong những địa chỉ nghỉ dưỡng và chữa bệnh yên tĩnh, thoáng mát. Nguồn nước khoáng ở đây rất tốt cho việc điều trị các bệnh về cơ, xương, khớp...
Re: †_Quê hương VN: Mjền Bắc_†
Vĩnh Phúc
Vĩnh Phúc là tỉnh thuộc miền núi trung du Bắc bộ, cách thủ đô Hà Nội 60 km về phía bắc, tiếp giáp các tỉnh Tuyên Quang và Thái Nguyên về phía bắc; phía đông và đông nam giáp Hà Nội, phía tây giáp tỉnh Phú Thọ, phía nam và tây nam giáp Hà Tây
Vĩnh Phúc là tỉnh nằm ở trong vùng du lịch Bắc bộ, thiên nhiên đã tạo cho Vĩnh Phúc nhiều cảnh quan kỳ thú như vườn quốc gia Tam Đảo, Tây Thiên, hồ Đại Lải... Nhiều di tích lịch sử của tỉnh đã được Bộ Văn hoá - Thông tin xếp hạng.
Du khách tới Vĩnh Phúc rất ngạc nhiên với làng nghề độc đáo ở đây , làng hổ mang , cùng với các món ăn độc đáo như cá thính Lập Thạch , gạo Gié Cánh
Người Vĩnh Phúc đến nay vẫn giữ được nét văn hoá lâu đời của địa phương qua hội tục xưa Thổ Tang được tổ chúc hàng năm . Đây chính là nét đẹp văn hoá mà chính quyền cũng như nhân dân trong tỉnh đang ra sức phát huy gìn giữ .
Vĩnh Phúc là tỉnh thuộc miền núi trung du Bắc bộ, cách thủ đô Hà Nội 60 km về phía bắc, tiếp giáp các tỉnh Tuyên Quang và Thái Nguyên về phía bắc; phía đông và đông nam giáp Hà Nội, phía tây giáp tỉnh Phú Thọ, phía nam và tây nam giáp Hà Tây
Vĩnh Phúc là tỉnh nằm ở trong vùng du lịch Bắc bộ, thiên nhiên đã tạo cho Vĩnh Phúc nhiều cảnh quan kỳ thú như vườn quốc gia Tam Đảo, Tây Thiên, hồ Đại Lải... Nhiều di tích lịch sử của tỉnh đã được Bộ Văn hoá - Thông tin xếp hạng.
Du khách tới Vĩnh Phúc rất ngạc nhiên với làng nghề độc đáo ở đây , làng hổ mang , cùng với các món ăn độc đáo như cá thính Lập Thạch , gạo Gié Cánh
Người Vĩnh Phúc đến nay vẫn giữ được nét văn hoá lâu đời của địa phương qua hội tục xưa Thổ Tang được tổ chúc hàng năm . Đây chính là nét đẹp văn hoá mà chính quyền cũng như nhân dân trong tỉnh đang ra sức phát huy gìn giữ .
Re: †_Quê hương VN: Mjền Bắc_†
Yên Bái
Yên Bái là tỉnh nằm sâu trong nội địa nhưng lại là cửa ngõ của miền Tây Bắc, là đầu mối giao thông giữa đông bắc và tây bắc, giữa cửa khẩu Lào Cai và Hà Nội. Phía bắc tỉnh Yên Bái giáp Lào Cai, phía tây giáp Sơn La, phía đông giáp Tuyên Quang, phía nam giáp Phú Thọ.
Thị xã Yên Bái là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá của tỉnh. Tỉnh Yên Bái có nhiều di tích lịch sử văn hoá như chiến khu Vần , đền Đại Cại. Thắng cảnh Yên Bái còn giữ được nhiều vẻ hoang sơ, môi trường sinh thái chưa bị ô nhiễm rất hấp dẫn đối với khách du lịch.
Đến đây du khách còn có dịp thưởng thức các món ăn đặc sản như khoai sọ Lục Yên , cá xỉnh Mường Lò , măng sặt Nghĩa Lộ
Yên Bái là tỉnh nằm sâu trong nội địa nhưng lại là cửa ngõ của miền Tây Bắc, là đầu mối giao thông giữa đông bắc và tây bắc, giữa cửa khẩu Lào Cai và Hà Nội. Phía bắc tỉnh Yên Bái giáp Lào Cai, phía tây giáp Sơn La, phía đông giáp Tuyên Quang, phía nam giáp Phú Thọ.
Thị xã Yên Bái là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá của tỉnh. Tỉnh Yên Bái có nhiều di tích lịch sử văn hoá như chiến khu Vần , đền Đại Cại. Thắng cảnh Yên Bái còn giữ được nhiều vẻ hoang sơ, môi trường sinh thái chưa bị ô nhiễm rất hấp dẫn đối với khách du lịch.
Đến đây du khách còn có dịp thưởng thức các món ăn đặc sản như khoai sọ Lục Yên , cá xỉnh Mường Lò , măng sặt Nghĩa Lộ
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết