†_Quê hương VN: Mjền Nam_†
Trang 1 trong tổng số 1 trang
†_Quê hương VN: Mjền Nam_†
Đồng Naj
Đồng Nai là tỉnh miền Đông Nam bộ, cửa ngõ phía đông của Tp. Hồ Chí Minh, phía bắc giáp Lâm Đồng, phía đông giáp Bình Thuận, phía tây giáp Bình Dương, Bình Phước và Tp. Hồ Chí Minh, phía nam giáp Bà Rịa - Vũng Tàu.
Đồng Nai là tỉnh có công nghiệp phát triển, thu hút vốn đầu tư nước ngoài lớn thứ hai của khu vực miền Nam, chỉ sau Tp. Hồ Chí Minh. Xung quanh thành phố Biên Hoà có khu công nghiệp rộng lớn, nhiều nhà máy, xí nghiệp, công ty. Đồng Nai có nhiều nghề thủ công. Đồ gốm sứ Đồng Nai đẹp có tiếng trong nước. Đồng Nai có những rừng cao su, cà phê bạt ngàn. Rừng cấm Nam Cát Tiên, một khu rừng nguyên sinh rộng lớn. Đến Đồng Nai du khách có thể tham gia những chuyến du lịch sinh thái trong các khu rừng hoặc vườn cây ăn quả, cũng như săn bắn, câu cá, du thuyền trên sông Đồng Nai, dã ngoại tại các thắng cảnh: hồ Long ẩn, khu văn hoá Suối Tre, khu du lịch Bửu Long , thác Trị An, rừng Mã Đà,... hay tham quan các di tích chiến tranh, nghiên cứu các di chỉ khảo cổ: mộ cổ Hàng Gòn, đàn đá Bình Đa... và thưởng thức món ăn đặc sản nơi đây : bưởi Tân Triều ,
Đến với Đồng Nai , du khách có dịp tham gia vào các lễ hội độc đáo như lễ cúng trăng , lễ hội Nghinh Ông
Đồng Nai là tỉnh miền Đông Nam bộ, cửa ngõ phía đông của Tp. Hồ Chí Minh, phía bắc giáp Lâm Đồng, phía đông giáp Bình Thuận, phía tây giáp Bình Dương, Bình Phước và Tp. Hồ Chí Minh, phía nam giáp Bà Rịa - Vũng Tàu.
Đồng Nai là tỉnh có công nghiệp phát triển, thu hút vốn đầu tư nước ngoài lớn thứ hai của khu vực miền Nam, chỉ sau Tp. Hồ Chí Minh. Xung quanh thành phố Biên Hoà có khu công nghiệp rộng lớn, nhiều nhà máy, xí nghiệp, công ty. Đồng Nai có nhiều nghề thủ công. Đồ gốm sứ Đồng Nai đẹp có tiếng trong nước. Đồng Nai có những rừng cao su, cà phê bạt ngàn. Rừng cấm Nam Cát Tiên, một khu rừng nguyên sinh rộng lớn. Đến Đồng Nai du khách có thể tham gia những chuyến du lịch sinh thái trong các khu rừng hoặc vườn cây ăn quả, cũng như săn bắn, câu cá, du thuyền trên sông Đồng Nai, dã ngoại tại các thắng cảnh: hồ Long ẩn, khu văn hoá Suối Tre, khu du lịch Bửu Long , thác Trị An, rừng Mã Đà,... hay tham quan các di tích chiến tranh, nghiên cứu các di chỉ khảo cổ: mộ cổ Hàng Gòn, đàn đá Bình Đa... và thưởng thức món ăn đặc sản nơi đây : bưởi Tân Triều ,
Đến với Đồng Nai , du khách có dịp tham gia vào các lễ hội độc đáo như lễ cúng trăng , lễ hội Nghinh Ông
Re: †_Quê hương VN: Mjền Nam_†
Thành Phố Vũng Tàu
Có hình dáng dài chạy suốt theo chiều từ thành phố Hồ Chí Minh xuống và kết thúc bởi hai dãy núi Lớn và Nhỏ (trung bình chiều dài là 14 km, chiều ngang gần 6 km)
Vũng Tàu có hai ngọn núi là núi Lớn (còn gọi là Tương Kỳ) và núi Nhỏ (còn gọi là Tao Phùng)
Núi Lớn có diện tích khoảng 400 ha, cao 170 m.
Trên núi Lớn từ năm 1968-1972 đế quốc Mỹ đã cho xây cất một hệ thống đài vô tuyến viễn thông và một hệ thống rađa hiện đại. Từ đây có thể liên lạc trực tiếp với Huế, Đà Nẵng, Tây Nguyên.
Núi Nhỏ có diện tích khoảng 120 ha, cao 170 m.
Trên núi Nhỏ có đèn Hải đăng, Hải đăng có từ năm 1870 thời nhà Nguyễn, được xây dựng ở độ cao 170 m, thắp bằng dầu dừa. Đến năm 1911, Pháp cho xây lại hải đăng này: gồm một toà nhà trắng có tháp cao tựa một công trình cổ ở miền Trung Á. Nhà có hai tầng dưới nền nhà tầng là bể chứa nước mưa lớn có đường hầm xây kín sang đèn biển. Đó chính là một tháp tròn màu trắng cao 18 m, đường kính 3 m. Một ngọn nến 1.500W được đặt trong khuôn tròn. Hai tia sáng trắng ta vẫn nhìn thấy được phát ra từ hai pha đèn. Mỗi pha được ghép từ nhiều lăng kính hình trôn ốc. Nhờ hai pha này mà ánh sáng Hải đăng Vũng Tàu rọi xa đến 35 hải lý (cứ mộ phút hai pha đèn quay được 2,5 vòng nghĩa là ta nhìn thấy 5 lần tia sáng trắng quét qua). Pha đèn quay được là nhờ hệ thống máy giống bộ máy của chiếc đồng hồ lớn nằm trần trụi dưới lớp vỏ thủy tinh. Đây là kiểu Hải đăng cổ nhất còn được dùng.
Sông: Vũng Tàu chỉ có một con sông Dinh nằm phía tây bắc làm ranh giới giữa Đồng Nai và Vũng Tàu. Sông Dinh bắt nguồn từ núi Dinh (ở Bà Rịa), sông dài 11 km, chỗ rộng nhất gần 1.000m, chỗ hẹp nhất 300 m. Nơi sâu nhất (ở Tiền Cảng) 25 m, nơi nông nhất (ở ngã ba Rạch Bà) 0,4 m. Sông Dinh cung cấp nguồn nước ngọt lớn nhất cho Vũng Tàu và Bà Rịa.
Bãi biển
Núi Lớn Vũng Tàu
Núi Lớn Vũng Tàu
Vũng Tàu có những bãi biển lý tưởng để nghỉ mát mà thiên nhiên đã ban tặng như:
* Bãi Sau: Nằm phía Nam Vũng Tàu, còn có tên là Thùy Vân hay còn có tên là Thùy Dương, chạy dài gần 10 km. Đây là một trong những bãi biển đẹp của Việt Nam, bãi cát dài phẳng, nước biển sạch và sóng lớn;
* Bãi Trước: Còn gọi là bãi Tầm Dương do có thể ngắm mặt trời lặn vào mỗi buổi chiều, Bải Trước có những hàng dừa chạy dọc theo bờ biển và giống như một vịnh nhỏ ít sóng và có hình vòng cung khá đẹp;
* Bãi Dâu: Còn gọi là bãi Phương Thảo, dài 3 km, thơ mộng và tĩnh mịch;
* Bãi Dứa: Còn gọi là bãi Hương Phong, một bãi tắm nhỏ nhưng khá xinh xắn.
Nhà ga tàu cánh ngầm Vũng Tàu, một công trình kiến trúc độc đáo của Vũng Tàu
Chùa Thích Ca Phật Đài
Đây là một trong những ngôi chùa lớn nhất của Vũng Tàu. Cổng chùa được xây dựng công phu bằng xi măng cốt thép, trên bằng đá hoa khắc 4 chữ "Thích ca Phật đài", trong Chùa có Bảo Tháp, tượng Phật tổ ngồi trên toà sen và nhiều di vật của đạo Phật và là một công trình kiến trúc độc đáo.
Tượng Đức Chúa giang tay
Tượng Đức Chúa giang tay đứng trên đỉnh núi Nhỏ, được xây năm 1974 là một địa điểm tôn giáo, cũng là một trong những địa điểm được du khách tham quan nhiều nhất. Tượng Chúa giang tay ở Vũng Tàu (Việt Nam) cao 32 m, trong khi tượng Chúa ở Rio de Janerio (Brasil) chỉ cao có 30 m. Như vậy, xét riêng về tượng thì tượng Chúa ở Vũng Tàu là tượng cao nhất thế giới.
Bạch Dinh
Năm 1898, Toàn quyền Đông Dương Paul Doumer đã cho xây Bạch Dinh (Villa Blanche) trên nền pháo đài Phước Thắng từng khai hỏa bắn vào tàu chiến Pháp gần 50 năm trước. Bạch Dinh là một công trình kiến trúc La Mã 3 tầng, cao 19 m, lưng tựa vào Núi Lớn. Tại đây hiện còn lưu giữ 19 khẩu thần công.
Có hình dáng dài chạy suốt theo chiều từ thành phố Hồ Chí Minh xuống và kết thúc bởi hai dãy núi Lớn và Nhỏ (trung bình chiều dài là 14 km, chiều ngang gần 6 km)
Vũng Tàu có hai ngọn núi là núi Lớn (còn gọi là Tương Kỳ) và núi Nhỏ (còn gọi là Tao Phùng)
Núi Lớn có diện tích khoảng 400 ha, cao 170 m.
Trên núi Lớn từ năm 1968-1972 đế quốc Mỹ đã cho xây cất một hệ thống đài vô tuyến viễn thông và một hệ thống rađa hiện đại. Từ đây có thể liên lạc trực tiếp với Huế, Đà Nẵng, Tây Nguyên.
Núi Nhỏ có diện tích khoảng 120 ha, cao 170 m.
Trên núi Nhỏ có đèn Hải đăng, Hải đăng có từ năm 1870 thời nhà Nguyễn, được xây dựng ở độ cao 170 m, thắp bằng dầu dừa. Đến năm 1911, Pháp cho xây lại hải đăng này: gồm một toà nhà trắng có tháp cao tựa một công trình cổ ở miền Trung Á. Nhà có hai tầng dưới nền nhà tầng là bể chứa nước mưa lớn có đường hầm xây kín sang đèn biển. Đó chính là một tháp tròn màu trắng cao 18 m, đường kính 3 m. Một ngọn nến 1.500W được đặt trong khuôn tròn. Hai tia sáng trắng ta vẫn nhìn thấy được phát ra từ hai pha đèn. Mỗi pha được ghép từ nhiều lăng kính hình trôn ốc. Nhờ hai pha này mà ánh sáng Hải đăng Vũng Tàu rọi xa đến 35 hải lý (cứ mộ phút hai pha đèn quay được 2,5 vòng nghĩa là ta nhìn thấy 5 lần tia sáng trắng quét qua). Pha đèn quay được là nhờ hệ thống máy giống bộ máy của chiếc đồng hồ lớn nằm trần trụi dưới lớp vỏ thủy tinh. Đây là kiểu Hải đăng cổ nhất còn được dùng.
Sông: Vũng Tàu chỉ có một con sông Dinh nằm phía tây bắc làm ranh giới giữa Đồng Nai và Vũng Tàu. Sông Dinh bắt nguồn từ núi Dinh (ở Bà Rịa), sông dài 11 km, chỗ rộng nhất gần 1.000m, chỗ hẹp nhất 300 m. Nơi sâu nhất (ở Tiền Cảng) 25 m, nơi nông nhất (ở ngã ba Rạch Bà) 0,4 m. Sông Dinh cung cấp nguồn nước ngọt lớn nhất cho Vũng Tàu và Bà Rịa.
Bãi biển
Núi Lớn Vũng Tàu
Núi Lớn Vũng Tàu
Vũng Tàu có những bãi biển lý tưởng để nghỉ mát mà thiên nhiên đã ban tặng như:
* Bãi Sau: Nằm phía Nam Vũng Tàu, còn có tên là Thùy Vân hay còn có tên là Thùy Dương, chạy dài gần 10 km. Đây là một trong những bãi biển đẹp của Việt Nam, bãi cát dài phẳng, nước biển sạch và sóng lớn;
* Bãi Trước: Còn gọi là bãi Tầm Dương do có thể ngắm mặt trời lặn vào mỗi buổi chiều, Bải Trước có những hàng dừa chạy dọc theo bờ biển và giống như một vịnh nhỏ ít sóng và có hình vòng cung khá đẹp;
* Bãi Dâu: Còn gọi là bãi Phương Thảo, dài 3 km, thơ mộng và tĩnh mịch;
* Bãi Dứa: Còn gọi là bãi Hương Phong, một bãi tắm nhỏ nhưng khá xinh xắn.
Nhà ga tàu cánh ngầm Vũng Tàu, một công trình kiến trúc độc đáo của Vũng Tàu
Chùa Thích Ca Phật Đài
Đây là một trong những ngôi chùa lớn nhất của Vũng Tàu. Cổng chùa được xây dựng công phu bằng xi măng cốt thép, trên bằng đá hoa khắc 4 chữ "Thích ca Phật đài", trong Chùa có Bảo Tháp, tượng Phật tổ ngồi trên toà sen và nhiều di vật của đạo Phật và là một công trình kiến trúc độc đáo.
Tượng Đức Chúa giang tay
Tượng Đức Chúa giang tay đứng trên đỉnh núi Nhỏ, được xây năm 1974 là một địa điểm tôn giáo, cũng là một trong những địa điểm được du khách tham quan nhiều nhất. Tượng Chúa giang tay ở Vũng Tàu (Việt Nam) cao 32 m, trong khi tượng Chúa ở Rio de Janerio (Brasil) chỉ cao có 30 m. Như vậy, xét riêng về tượng thì tượng Chúa ở Vũng Tàu là tượng cao nhất thế giới.
Bạch Dinh
Năm 1898, Toàn quyền Đông Dương Paul Doumer đã cho xây Bạch Dinh (Villa Blanche) trên nền pháo đài Phước Thắng từng khai hỏa bắn vào tàu chiến Pháp gần 50 năm trước. Bạch Dinh là một công trình kiến trúc La Mã 3 tầng, cao 19 m, lưng tựa vào Núi Lớn. Tại đây hiện còn lưu giữ 19 khẩu thần công.
Re: †_Quê hương VN: Mjền Nam_†
Bình Thuận
Bình Thuận là tỉnh duyên hải cực Nam Trung Bộ, với bờ biển dài 192 km từ mũi Đá Chẹt giáp Cà Ná, Ninh Thuận đến bãi bồi Bình Châu, Bà Rịa-Vũng Tàu. Phía bắc giáp tỉnh Ninh Thuận, phía tây bắc giáp tỉnh Lâm Đồng, phía tây giáp tỉnh Đồng Nai, phía tây nam giáp tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.
Thủ phủ của Bình Thuận là thành phố Phan Thiết, cách Thành phố Hồ Chí Minh 200 km.
Bình Thuận có bề dày lịch sử, văn hoá lâu đời, nhất là văn hoá Chăm pa với nhóm di tích tháp Chàm cổ Pôshanư, đền thờ Poklong Mơhnai và hơn 100 bảo vật hoàng tộc Chăm nguyên gốc quý hiếm được bà Nguyễn Thị Thềm, hậu duệ vua Chăm lưu giữ, trong đó có vương miện, áo bào, hia hài, vòng xuyến của vua và hoàng hậu. Người Chăm là một trong những người đầu tiên phát hiện ra công dụng của nước khoáng Bình Thuận. Họ đã dùng nước khoáng này chữa bệnh và chế nước thơm rửa tượng thánh. Bằng nước khoáng Bình Thuận, vào thế kỷ 13, người Chăm đã chữa khỏi bệnh phong cho vua Chế Mân của họ. Công chúa Huyền Trân, con gái vua Trần và cũng là hoàng hậu của vua Chế Mân rất ngạc nhiên về sự màu nhiệm, huyền bí của suối nước này nên đã đặt tên suối là Vĩnh Hảo. Người Pháp cũng khai thác nước khoáng Vĩnh Hảo từ năm 1920. Đến nay, nước khoáng Vĩnh Hảo đã nổi tiếng trong nước và đang từng bước vươn ra xuất khẩu trên thị trường các nước trong khu vực và thế giới.
Ngày 24 tháng 10 năm 1995, hàng vạn người bao gồm các nhà khoa học, khách du lịch trong nước và quốc tế đổ về núi Tà Dôn (huyện Hàm Thuận Bắc) và Mũi Né - Phan Thiết để chiêm ngưỡng và nghiên cứu hiện tượng nhật thực toàn phần cũng đồng thời nhận ra nơi này có nhiều cảnh quan kỳ thú và tiềm năng du lịch phong phú. Đây được coi là mốc thời gian mà Bình Thuận bắt đầu có tên trên bản đồ du lịch Việt Nam.
Là một tỉnh ven biển, khí hậu quanh năm nắng ấm, nhiều bãi biển sạch đẹp, cảnh quan tự nhiên và thơ mộng, giao thông thuận lợi, Bình Thuận đang là một trong những trung tâm du lịch lớn của Việt Nam.
Đã đầu tư xây dựng các quần thể du lịch - nghỉ mát - thể thao - leo núi - du thuyền - câu cá - đánh golf - nghỉ dưỡng - chữa bệnh tại khu vực phường Mũi Né (thành phố Phan Thiết), Hàm Tân, Tuy Phong phục vụ du khách. Hiện nay, thành phố Phan Thiết đang có một sân golf 18 lỗ, đang triển khai xây dựng sân golf thứ hai mang tầm vóc quốc tế, 5 khách sạn lớn, nhiều làng du lịch cao cấp, hệ thống nhà nghỉ ven biển... sẵn sàng đáp ứng các nhu cầu ăn nghỉ, vui chơi giải trí của du khách và các nhà đầu tư. Bình Thuận còn có nhiều di tích văn hóa - lịch sử, danh làm thắng cảnh hấp dẫn.
Danh lam thắng cảnh
* Mũi Né (Phan Thiết)
* Núi Tà Cú (Hàm Thuận Nam)
* Chùa cổ thạch (Bình Thạnh-Tuy Phong)
* Chùa Linh Sơn Cổ Tự (Vĩnh Hảo-Tuy Phong)
* Bàu Sen (Bắc Bình)
Di tích lịch sử - Văn hóa
* Tháp Pôshanư
* Dinh Vạn Thủy Tú
* Trường Dục Thanh
* Hải đăng Khe Gà
Một đồi cát ở Bình Thuận
Những cái nhất nước
* Khu vực đồi cát Mũi Né đẹp nhất và hoạt động du lịch dã ngoại sôi động nhất. (Phan Thiết)
* Tháp nước có kiến trúc đẹp nhất (cao 32m, do Hoàng thân Lào Xuvanuvông thiết kế). (Phan Thiết)
* Đền thờ cá voi lớn nhất mang tên Vạn Thủy Tú, nơi lưu giữ hơn 100 bộ xương cá voi. (Phan Thiết)
* Ngọn hải đăng Khê Gà bằng đá cao nhất (cao 100 m). (Hàm Thuận Nam)
* Tượng Phật trên núi Tàkóu là tượng Phật nằm lớn và dài nhất (49 m). (Hàm Thuận Nam)
* Bãi đá Cổ Thạch nhiều hình hài màu sắc nhất. (Tuy Phong)
* Bình Thuận còn là vùng trồng cây thanh long nhiều và ngon nhất, sò điệp nhiều và có giá trị nhất.
* Bình Thuận là địa phương có nhiều cuộc thi, lễ hội dân gian độc đáo nhất như: đua thuyền trên sông Cà Ty (mồng 2 tết hằng năm), chinh phục núi Tàkóu, chạy việt dã vượt đồi cát Mũi Né và lễ hội rước đèn Trung thu (Phan Thiết) có quy mô lớn nhất dành cho trẻ em được ghi vào sách Kỉ lục Guiness Việt Nam.
Tượng Phật nằm trên núi Tàkóu
Tháp nước
Bình Thuận là tỉnh duyên hải cực Nam Trung Bộ, với bờ biển dài 192 km từ mũi Đá Chẹt giáp Cà Ná, Ninh Thuận đến bãi bồi Bình Châu, Bà Rịa-Vũng Tàu. Phía bắc giáp tỉnh Ninh Thuận, phía tây bắc giáp tỉnh Lâm Đồng, phía tây giáp tỉnh Đồng Nai, phía tây nam giáp tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.
Thủ phủ của Bình Thuận là thành phố Phan Thiết, cách Thành phố Hồ Chí Minh 200 km.
Bình Thuận có bề dày lịch sử, văn hoá lâu đời, nhất là văn hoá Chăm pa với nhóm di tích tháp Chàm cổ Pôshanư, đền thờ Poklong Mơhnai và hơn 100 bảo vật hoàng tộc Chăm nguyên gốc quý hiếm được bà Nguyễn Thị Thềm, hậu duệ vua Chăm lưu giữ, trong đó có vương miện, áo bào, hia hài, vòng xuyến của vua và hoàng hậu. Người Chăm là một trong những người đầu tiên phát hiện ra công dụng của nước khoáng Bình Thuận. Họ đã dùng nước khoáng này chữa bệnh và chế nước thơm rửa tượng thánh. Bằng nước khoáng Bình Thuận, vào thế kỷ 13, người Chăm đã chữa khỏi bệnh phong cho vua Chế Mân của họ. Công chúa Huyền Trân, con gái vua Trần và cũng là hoàng hậu của vua Chế Mân rất ngạc nhiên về sự màu nhiệm, huyền bí của suối nước này nên đã đặt tên suối là Vĩnh Hảo. Người Pháp cũng khai thác nước khoáng Vĩnh Hảo từ năm 1920. Đến nay, nước khoáng Vĩnh Hảo đã nổi tiếng trong nước và đang từng bước vươn ra xuất khẩu trên thị trường các nước trong khu vực và thế giới.
Ngày 24 tháng 10 năm 1995, hàng vạn người bao gồm các nhà khoa học, khách du lịch trong nước và quốc tế đổ về núi Tà Dôn (huyện Hàm Thuận Bắc) và Mũi Né - Phan Thiết để chiêm ngưỡng và nghiên cứu hiện tượng nhật thực toàn phần cũng đồng thời nhận ra nơi này có nhiều cảnh quan kỳ thú và tiềm năng du lịch phong phú. Đây được coi là mốc thời gian mà Bình Thuận bắt đầu có tên trên bản đồ du lịch Việt Nam.
Là một tỉnh ven biển, khí hậu quanh năm nắng ấm, nhiều bãi biển sạch đẹp, cảnh quan tự nhiên và thơ mộng, giao thông thuận lợi, Bình Thuận đang là một trong những trung tâm du lịch lớn của Việt Nam.
Đã đầu tư xây dựng các quần thể du lịch - nghỉ mát - thể thao - leo núi - du thuyền - câu cá - đánh golf - nghỉ dưỡng - chữa bệnh tại khu vực phường Mũi Né (thành phố Phan Thiết), Hàm Tân, Tuy Phong phục vụ du khách. Hiện nay, thành phố Phan Thiết đang có một sân golf 18 lỗ, đang triển khai xây dựng sân golf thứ hai mang tầm vóc quốc tế, 5 khách sạn lớn, nhiều làng du lịch cao cấp, hệ thống nhà nghỉ ven biển... sẵn sàng đáp ứng các nhu cầu ăn nghỉ, vui chơi giải trí của du khách và các nhà đầu tư. Bình Thuận còn có nhiều di tích văn hóa - lịch sử, danh làm thắng cảnh hấp dẫn.
Danh lam thắng cảnh
* Mũi Né (Phan Thiết)
* Núi Tà Cú (Hàm Thuận Nam)
* Chùa cổ thạch (Bình Thạnh-Tuy Phong)
* Chùa Linh Sơn Cổ Tự (Vĩnh Hảo-Tuy Phong)
* Bàu Sen (Bắc Bình)
Di tích lịch sử - Văn hóa
* Tháp Pôshanư
* Dinh Vạn Thủy Tú
* Trường Dục Thanh
* Hải đăng Khe Gà
Một đồi cát ở Bình Thuận
Những cái nhất nước
* Khu vực đồi cát Mũi Né đẹp nhất và hoạt động du lịch dã ngoại sôi động nhất. (Phan Thiết)
* Tháp nước có kiến trúc đẹp nhất (cao 32m, do Hoàng thân Lào Xuvanuvông thiết kế). (Phan Thiết)
* Đền thờ cá voi lớn nhất mang tên Vạn Thủy Tú, nơi lưu giữ hơn 100 bộ xương cá voi. (Phan Thiết)
* Ngọn hải đăng Khê Gà bằng đá cao nhất (cao 100 m). (Hàm Thuận Nam)
* Tượng Phật trên núi Tàkóu là tượng Phật nằm lớn và dài nhất (49 m). (Hàm Thuận Nam)
* Bãi đá Cổ Thạch nhiều hình hài màu sắc nhất. (Tuy Phong)
* Bình Thuận còn là vùng trồng cây thanh long nhiều và ngon nhất, sò điệp nhiều và có giá trị nhất.
* Bình Thuận là địa phương có nhiều cuộc thi, lễ hội dân gian độc đáo nhất như: đua thuyền trên sông Cà Ty (mồng 2 tết hằng năm), chinh phục núi Tàkóu, chạy việt dã vượt đồi cát Mũi Né và lễ hội rước đèn Trung thu (Phan Thiết) có quy mô lớn nhất dành cho trẻ em được ghi vào sách Kỉ lục Guiness Việt Nam.
Tượng Phật nằm trên núi Tàkóu
Tháp nước
Re: †_Quê hương VN: Mjền Nam_†
Cà Mau
Cà Mau là tỉnh ven biển ở cực nam của Việt Nam, phía bắc giáp tỉnh Kiên Giang, phía đông giáp tỉnh Bạc Liêu và biển Đông, phía nam giáp biển Đông và phía tây giáp vịnh Thái Lan. Trước 1975, tỉnh có tên là An Xuyên.
Cà Mau là quê hương của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Thiện Nhân, nữ văn sĩ Nguyễn Ngọc Tư, nhân vật hài nổi tiếng Bác Ba Phi, các anh hùng cách mạng như Trần Văn Thời, Phan Ngọc Hiển...
Di tích cấp quốc gia
* Đình Tân Hưng.
* Hồng Anh Thư Quán.
* Biệt khu Hải Yến Bình Hưng (của Nguyễn Lạc Hoá).
Di tích cấp tỉnh
* Nhà Dây thép
* Đền thờ Bác Hồ xã Trí Phải
* Đền thờ Bác Hồ xã Viên An
* Đền thờ Bác Hồ thị trấn Cái Nước
hòn Đá Bạc
Cà Mau là tỉnh ven biển ở cực nam của Việt Nam, phía bắc giáp tỉnh Kiên Giang, phía đông giáp tỉnh Bạc Liêu và biển Đông, phía nam giáp biển Đông và phía tây giáp vịnh Thái Lan. Trước 1975, tỉnh có tên là An Xuyên.
Cà Mau là quê hương của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Thiện Nhân, nữ văn sĩ Nguyễn Ngọc Tư, nhân vật hài nổi tiếng Bác Ba Phi, các anh hùng cách mạng như Trần Văn Thời, Phan Ngọc Hiển...
Di tích cấp quốc gia
* Đình Tân Hưng.
* Hồng Anh Thư Quán.
* Biệt khu Hải Yến Bình Hưng (của Nguyễn Lạc Hoá).
Di tích cấp tỉnh
* Nhà Dây thép
* Đền thờ Bác Hồ xã Trí Phải
* Đền thờ Bác Hồ xã Viên An
* Đền thờ Bác Hồ thị trấn Cái Nước
hòn Đá Bạc
Re: †_Quê hương VN: Mjền Nam_†
Kiên Giang
Kiên Giang là một tỉnh ven biển thuộc đồng bằng sông Cửu Long ở miền Nam Việt Nam. Trung tâm tỉnh là thành phố Rạch Giá, cách thành phố Hồ Chí Minh 250 km về phía đông. Kiên Giang tiếp giáp với các tỉnh An Giang và Cần Thơ ở phía đông và đông nam; Hậu Giang, Bạc Liêu và Cà Mau ở phía nam; tiếp giáp Campuchia ở phía bắc với đường biên giới dài 54 km và vịnh Thái Lan ở phía tây với đường bờ biển dài hơn 200 km. Kiên Giang có hơn 100 đảo lớn nhỏ ngoài biển.
Di tích lịch sử
* Đình Nguyễn Trung Trực: Để tưởng nhớ cụ Nguyễn Trung Trực, lúc đầu đền thờ mang tên thờ Nam hải Đại tướng quân (tức cá ông) để che mắt thực dân Pháp. Sau nhiều lần trùng tu đền hiện nay tọa lạc tại khu bến cảng Rạch Giá.
* Chùa Tam Bảo: Tọa lạc tại phường Vĩnh Bảo, thành phố Rạch Giá, Kiên Giang. Ngôi chùa được nổi tiếng không chỉ vì kiến trúc mà có liên quan đến căn cứ kháng chiến chống Pháp cho sư Thích Thiện Ân trụ trì chùa lãnh đạo.
* Lăng Mạc Cửu: Để tưởng nhớ Mạc Cửu, người có công khai phá đất Hà Tiên. Khu di tích nằm trọn trên núi Voi Phục, từ trên đỉnh có thể thấy được toàn cảnh Hà Tiên.
Du lịch Kiên giang tiềm tàng nhiều tài năng chưa được khai thác hoặc khai thác chưa đúng mức.
* Thắng cảnh chùa Hang (Kiên Lương) với hòn Phụ Tử nổi tiếng. Tháng 8 năm 2006, một bên của hòn Phụ Tử (hòn Phụ) đã bị đổ xuống biển. Nguyên nhân ban đầu được xác định là do những tác động tự nhiên của gió, sóng và nước biển. Hiện nay các ngành chức năng ở địa phương đang họp bàn về cách phục dựng.
* Núi Đá Dựng, Thạch Động, Mũi Nai, quần đảo Hải Tặc... là những thắng cảnh không thể bỏ qua.
* Thạch Động: Cách biên giới Campuchia chưa được 3 km đường chim bay, từ xa hình giống như nón của người lính kỵ binh Anh thời xưa. Được hình thành từ đá vôi bị xâm thực, bên trong Thạch Động đủ rộng để du khách có thể viếng chùa, ngắm nhìn biên giới bên tay gió biển thổi lộng vào.
* Đảo Phú Quốc, hòn đảo lớn nhất Việt Nam, là hòn đảo ngọc hiện đang được chú ý bởi những ai thích vẻ hoang sơ của nó. Hiện nay tốc độ tăng trưởng du lịch của Phú Quốc được coi như là cao nhất với mức tăng luôn từ 100% trở lên so với năm trước đó.
Kiên Giang là một tỉnh ven biển thuộc đồng bằng sông Cửu Long ở miền Nam Việt Nam. Trung tâm tỉnh là thành phố Rạch Giá, cách thành phố Hồ Chí Minh 250 km về phía đông. Kiên Giang tiếp giáp với các tỉnh An Giang và Cần Thơ ở phía đông và đông nam; Hậu Giang, Bạc Liêu và Cà Mau ở phía nam; tiếp giáp Campuchia ở phía bắc với đường biên giới dài 54 km và vịnh Thái Lan ở phía tây với đường bờ biển dài hơn 200 km. Kiên Giang có hơn 100 đảo lớn nhỏ ngoài biển.
Di tích lịch sử
* Đình Nguyễn Trung Trực: Để tưởng nhớ cụ Nguyễn Trung Trực, lúc đầu đền thờ mang tên thờ Nam hải Đại tướng quân (tức cá ông) để che mắt thực dân Pháp. Sau nhiều lần trùng tu đền hiện nay tọa lạc tại khu bến cảng Rạch Giá.
* Chùa Tam Bảo: Tọa lạc tại phường Vĩnh Bảo, thành phố Rạch Giá, Kiên Giang. Ngôi chùa được nổi tiếng không chỉ vì kiến trúc mà có liên quan đến căn cứ kháng chiến chống Pháp cho sư Thích Thiện Ân trụ trì chùa lãnh đạo.
* Lăng Mạc Cửu: Để tưởng nhớ Mạc Cửu, người có công khai phá đất Hà Tiên. Khu di tích nằm trọn trên núi Voi Phục, từ trên đỉnh có thể thấy được toàn cảnh Hà Tiên.
Du lịch Kiên giang tiềm tàng nhiều tài năng chưa được khai thác hoặc khai thác chưa đúng mức.
* Thắng cảnh chùa Hang (Kiên Lương) với hòn Phụ Tử nổi tiếng. Tháng 8 năm 2006, một bên của hòn Phụ Tử (hòn Phụ) đã bị đổ xuống biển. Nguyên nhân ban đầu được xác định là do những tác động tự nhiên của gió, sóng và nước biển. Hiện nay các ngành chức năng ở địa phương đang họp bàn về cách phục dựng.
* Núi Đá Dựng, Thạch Động, Mũi Nai, quần đảo Hải Tặc... là những thắng cảnh không thể bỏ qua.
* Thạch Động: Cách biên giới Campuchia chưa được 3 km đường chim bay, từ xa hình giống như nón của người lính kỵ binh Anh thời xưa. Được hình thành từ đá vôi bị xâm thực, bên trong Thạch Động đủ rộng để du khách có thể viếng chùa, ngắm nhìn biên giới bên tay gió biển thổi lộng vào.
* Đảo Phú Quốc, hòn đảo lớn nhất Việt Nam, là hòn đảo ngọc hiện đang được chú ý bởi những ai thích vẻ hoang sơ của nó. Hiện nay tốc độ tăng trưởng du lịch của Phú Quốc được coi như là cao nhất với mức tăng luôn từ 100% trở lên so với năm trước đó.
Re: †_Quê hương VN: Mjền Nam_†
Tây Ninh
Tây Ninh là một tỉnh ở Đông Nam Bộ, Việt Nam. Phía Tây và Tây Bắc giáp với Vương quốc Campuchia; phía Đông giáp với tỉnh Bình Dương và Bình Phước; phía Nam giáp Thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Long An.
Tây Ninh là vùng đất có núi non, đồng bằng và nhiều phong cảnh đẹp rất hấp dẫn đối với nhiều khách du lịch. Rừng Tây Ninh có tới hơn 200 loài gỗ quý, 250 loài thú hiếm với một số lượng rắn ba sọc, rùa vàng lớn nhất ở Việt Nam cùng hơn 700 loài côn trùng. Ngày nay, những loài động thực vật quý này đang được bảo tồn và bảo vệ.
Kiến trúc Chàm, nền văn minh Chàm và dân tộc Khơme được đánh giá cao như là một xã hội văn minh sớm xuất hiện ở miền Nam Việt Nam.
Tây Ninh nổi tiếng với những phong cảnh thiên nhiên hùng vĩ. Núi Bà Đen cao 986m là nơi có nhiều truyền thuyết nổi tiếng, ở đây có một bảo tàng được xây dựng trong động Kim Quang và một ngôi chùa cùng tên rất nổi tiếng. Tây Ninh là thánh địa của đạo Cao Ðài có Toà thánh Tây Ninh biểu tượng của đạo Cao Đài là Thiên Nhãn. Ngoài ra Tây Ninh còn có những địa danh nổi tiếng như: Hồ Dầu Tiếng, Căn cứ trung ương Cục, ...
Trảng Bàng (Tây Ninh) là một trong những địa phương có nhiều làng nghề, phố nghề thủ công truyền thống. Nổi tiếng nhất vẫn là Bánh Canh Trảng Bàng, Bánh tráng phơi sương Trảng Bàng đã trở thành một sản phẩm du lịch, một điểm dừng chân thân thuộc đối với khách du lịch.
Đến vùng nuối Bà Đen du khách thường hay đến đây hành hương và tham gia Lễ hội Bà Đen, và viếng Hội xuân núi Bà.
Vùng đất Tây Ninh là vùng đất thiên rất thích hợp cho các du khách hành hương và du ngoạn những cảnh đẹp rất riêng của vùng núi giữa đồng bằng này.
Tây Ninh nổi tiếng với những phong cảnh thiên nhiên hùng vĩ. Núi Bà Đen cao 986m là nơi có nhiều truyền thuyết nổi tiếng, ở đây có một bảo tàng được xây dựng trong động Kim Quang và một ngôi chùa cùng tên rất nổi tiếng. Tây Ninh là thánh địa của đạo Cao Đài. Những người theo đạo này thờ Thiên Nhãn. Ngoài ra họ còn theo đạo Phật, đạo Kitô, Thánh Mẫu, đạo Lão, đạo Khổng và nhiều đạo khác.
Tây Ninh là một tỉnh ở Đông Nam Bộ, Việt Nam. Phía Tây và Tây Bắc giáp với Vương quốc Campuchia; phía Đông giáp với tỉnh Bình Dương và Bình Phước; phía Nam giáp Thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Long An.
Tây Ninh là vùng đất có núi non, đồng bằng và nhiều phong cảnh đẹp rất hấp dẫn đối với nhiều khách du lịch. Rừng Tây Ninh có tới hơn 200 loài gỗ quý, 250 loài thú hiếm với một số lượng rắn ba sọc, rùa vàng lớn nhất ở Việt Nam cùng hơn 700 loài côn trùng. Ngày nay, những loài động thực vật quý này đang được bảo tồn và bảo vệ.
Kiến trúc Chàm, nền văn minh Chàm và dân tộc Khơme được đánh giá cao như là một xã hội văn minh sớm xuất hiện ở miền Nam Việt Nam.
Tây Ninh nổi tiếng với những phong cảnh thiên nhiên hùng vĩ. Núi Bà Đen cao 986m là nơi có nhiều truyền thuyết nổi tiếng, ở đây có một bảo tàng được xây dựng trong động Kim Quang và một ngôi chùa cùng tên rất nổi tiếng. Tây Ninh là thánh địa của đạo Cao Ðài có Toà thánh Tây Ninh biểu tượng của đạo Cao Đài là Thiên Nhãn. Ngoài ra Tây Ninh còn có những địa danh nổi tiếng như: Hồ Dầu Tiếng, Căn cứ trung ương Cục, ...
Trảng Bàng (Tây Ninh) là một trong những địa phương có nhiều làng nghề, phố nghề thủ công truyền thống. Nổi tiếng nhất vẫn là Bánh Canh Trảng Bàng, Bánh tráng phơi sương Trảng Bàng đã trở thành một sản phẩm du lịch, một điểm dừng chân thân thuộc đối với khách du lịch.
Đến vùng nuối Bà Đen du khách thường hay đến đây hành hương và tham gia Lễ hội Bà Đen, và viếng Hội xuân núi Bà.
Vùng đất Tây Ninh là vùng đất thiên rất thích hợp cho các du khách hành hương và du ngoạn những cảnh đẹp rất riêng của vùng núi giữa đồng bằng này.
Tây Ninh nổi tiếng với những phong cảnh thiên nhiên hùng vĩ. Núi Bà Đen cao 986m là nơi có nhiều truyền thuyết nổi tiếng, ở đây có một bảo tàng được xây dựng trong động Kim Quang và một ngôi chùa cùng tên rất nổi tiếng. Tây Ninh là thánh địa của đạo Cao Đài. Những người theo đạo này thờ Thiên Nhãn. Ngoài ra họ còn theo đạo Phật, đạo Kitô, Thánh Mẫu, đạo Lão, đạo Khổng và nhiều đạo khác.
Re: †_Quê hương VN: Mjền Nam_†
Vĩnh Long
Vĩnh Long ngày nay là một phần của Long Hồ dinh, được hình thành từ năm 1732, bao gồm các tỉnh Bến Tre, Trà Vinh và một phần của Cần Thơ.
Năm 1732, Chúa Nguyễn thứ bảy là Ninh vương Nguyễn Phúc Trú (1696-1738) đã lập ở phía nam dinh Phiên Trấn đơn vị hành chính mới là dinh Long Hồ, châu Định Viễn, tức tỉnh Vĩnh Long ngày nay. Lỵ sở của dinh Long Hồ lúc mới thành lập đóng ở thôn An Bình Đông, huyện Kiến Đăng, được gọi là đình Cái Bè. Đến năm Đinh Sửu (1757) thì chuyển đến xứ Tầm Bào (thuộc địa phận thôn Long Hồ, nay là thị xã Vĩnh Long). Thành Long Hồ được xây dựng tại xứ Tầm Bào là thủ phủ của một vùng rộng lớn.
Nhờ đất đai màu mỡ, dân cư đông đúc, việc buôn bán thông thương phát đạt, địa thế trung tâm…, dinh Long Hồ trở thành một trung tâm quan trọng thời bấy giờ. Để bảo đảm an ninh quốc gia, Chúa Nguyễn đã thiết lập ở đây nhiều đồn binh như Vũng Liêm, Trà Ôn... Đến giữa thế kỷ 18, dinh Long Hồ là thủ phủ của vùng đất phía nam và là đại bản doanh của quân đội nhà Nguyễn có nhiệm vụ phòng thủ, ổn định và bảo vệ đất nước. Sử cũ còn ghi: Vào năm Canh Dần 1770, tại vùng đất này, lưu thủ dinh Long Hồ đã chặn đánh tan tác quân Xiêm La do Chiêu Khoa Liên cầm quân, tiêu diệt 300 tên địch, làm tan vỡ âm mưu xâm chiếm nước Việt của chúng. Nơi đây cũng từng diễn ra nhiều cuộc giao chiến ác liệt giữa nghĩa quân Tây Sơn và quân Nguyễn Ánh. Năm 1784, tại sông Mang Thít (Vĩnh Long) nghĩa quân Tây Sơn do Nguyễn Huệ chỉ huy đã đánh bại liên quân Xiêm La do Nguyễn Ánh cầu viện.
Năm 1976, Vĩnh Long đã sáp nhập với Trà Vinh thành tỉnh Cửu Long, đến năm 1991 lại tách ra thành hai tỉnh riêng như cũ.
Ngoài truyền thống lịch sử, Vĩnh Long còn là nơi hội tụ anh hào. Nhiều danh nhân được sinh ra ở đây. Tiêu biểu có: nhà nghiên cứu văn hóa Trương Vĩnh Ký, Bùi Hữu Nghĩa, anh em Phan Tôn, Phan Liêm, Giáo sư viện sĩ Trần Đại Nghĩa.
Các chính khách có: Trần Văn Hương, cựu Thủ tướng và Tổng thống của Việt Nam Cộng Hòa; Cố Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng CHXHCN Việt Nam Phạm Hùng; Cựu Thủ tướng Võ Văn Kiệt; Phan Văn Đáng, nguyên Phó Bí thư Trung ương Cục miền Nam.
Trong lĩnh vực văn nghệ có:
* Nữ nghệ sỹ cải lương Lệ Thủy: quê ở huyện Bình Minh. Cô có một giọng ca đặc biệt (giọng kim pha thổ). Đoạt giải Thanh Tâm năm 1964. Được phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ ưu tú năm 1993. Các vở tuồng để lại dấu ấn: Cây sầu riêng trổ bông', Tô Ánh Nguyệt, Đời cô Lựu, Kiếp chồng chung, Áo cưới trước cổng chùa.
* Cố nghệ sỹ Út Trà Ôn: một ngôi sao sáng của bộ môn nghệ thuật cải lương. Ông sinh năm 1918 tại huyện Trà Ôn Vĩnh Long, tên thật là Nguyễn Thành Út, mất 13 tháng 8 năm 2001. Ông đã trải qua các sân khấu lớn như: Thống nhất, Dạ Lý Hương, Thanh Minh Thanh Nga... ca khúc để đời của soạn giả Viễn Châu: Tình anh bán chiếu.
* Thanh Bạch: quê quán xã An Đức, huyện Long Hồ. Tốt nghiệp khoa Đạo diễn tạp kỹ Đại học Sân khấu Quốc gia tại Moskva. Được Trung tâm kỷ lục Việt Nam Vietbook trao tặng danh hiệu Kỷ lục gia - ngưới dẫn chương trình giải trí truyền hình nhiều nhất Việt Nam; hai năm liền đoạt giải Mai Vàng Người dẫn chương trình giải trí truyền hình được yêu thích nhất của báo Người lao động; giải Cù Nèo Vàng của Báo Tuổi Trẻ Cười.
* Kỷ lục gia Tòng Sơn: độc tấu kèn acmônica quê ở Cầu Thiềng Đức thị xã Vĩnh Long, có biệt tài vừa thổi kèn acmônica vừa ăn chuối vừa uống bia. Năm 2007 tròn 77 tuổi vẫn đang biểu diễn tại các sân khấu như Trống Đồng hay các quán bar tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Do địa thế và lịch sử hình thành, từ ba dân tộc Kinh, Khmer, Hoa cùng sinh sống lâu đời ở đây đã hòa quyện và tạo nên một nền văn hóa đặc trưng cho vùng đất này. Vĩnh Long có khá nhiều loại hình văn học dân gian như: nói thơ Vân Tiên, nói tuồng, nói vè, hát Huê Tình, cải lương...
Vĩnh Long cũng là nơi có nhiều di tích lịch sử văn hóa như: thành xưa Long Hồ được xây dựng năm 1813, miếu Công thần, đình Tân Giai, đình Tân Hoà. Đặc biệt là Văn Xương các ở thị xã Vĩnh Long (dân địa phương còn gọi phổ biến với một tên khác là Đền Văn Thánh hay Văn Thánh Miếu) do đốc học Nguyễn Thông (người gốc Phan Thiết) lập ra.
Khu tưởng niệm cố Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Phạm Hùng cách thị xã Vĩnh Long khoảng 4 km, khu tưởng niệm này khá khang trang, tọa lạc bên đường quốc lộ 53. Khu tưởng niệm rộng 3,2 ha gồm: nhà lễ tân, nhà tưởng niệm, nhà trưng bày. Ngoài ra, còn có ba hạng mục ngoài trời được phục chế theo tỷ lệ 1/1, gồm: phòng biệt giam ông tại Côn Đảo, ngôi nhà làm việc của ông tại căn cứ Trung ương cục miền Nam (Tây Ninh) và căn phòng làm việc của ông tại số 72 Phan Đình Phùng, Hà Nội. Hàng ngày, khu tưởng niệm đón khá nhiều khách đến viếng. Trong khu tưởng niệm có đặt bức tượng bán thân của ông trong điện thờ. Hai bên là hai bức phù điêu ghi lại lời phát biểu của ông.
Vĩnh Long ngày nay là một phần của Long Hồ dinh, được hình thành từ năm 1732, bao gồm các tỉnh Bến Tre, Trà Vinh và một phần của Cần Thơ.
Năm 1732, Chúa Nguyễn thứ bảy là Ninh vương Nguyễn Phúc Trú (1696-1738) đã lập ở phía nam dinh Phiên Trấn đơn vị hành chính mới là dinh Long Hồ, châu Định Viễn, tức tỉnh Vĩnh Long ngày nay. Lỵ sở của dinh Long Hồ lúc mới thành lập đóng ở thôn An Bình Đông, huyện Kiến Đăng, được gọi là đình Cái Bè. Đến năm Đinh Sửu (1757) thì chuyển đến xứ Tầm Bào (thuộc địa phận thôn Long Hồ, nay là thị xã Vĩnh Long). Thành Long Hồ được xây dựng tại xứ Tầm Bào là thủ phủ của một vùng rộng lớn.
Nhờ đất đai màu mỡ, dân cư đông đúc, việc buôn bán thông thương phát đạt, địa thế trung tâm…, dinh Long Hồ trở thành một trung tâm quan trọng thời bấy giờ. Để bảo đảm an ninh quốc gia, Chúa Nguyễn đã thiết lập ở đây nhiều đồn binh như Vũng Liêm, Trà Ôn... Đến giữa thế kỷ 18, dinh Long Hồ là thủ phủ của vùng đất phía nam và là đại bản doanh của quân đội nhà Nguyễn có nhiệm vụ phòng thủ, ổn định và bảo vệ đất nước. Sử cũ còn ghi: Vào năm Canh Dần 1770, tại vùng đất này, lưu thủ dinh Long Hồ đã chặn đánh tan tác quân Xiêm La do Chiêu Khoa Liên cầm quân, tiêu diệt 300 tên địch, làm tan vỡ âm mưu xâm chiếm nước Việt của chúng. Nơi đây cũng từng diễn ra nhiều cuộc giao chiến ác liệt giữa nghĩa quân Tây Sơn và quân Nguyễn Ánh. Năm 1784, tại sông Mang Thít (Vĩnh Long) nghĩa quân Tây Sơn do Nguyễn Huệ chỉ huy đã đánh bại liên quân Xiêm La do Nguyễn Ánh cầu viện.
Năm 1976, Vĩnh Long đã sáp nhập với Trà Vinh thành tỉnh Cửu Long, đến năm 1991 lại tách ra thành hai tỉnh riêng như cũ.
Ngoài truyền thống lịch sử, Vĩnh Long còn là nơi hội tụ anh hào. Nhiều danh nhân được sinh ra ở đây. Tiêu biểu có: nhà nghiên cứu văn hóa Trương Vĩnh Ký, Bùi Hữu Nghĩa, anh em Phan Tôn, Phan Liêm, Giáo sư viện sĩ Trần Đại Nghĩa.
Các chính khách có: Trần Văn Hương, cựu Thủ tướng và Tổng thống của Việt Nam Cộng Hòa; Cố Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng CHXHCN Việt Nam Phạm Hùng; Cựu Thủ tướng Võ Văn Kiệt; Phan Văn Đáng, nguyên Phó Bí thư Trung ương Cục miền Nam.
Trong lĩnh vực văn nghệ có:
* Nữ nghệ sỹ cải lương Lệ Thủy: quê ở huyện Bình Minh. Cô có một giọng ca đặc biệt (giọng kim pha thổ). Đoạt giải Thanh Tâm năm 1964. Được phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ ưu tú năm 1993. Các vở tuồng để lại dấu ấn: Cây sầu riêng trổ bông', Tô Ánh Nguyệt, Đời cô Lựu, Kiếp chồng chung, Áo cưới trước cổng chùa.
* Cố nghệ sỹ Út Trà Ôn: một ngôi sao sáng của bộ môn nghệ thuật cải lương. Ông sinh năm 1918 tại huyện Trà Ôn Vĩnh Long, tên thật là Nguyễn Thành Út, mất 13 tháng 8 năm 2001. Ông đã trải qua các sân khấu lớn như: Thống nhất, Dạ Lý Hương, Thanh Minh Thanh Nga... ca khúc để đời của soạn giả Viễn Châu: Tình anh bán chiếu.
* Thanh Bạch: quê quán xã An Đức, huyện Long Hồ. Tốt nghiệp khoa Đạo diễn tạp kỹ Đại học Sân khấu Quốc gia tại Moskva. Được Trung tâm kỷ lục Việt Nam Vietbook trao tặng danh hiệu Kỷ lục gia - ngưới dẫn chương trình giải trí truyền hình nhiều nhất Việt Nam; hai năm liền đoạt giải Mai Vàng Người dẫn chương trình giải trí truyền hình được yêu thích nhất của báo Người lao động; giải Cù Nèo Vàng của Báo Tuổi Trẻ Cười.
* Kỷ lục gia Tòng Sơn: độc tấu kèn acmônica quê ở Cầu Thiềng Đức thị xã Vĩnh Long, có biệt tài vừa thổi kèn acmônica vừa ăn chuối vừa uống bia. Năm 2007 tròn 77 tuổi vẫn đang biểu diễn tại các sân khấu như Trống Đồng hay các quán bar tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Do địa thế và lịch sử hình thành, từ ba dân tộc Kinh, Khmer, Hoa cùng sinh sống lâu đời ở đây đã hòa quyện và tạo nên một nền văn hóa đặc trưng cho vùng đất này. Vĩnh Long có khá nhiều loại hình văn học dân gian như: nói thơ Vân Tiên, nói tuồng, nói vè, hát Huê Tình, cải lương...
Vĩnh Long cũng là nơi có nhiều di tích lịch sử văn hóa như: thành xưa Long Hồ được xây dựng năm 1813, miếu Công thần, đình Tân Giai, đình Tân Hoà. Đặc biệt là Văn Xương các ở thị xã Vĩnh Long (dân địa phương còn gọi phổ biến với một tên khác là Đền Văn Thánh hay Văn Thánh Miếu) do đốc học Nguyễn Thông (người gốc Phan Thiết) lập ra.
Khu tưởng niệm cố Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Phạm Hùng cách thị xã Vĩnh Long khoảng 4 km, khu tưởng niệm này khá khang trang, tọa lạc bên đường quốc lộ 53. Khu tưởng niệm rộng 3,2 ha gồm: nhà lễ tân, nhà tưởng niệm, nhà trưng bày. Ngoài ra, còn có ba hạng mục ngoài trời được phục chế theo tỷ lệ 1/1, gồm: phòng biệt giam ông tại Côn Đảo, ngôi nhà làm việc của ông tại căn cứ Trung ương cục miền Nam (Tây Ninh) và căn phòng làm việc của ông tại số 72 Phan Đình Phùng, Hà Nội. Hàng ngày, khu tưởng niệm đón khá nhiều khách đến viếng. Trong khu tưởng niệm có đặt bức tượng bán thân của ông trong điện thờ. Hai bên là hai bức phù điêu ghi lại lời phát biểu của ông.
Re: †_Quê hương VN: Mjền Nam_†
Đồng Tháp
Đồng Tháp là một tỉnh nằm ở miền Tây Nam Bộ, một tỉnh có nền nông nghiệp phát triển, là một trong những vựa lúa lớn nhất của cả nước.
Đồng Tháp có 2/3 diện tích tự nhiên thuộc vùng trũng Đồng Tháp Mười nên cảnh quan và sinh thái có nhiều nét đặc sắc. Đến khu vực Đồng Tháp Mười, người ta sẽ bắt gặp những cánh rừng tràm bạt ngàn, những hồ sen, đầm sung, những vườn cò, sân chim mênh mông và hoang sơ không phải nơi nào cũng có. Đáng chú ý là, Đồng Tháp có Vườn quốc gia Tràm Chim thuộc hệ sinh thái Đồng Tháp Mười, đang được nhiều tổ chức bảo tồn thiên nhiên quốc tế quan tâm. Tràm chim có nghĩa là rừng tràm có chim. Khu bảo tồn thiên nhiên này rộng 7500 ha. Ngoài 140 loài cây dược liệu, 40 loài cá, hàng chục loài trăn, rắn, rùa và nhiều loại động thực vật khác, Tràm Chim còn có 198 loài chim, trong đó có những loài nhiều nơi trên thế giới không có như: bồ nông, ngan cánh trắng, vịt trời và đặc biệt là sếu đầu đỏ, loại chim này còn có tên là sếu cổ trụi và tên dân gian Việt Nam gọi là hạc. Trong tâm linh người Việt, hạc là loài chim biểu tượng cho sức mạnh, lòng chung thuỷ và sự trường tồn nên trong đình, chùa và trên các bàn thờ của nhiều gia đình, hạc là vật thiêng được thờ ở vị trí trang trọng.
Danh lam, thắng cảnh
* Lăng cụ Phó Bảng Nguyễn Sinh Sắc
* Khu bảo tồn thiên nhiên quốc gia Tràm Chim
* Khu du lịch sinh thái Gáo Giồng
* Khu di tích cách mạng Xẻo Quýt
* Khu di tích văn hóa Óc Eo Gò Tháp
* Làng hoa kiểng Sa Đéc
* Núi Đất & Khu bảo tồn dược liệu Đồng Tháp Mười
* Chợ Chiếu đêm Định Yên
Đặc sản
* Bánh phồng tôm Sa Giang
* Nem Lai Vung
* Quýt hồng Lai Vung
* Chuột đồng (nổi tiếng với thương hiệu "Chuột đồng Cao Lãnh")
* Sen (hoa sen, lá sen, ngó sen, hạt sen, ...)
* Khô cá sặc
* Cá linh, bông súng, bông điên điển
* Bánh Pía Cao Lãnh
Nhân vật
* Cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc
* Phạm Hữu Lầu
* Trần Thị Nhượng
* Cầu thủ bóng đá Công Minh
* Cầu thủ bóng đá Phan Thanh Bình
* Đại kiện tướng quốc tế Đào Thiên Hải
* Ca sĩ Phương Thảo
* Mai Văn Huy: Một quan chức tham nhũng đã được xét xử. Một vụ án rất nghiêm trọng từng được dư luận cả nước quan tâm. Con đường lập nghiệp của ông cũng có rất nhiều điều kỳ lạ.
Đồng Tháp là một tỉnh nằm ở miền Tây Nam Bộ, một tỉnh có nền nông nghiệp phát triển, là một trong những vựa lúa lớn nhất của cả nước.
Đồng Tháp có 2/3 diện tích tự nhiên thuộc vùng trũng Đồng Tháp Mười nên cảnh quan và sinh thái có nhiều nét đặc sắc. Đến khu vực Đồng Tháp Mười, người ta sẽ bắt gặp những cánh rừng tràm bạt ngàn, những hồ sen, đầm sung, những vườn cò, sân chim mênh mông và hoang sơ không phải nơi nào cũng có. Đáng chú ý là, Đồng Tháp có Vườn quốc gia Tràm Chim thuộc hệ sinh thái Đồng Tháp Mười, đang được nhiều tổ chức bảo tồn thiên nhiên quốc tế quan tâm. Tràm chim có nghĩa là rừng tràm có chim. Khu bảo tồn thiên nhiên này rộng 7500 ha. Ngoài 140 loài cây dược liệu, 40 loài cá, hàng chục loài trăn, rắn, rùa và nhiều loại động thực vật khác, Tràm Chim còn có 198 loài chim, trong đó có những loài nhiều nơi trên thế giới không có như: bồ nông, ngan cánh trắng, vịt trời và đặc biệt là sếu đầu đỏ, loại chim này còn có tên là sếu cổ trụi và tên dân gian Việt Nam gọi là hạc. Trong tâm linh người Việt, hạc là loài chim biểu tượng cho sức mạnh, lòng chung thuỷ và sự trường tồn nên trong đình, chùa và trên các bàn thờ của nhiều gia đình, hạc là vật thiêng được thờ ở vị trí trang trọng.
Danh lam, thắng cảnh
* Lăng cụ Phó Bảng Nguyễn Sinh Sắc
* Khu bảo tồn thiên nhiên quốc gia Tràm Chim
* Khu du lịch sinh thái Gáo Giồng
* Khu di tích cách mạng Xẻo Quýt
* Khu di tích văn hóa Óc Eo Gò Tháp
* Làng hoa kiểng Sa Đéc
* Núi Đất & Khu bảo tồn dược liệu Đồng Tháp Mười
* Chợ Chiếu đêm Định Yên
Đặc sản
* Bánh phồng tôm Sa Giang
* Nem Lai Vung
* Quýt hồng Lai Vung
* Chuột đồng (nổi tiếng với thương hiệu "Chuột đồng Cao Lãnh")
* Sen (hoa sen, lá sen, ngó sen, hạt sen, ...)
* Khô cá sặc
* Cá linh, bông súng, bông điên điển
* Bánh Pía Cao Lãnh
Nhân vật
* Cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc
* Phạm Hữu Lầu
* Trần Thị Nhượng
* Cầu thủ bóng đá Công Minh
* Cầu thủ bóng đá Phan Thanh Bình
* Đại kiện tướng quốc tế Đào Thiên Hải
* Ca sĩ Phương Thảo
* Mai Văn Huy: Một quan chức tham nhũng đã được xét xử. Một vụ án rất nghiêm trọng từng được dư luận cả nước quan tâm. Con đường lập nghiệp của ông cũng có rất nhiều điều kỳ lạ.
Re: †_Quê hương VN: Mjền Nam_†
Bình Dương
Bình Dương là tỉnh thuộc vùng Đông Nam Bộ, phía bắc giáp Bình Phước, phía nam và tây nam giáp thành phố Hồ Chí Minh, phía tây giáp Tây Ninh, phía đông giáp Đồng Nai. Tỉnh lỵ của Bình Dương hiện nay là thị xã Thủ Dầu Một, cách trung tâm thành phố Hồ Chí Minh 30 km.
Bình Dương cũng là tỉnh có đội bóng đá nổi tiếng, đăng quang giải bóng đá vô địch quốc gia năm 2007 trước 4 vòng đấu.
Thuở xưa, Bình Dương là một phần của đất Gia Định nên đến nay đã có trên 300 năm lịch sử với những di sản văn hoá đặc sắc mà tiêu biểu là đơn ca tài tử. Ca nhạc tài tử sau này nở rộ ở nhiều tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long nhưng cái nôi sản sinh thì vẫn là Gia Định, trong đó có Bình Dương.
Bình Dương còn là đất của nhiều làng nghề truyền thống với các nghệ nhân bàn tay vàng điêu khắc gỗ, làm đồ gốm và tranh sơn mài. Từ xa xưa các sản phẩm gốm mỹ nghệ, sơn mài và điêu khắc của Bình Dương đã tham gia hội chợ quốc tế, đồng thời cũng đã xuất khẩu sang Pháp và nhiều nước trong khu vực.
Bình Dương là tỉnh thuộc vùng Đông Nam Bộ, phía bắc giáp Bình Phước, phía nam và tây nam giáp thành phố Hồ Chí Minh, phía tây giáp Tây Ninh, phía đông giáp Đồng Nai. Tỉnh lỵ của Bình Dương hiện nay là thị xã Thủ Dầu Một, cách trung tâm thành phố Hồ Chí Minh 30 km.
Bình Dương cũng là tỉnh có đội bóng đá nổi tiếng, đăng quang giải bóng đá vô địch quốc gia năm 2007 trước 4 vòng đấu.
Thuở xưa, Bình Dương là một phần của đất Gia Định nên đến nay đã có trên 300 năm lịch sử với những di sản văn hoá đặc sắc mà tiêu biểu là đơn ca tài tử. Ca nhạc tài tử sau này nở rộ ở nhiều tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long nhưng cái nôi sản sinh thì vẫn là Gia Định, trong đó có Bình Dương.
Bình Dương còn là đất của nhiều làng nghề truyền thống với các nghệ nhân bàn tay vàng điêu khắc gỗ, làm đồ gốm và tranh sơn mài. Từ xa xưa các sản phẩm gốm mỹ nghệ, sơn mài và điêu khắc của Bình Dương đã tham gia hội chợ quốc tế, đồng thời cũng đã xuất khẩu sang Pháp và nhiều nước trong khu vực.
Re: †_Quê hương VN: Mjền Nam_†
Bạc Liêu
Bạc Liêu là một tỉnh thuộc duyên hải vùng đồng bằng sông Cửu Long, miền Nam Việt Nam. Phía bắc giáp tỉnh Hậu Giang, phía đông bắc giáp tỉnh Sóc Trăng, tây bắc giáp Kiên Giang, tây và tây nam giáp Cà Mau, đông và đông nam giáp biển với 56 km bờ biển. Tỉnh lỵ hiện nay là Thị xã Bạc Liêu, cách Thành phố Hồ Chí Minh 280 km.
Tỉnh Bạc Liêu được thành lập ngày 20 tháng 12 năm 1899 do tách từ tỉnh Hà Tiên ra, gồm 7 tổng: Long Thủy, Quảng Xuyên, Quảng Long, Quảng An, Thạnh Hòa, Thạnh Hưng, Long Thới. Địa bàn tỉnh Bạc Liêu khi đó bao gồm cả tỉnh Cà Mau hiện nay.
Chính quyền Việt Nam Cộng hòa đã chia tỉnh Bạc Liêu thành 2 tỉnh là Bạc Liêu và An Xuyên. Tỉnh Bạc Liêu nhỏ này gồm 4 quận: Giá Rai, Phước Long, Vĩnh Lợi và Vĩnh Châu, với 19 xã, 218 ấp, dân số năm 1965 là 76.630 người.
Năm 1976, sau khi Việt Nam thống nhất, hai tỉnh Bạc Liêu và An Xuyên lại hợp nhất thành tỉnh Minh Hải. Ngày 6 tháng 11 năm 1996, tỉnh Minh Hải được chia thành hai tỉnh Bạc Liêu và Cà Mau. Hai tỉnh mới chính thức đi vào hoạt động từ ngày 1 tháng 1 năm 1997.
Bạc Liêu xưa kia nổi tiếng là đất ăn chơi với nhiều giai thoại về "công tử Bạc Liêu", bởi người dân xứ này có tư duy khoáng đạt, thích giao lưu tìm bạn qua hội hè và qua sinh hoạt văn hoá cộng đồng. Do cởi mở và có phần sành điệu nên đất Bạc Liêu không chỉ giữ được đôi chân phiêu lãng của cố nhạc sĩ Cao Văn Lầu, tác giả bài Dạ cổ hoài lang bất hủ, mà còn có sức hút mạnh mẽ đối với tầng lớp đại điền chủ Nam Kỳ lục tỉnh vào những năm cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20, buộc họ phải đến đây xả túi xây cất dinh thự. Bởi thế, nhiều người tới thị xã Bạc Liêu ngày nay đã không khỏi ngỡ ngàng khi nhìn thấy tại nơi đất chua phèn ngập mặn tận cùng của đất nước lại có những dãy nhà Tây sang trọng và đường bệ, khác hẳn những biệt thự Pháp ở Hà Nội, Sài Gòn, Đà Lạt. Đáng chú ý là những vật liệu chủ yếu trang trí nội thất các biệt thự này như cửa và chấn song cửa, gạch và đá cẩm thạch ốp tường hoặc lát nền đều được các đại điền chủ bỏ công tốn của sang tận Paris mua về.
Bạc Liêu là một tỉnh thuộc duyên hải vùng đồng bằng sông Cửu Long, miền Nam Việt Nam. Phía bắc giáp tỉnh Hậu Giang, phía đông bắc giáp tỉnh Sóc Trăng, tây bắc giáp Kiên Giang, tây và tây nam giáp Cà Mau, đông và đông nam giáp biển với 56 km bờ biển. Tỉnh lỵ hiện nay là Thị xã Bạc Liêu, cách Thành phố Hồ Chí Minh 280 km.
Tỉnh Bạc Liêu được thành lập ngày 20 tháng 12 năm 1899 do tách từ tỉnh Hà Tiên ra, gồm 7 tổng: Long Thủy, Quảng Xuyên, Quảng Long, Quảng An, Thạnh Hòa, Thạnh Hưng, Long Thới. Địa bàn tỉnh Bạc Liêu khi đó bao gồm cả tỉnh Cà Mau hiện nay.
Chính quyền Việt Nam Cộng hòa đã chia tỉnh Bạc Liêu thành 2 tỉnh là Bạc Liêu và An Xuyên. Tỉnh Bạc Liêu nhỏ này gồm 4 quận: Giá Rai, Phước Long, Vĩnh Lợi và Vĩnh Châu, với 19 xã, 218 ấp, dân số năm 1965 là 76.630 người.
Năm 1976, sau khi Việt Nam thống nhất, hai tỉnh Bạc Liêu và An Xuyên lại hợp nhất thành tỉnh Minh Hải. Ngày 6 tháng 11 năm 1996, tỉnh Minh Hải được chia thành hai tỉnh Bạc Liêu và Cà Mau. Hai tỉnh mới chính thức đi vào hoạt động từ ngày 1 tháng 1 năm 1997.
Bạc Liêu xưa kia nổi tiếng là đất ăn chơi với nhiều giai thoại về "công tử Bạc Liêu", bởi người dân xứ này có tư duy khoáng đạt, thích giao lưu tìm bạn qua hội hè và qua sinh hoạt văn hoá cộng đồng. Do cởi mở và có phần sành điệu nên đất Bạc Liêu không chỉ giữ được đôi chân phiêu lãng của cố nhạc sĩ Cao Văn Lầu, tác giả bài Dạ cổ hoài lang bất hủ, mà còn có sức hút mạnh mẽ đối với tầng lớp đại điền chủ Nam Kỳ lục tỉnh vào những năm cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20, buộc họ phải đến đây xả túi xây cất dinh thự. Bởi thế, nhiều người tới thị xã Bạc Liêu ngày nay đã không khỏi ngỡ ngàng khi nhìn thấy tại nơi đất chua phèn ngập mặn tận cùng của đất nước lại có những dãy nhà Tây sang trọng và đường bệ, khác hẳn những biệt thự Pháp ở Hà Nội, Sài Gòn, Đà Lạt. Đáng chú ý là những vật liệu chủ yếu trang trí nội thất các biệt thự này như cửa và chấn song cửa, gạch và đá cẩm thạch ốp tường hoặc lát nền đều được các đại điền chủ bỏ công tốn của sang tận Paris mua về.
Re: †_Quê hương VN: Mjền Nam_†
Cần Thơ
Cần Thơ là một thành phố nằm trên bờ phải sông Hậu, cách Thành phố Hồ Chí Minh 169 km về phía tây nam. Tọa độ: 10°1'60 Bắc, 105°46'60 Đông. Diện tích nội thị 53 km². Thành phố Cần Thơ có diện tích 1.389,59 km² và dân số 1,112 triệu.
Khí hậu ở Cần Thơ là khí hậu nhiệt đới với 2 mùa rõ ràng: mùa mưa (tháng 5 đến tháng 11) và mùa khô (tháng 12 đến tháng 4). Độ ẩm trung bình là 83%, lượng mưa trung bình 1.635 mm, nhiệt độ trung bình 27°C.
"Cần Thơ ai dệt nên thơ". Câu ca cho thấy nét trữ tình của vùng đất này đã khiến nhiều nhà thơ, nhạc sĩ sáng tác những bài thơ, ca khúc hay về Cần Thơ được nhiều người biết tới: Qua bến Ninh Kiều, Chiếc áo bà ba, Đàn sáo Hậu Giang,...
Các địa danh xưa thường nghe đến nói đến Cần Thơ: Chợ Tham Tướng, cầu Tham Tướng, cầu Đầu Sấu,...
Truyền thông
Hiện tại TP Cần Thơ có một số kênh truyền thông, phát sóng trong liên tục 24 giờ 7 ngày/tuần, bao gồm:
* Đài Phát thanh Truyền hình thành phố Cần Thơ
* CVTV - Trung tâm truyền hình Việt Nam tại TP Cần Thơ
* Truyền hình cáp Tây Đô (Tây Đô CaTV).
* Truyền hình vệ tinh DTH (direct-to-Trang chủ): đây là dịch vụ của Trung tâm truyền hình cáp Đài Truyền hình Việt Nam.
* Đài Phát thanh thành phố Cần Thơ
* Các đài truyền thanh ở các quận, huyện
Thể thao
Cần Thơ có sân vận động lớn nhất Việt Nam (hơn cả sân Mỹ Đình - 4 vạn chỗ ngồi). Sân vận động Cần Thơ có thể chứa 50.000 người. Nhưng đội banh của Cần Thơ quá yếu nên thay vì tổ chức đá banh thì sân vận động lại tổ chức đua xe môtô. Và đây là môn thể thao được người dân Cần Thơ và các tỉnh lân cận ưa thích. Một năm thường tổ chức 3 lần đua là vào ngày mùng 4 Tết, ngày 30-4 và ngày 2-9. Hiện nay, đội bóng đá Cần Thơ đang đá ở giải hạng nhất Quốc gia.
Giải trí
Thành phố Cần Thơ có rất nhiều loại hình giải trí như:
* Về phim ảnh, ca múa nhạc: Rạp chiếu phim Ninh Kiều, rạp Bãi Cát ... và hiện đang xây dựng Trung tâm Điện ảnh Kịch trường TP Cần Thơ ở đường Nguyễn Thái Học, Q. Ninh Kiều
* Về những nơi thư giản: Công viên nước Cần Thơ, khu du lịch Hương Phù Sa
* Về điện tử, tin học, trò chơi: diễn đàn Cần Thơ Online nơi giao lưu của nhiều bạn trẻ Cần Thơ và nhiều dịch vụ cung cấp chơi games trên đường truyền băng thông rộng ADSL trong nội thành.
Du lịch
Các tour du lịch tại Cần Thơ chủ yếu là du lịch trên sông nước và các vườn cây ăn trái.
Ngoài đặc trưng về địa lý là đầu mối giao thông quan trọng giữa các tỉnh trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long, TP. Cần Thơ được ví như "đô thị miền sông nước". Hệ thống sông ngòi chằng chịt, vườn cây ăn trái bạt ngàn, đồng ruộng mênh mông. Các cù lao như: Tân Lộc, cồn Sơn, cồn Khương, cồn Ấu... bồng bềnh trên sông Hậu hết sức độc đáo để phát triển loại hình du lịch sông nước. Trước tiên, du khách đến công viên Ninh Kiều với nhiều loại cây kiểng quý, hoa đẹp kéo dài từ vàm rạch Cái Khế đến tận nhà lồng chợ cổ vừa mới trùng tu. Bến Ninh Kiều là nơi giao thoa giữa sông Hậu và sông Cần Thơ. Sau khi bồng bềnh trên sông uốn khúc, xuồng ghe tấp nập, du khách tham quan Chợ nổi Cái Răng - chợ mua bán trên sông một nét sinh hoạt đặc trưng văn hóa Nam bộ. Tờ mờ sáng, hàng trăm ghe hợp lại thành chợ trên một khúc sông. Chợ bán đủ loại các sản phẩm miệt vườn được treo trên một cây sào cắm trước mũi ghe gọi là "cây bẹo". Người mua chỉ cần nhìn vào "cây bẹo" là biết ngay ghe bán thứ gì. Ngoài việc tham quan, mua những sản phẩm xanh tươi, du khách có dịp gần gũi tâm sự với những người gọi là "dân thương hồ". Quanh năm, họ lấy sông nước làm bầu bạn. Tiếp đến, du khách len lỏi theo những kênh rạch trong cù lao xanh ở TP. Cần Thơ như cồn Khương, cồn Ấu... Sau một ngày thư giãn cùng sông nước, du khách nghỉ chân ở nhà hàng, khách sạn "hạng sao" như: Ninh Kiều, Golf, Quốc Tế, Victoria...
Các địa điểm du lịch nổi tiếng tại Cần Thơ:
* Bến Ninh Kiều
* Khu du lịch Hương Phù Sa
* Chợ nổi Cái Răng, Chợ nổi Phong Điền
* Các vườn trái cây Mỹ Khánh, Phong Điền, Tây Đô
* Du lịch trên sông bằng thuyền, Tàu cao tốc, ghe tam bản ...
* Đình Bình Thủy, Vườn lan Cần Thơ, Vườn cò Bằng Lăng
* Khu di tích lịch sử Mộ Thủ Khoa Nghĩa, Mộ Cụ Cử Trị, Nông trường Sông Hậu
* Nông trường Cờ Đỏ, Khu di tích chiến thắng Tầm Vu
* Làng hoa Thới Nhựt
* Làng đan lưới Thơm Rơm
* Làng đan lọp Thới Long
Du lịch tín ngưỡng:
* Bến Ninh Kiều
* Đình Bình Thủy
* Chùa Ông
* Chùa Khánh Quang
Cần Thơ là một thành phố nằm trên bờ phải sông Hậu, cách Thành phố Hồ Chí Minh 169 km về phía tây nam. Tọa độ: 10°1'60 Bắc, 105°46'60 Đông. Diện tích nội thị 53 km². Thành phố Cần Thơ có diện tích 1.389,59 km² và dân số 1,112 triệu.
Khí hậu ở Cần Thơ là khí hậu nhiệt đới với 2 mùa rõ ràng: mùa mưa (tháng 5 đến tháng 11) và mùa khô (tháng 12 đến tháng 4). Độ ẩm trung bình là 83%, lượng mưa trung bình 1.635 mm, nhiệt độ trung bình 27°C.
"Cần Thơ ai dệt nên thơ". Câu ca cho thấy nét trữ tình của vùng đất này đã khiến nhiều nhà thơ, nhạc sĩ sáng tác những bài thơ, ca khúc hay về Cần Thơ được nhiều người biết tới: Qua bến Ninh Kiều, Chiếc áo bà ba, Đàn sáo Hậu Giang,...
Các địa danh xưa thường nghe đến nói đến Cần Thơ: Chợ Tham Tướng, cầu Tham Tướng, cầu Đầu Sấu,...
Truyền thông
Hiện tại TP Cần Thơ có một số kênh truyền thông, phát sóng trong liên tục 24 giờ 7 ngày/tuần, bao gồm:
* Đài Phát thanh Truyền hình thành phố Cần Thơ
* CVTV - Trung tâm truyền hình Việt Nam tại TP Cần Thơ
* Truyền hình cáp Tây Đô (Tây Đô CaTV).
* Truyền hình vệ tinh DTH (direct-to-Trang chủ): đây là dịch vụ của Trung tâm truyền hình cáp Đài Truyền hình Việt Nam.
* Đài Phát thanh thành phố Cần Thơ
* Các đài truyền thanh ở các quận, huyện
Thể thao
Cần Thơ có sân vận động lớn nhất Việt Nam (hơn cả sân Mỹ Đình - 4 vạn chỗ ngồi). Sân vận động Cần Thơ có thể chứa 50.000 người. Nhưng đội banh của Cần Thơ quá yếu nên thay vì tổ chức đá banh thì sân vận động lại tổ chức đua xe môtô. Và đây là môn thể thao được người dân Cần Thơ và các tỉnh lân cận ưa thích. Một năm thường tổ chức 3 lần đua là vào ngày mùng 4 Tết, ngày 30-4 và ngày 2-9. Hiện nay, đội bóng đá Cần Thơ đang đá ở giải hạng nhất Quốc gia.
Giải trí
Thành phố Cần Thơ có rất nhiều loại hình giải trí như:
* Về phim ảnh, ca múa nhạc: Rạp chiếu phim Ninh Kiều, rạp Bãi Cát ... và hiện đang xây dựng Trung tâm Điện ảnh Kịch trường TP Cần Thơ ở đường Nguyễn Thái Học, Q. Ninh Kiều
* Về những nơi thư giản: Công viên nước Cần Thơ, khu du lịch Hương Phù Sa
* Về điện tử, tin học, trò chơi: diễn đàn Cần Thơ Online nơi giao lưu của nhiều bạn trẻ Cần Thơ và nhiều dịch vụ cung cấp chơi games trên đường truyền băng thông rộng ADSL trong nội thành.
Du lịch
Các tour du lịch tại Cần Thơ chủ yếu là du lịch trên sông nước và các vườn cây ăn trái.
Ngoài đặc trưng về địa lý là đầu mối giao thông quan trọng giữa các tỉnh trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long, TP. Cần Thơ được ví như "đô thị miền sông nước". Hệ thống sông ngòi chằng chịt, vườn cây ăn trái bạt ngàn, đồng ruộng mênh mông. Các cù lao như: Tân Lộc, cồn Sơn, cồn Khương, cồn Ấu... bồng bềnh trên sông Hậu hết sức độc đáo để phát triển loại hình du lịch sông nước. Trước tiên, du khách đến công viên Ninh Kiều với nhiều loại cây kiểng quý, hoa đẹp kéo dài từ vàm rạch Cái Khế đến tận nhà lồng chợ cổ vừa mới trùng tu. Bến Ninh Kiều là nơi giao thoa giữa sông Hậu và sông Cần Thơ. Sau khi bồng bềnh trên sông uốn khúc, xuồng ghe tấp nập, du khách tham quan Chợ nổi Cái Răng - chợ mua bán trên sông một nét sinh hoạt đặc trưng văn hóa Nam bộ. Tờ mờ sáng, hàng trăm ghe hợp lại thành chợ trên một khúc sông. Chợ bán đủ loại các sản phẩm miệt vườn được treo trên một cây sào cắm trước mũi ghe gọi là "cây bẹo". Người mua chỉ cần nhìn vào "cây bẹo" là biết ngay ghe bán thứ gì. Ngoài việc tham quan, mua những sản phẩm xanh tươi, du khách có dịp gần gũi tâm sự với những người gọi là "dân thương hồ". Quanh năm, họ lấy sông nước làm bầu bạn. Tiếp đến, du khách len lỏi theo những kênh rạch trong cù lao xanh ở TP. Cần Thơ như cồn Khương, cồn Ấu... Sau một ngày thư giãn cùng sông nước, du khách nghỉ chân ở nhà hàng, khách sạn "hạng sao" như: Ninh Kiều, Golf, Quốc Tế, Victoria...
Các địa điểm du lịch nổi tiếng tại Cần Thơ:
* Bến Ninh Kiều
* Khu du lịch Hương Phù Sa
* Chợ nổi Cái Răng, Chợ nổi Phong Điền
* Các vườn trái cây Mỹ Khánh, Phong Điền, Tây Đô
* Du lịch trên sông bằng thuyền, Tàu cao tốc, ghe tam bản ...
* Đình Bình Thủy, Vườn lan Cần Thơ, Vườn cò Bằng Lăng
* Khu di tích lịch sử Mộ Thủ Khoa Nghĩa, Mộ Cụ Cử Trị, Nông trường Sông Hậu
* Nông trường Cờ Đỏ, Khu di tích chiến thắng Tầm Vu
* Làng hoa Thới Nhựt
* Làng đan lưới Thơm Rơm
* Làng đan lọp Thới Long
Du lịch tín ngưỡng:
* Bến Ninh Kiều
* Đình Bình Thủy
* Chùa Ông
* Chùa Khánh Quang
Re: †_Quê hương VN: Mjền Nam_†
Lâm Đồng
Lâm Đồng phía bắc giáp tỉnh Đăk Lăk và Đăk Nông, phía đông giáp Khánh Hòa và Ninh Thuận, phía nam là tỉnh Bình Thuận và phía tây là tỉnh Bình Phước.
Địa hình tỉnh Lâm Đồng gồm hai cao nguyên: Lâm Viên và Di Linh. Cao nguyên Lâm Viên có đỉnh Bi Dúp cao 2.287 m.
Tỉnh lỵ của Lâm Đồng là thành phố Đà Lạt.
Lâm Đồng là một trong những tỉnh có số lượng dân tộc thiểu số khá đông, thuộc nhiều bộ tộc khác nhau như là: người Kơ-ho, người Mạ, người Rơ-glai... Đáng kể nhất là người Kơ-ho, họ là dân tộc có số dân đông nhất so với các dân tộc khác. Họ định cư ở nhiều vùng khác nhau của Lâm Đồng, tập trung đông nhất là ở huyện Di Linh. người Kơ-ho lại chia ra thành nhiều chi họ khác nhau như: họ người Srê, họ người Jrài...
Lâm Đồng phía bắc giáp tỉnh Đăk Lăk và Đăk Nông, phía đông giáp Khánh Hòa và Ninh Thuận, phía nam là tỉnh Bình Thuận và phía tây là tỉnh Bình Phước.
Địa hình tỉnh Lâm Đồng gồm hai cao nguyên: Lâm Viên và Di Linh. Cao nguyên Lâm Viên có đỉnh Bi Dúp cao 2.287 m.
Tỉnh lỵ của Lâm Đồng là thành phố Đà Lạt.
Lâm Đồng là một trong những tỉnh có số lượng dân tộc thiểu số khá đông, thuộc nhiều bộ tộc khác nhau như là: người Kơ-ho, người Mạ, người Rơ-glai... Đáng kể nhất là người Kơ-ho, họ là dân tộc có số dân đông nhất so với các dân tộc khác. Họ định cư ở nhiều vùng khác nhau của Lâm Đồng, tập trung đông nhất là ở huyện Di Linh. người Kơ-ho lại chia ra thành nhiều chi họ khác nhau như: họ người Srê, họ người Jrài...
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết