Việt Nam học
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

™Lịch sử Chăm Pa™

Go down

™Lịch sử Chăm Pa™ Empty ™Lịch sử Chăm Pa™

Bài gửi by nh0csieuquaylx Tue Dec 04, 2007 8:06 am

Lịch sử Chăm Pa, bao gồm các quốc gia Lâm Ấp Quốc, Hoàn Vương Quốc, Chiêm Thành Quốc (Campanagara) và Thuận Thành Trấn (Nagar Cam), độc lập được từ 192 và kết thúc vào 1832[1]. Trước thế kỷ thứ 2, vùng đất của vương quốc Chăm Pa cổ đã được nhắc đến với tên Hồ Tôn Tinh (trong truyền thuyết), rồi tên huyện Tượng Lâm (thuộc quận Nhật Nam thời nhà Hán) khi nằm dưới sự thống trị của Trung Quốc. Lãnh thổ này được ghi nhận là từ miền Trung trở vào miền Nam Việt Nam, thay đổi tùy thời kỳ. Từ 1694 đến 1832, chúa Chăm Pa (Trấn vương Thuận Thành) nằm dưới sự đô hộ của các chúa Nguyễn, vua nhà Tây Sơn và vua nhà Nguyễn cho đến lúc bị sáp nhập hoàn toàn.

Lâm Ấp Quốc
Lâm Ấp Quốc có thể coi là một vương quốc đã tồn tại từ khoảng năm 192 đến khoảng năm 605, tại vùng đất từ Quảng Bình đến Quảng Nam. Vương quốc này được coi là giai đoạn khởi đầu cho lịch sử Chăm Pa độc lập.

Lịch sử hình thành
Từ nửa cuối thế kỷ thứ 2, phần lãnh thổ cực nam quận Nhật Nam trở nên khó trị, cư dân bản địa liên tục nổi lên chống lại nhà Hán. Huyện Tượng Lâm trở thành nơi tranh chấp thường xuyên giữa nhà Hán và dân địa phương (man di) như Khuất Đô Di, Tây Đô Di.

Năm 190, con của quan Công Tao, tên Khu Liên nổi lên giết thứ sử Chu Phù và chiếm huyện thành. Năm 192, Khu Liên giết huyện lệnh (huyện trưởng) để đưa ông lên cai trị. Khu Liên cắt một phần lãnh thổ cực nam của quận Nhật Nam - huyện Tượng Lâm để thành lập vương quốc riêng: sau này, Hậu Đường Thư gọi quốc gia này là Lâm Ấp Quốc.

Nhà Hán gọi các dân tộc bản địa ở Quảng Châu (Quảng Đông), Giao Châu (Miền Bắc Việt Nam) là dân Bách Việt. Người Lâm Ấp cũng có thể là của dân Bách Việt (người Việt cổ), là một trong những tổ tiên của các dân tộc Việt Nam ngày nay. Lâm Ấp Độc lập là một biến cố lịch sử trọng đại, mở đầu gặp gỡ giữa hai nền văn minh Trung Quốc và Ấn Độ tại bán đảo Đông Đương. Đồng thời, đây là lần thứ hai (sau 3 nước Cao Lị, Bách Tế, Tân La ở quận Lạc Lãng tách ra khỏi lãnh thổ nhà Hán), một vùng thuộc lãnh thổ của "thiên triều" tức quận Nhật Nam có tự tách ra.

Cơ chế xã hội
Thời kỳ đầu, hệ thống kỹ thuật kiến trúc Lâm Ấp qua di tích và hiện vật khảo cổ cho thấy ảnh hưởng Trung Quốc nhiều hơn ảnh hưởng Ấn Độ. Sau đó, thương nhân và tu sĩ Ấn Độ bắt đầu giao tiếp dần với người Lâm Ấp. Những người Ấn này đã truyền cho giới quí tộc địa phương văn minh và văn hóa của họ, và luôn cả cách thức tổ chức xã hội. Khác với người Hoa, tổ chức xã hội của người Ấn mang tính phân quyền cao hơn, phù hợp với nếp sống của người địa phương nên được giai cấp chi phối địa phương ưa chuộng. Đặc điểm của người Ấn là ít dùng bạo lực để áp đặt văn hóa hay uy quyền chính trị của mình trên những xã hội khác, kém hơn, mà để các thân hào địa phương tự nguyện làm thay, sau khi hấp thụ văn minh và văn hóa của họ.

Sau khi Khu Liên qua đời, chữ Phạn trở thành chữ viết chính thức của các triều vương. Các bi ký tìm được trong giai đoạn này đều khắc bằng chữ Phạn. Quốc thư trao đổi của Lâm Ấp với Trung Quốc thời đó được viết bằng "Hồ tự" (tức chữ Phạn) thay vì chữ Hán. Thời cuối Lâm Ấp (thời đầu Chăm Pa), văn hóa Ấn Độ trở thành văn hóa chính của vương quốc. Ấn Độ giáo và Phật giáo bắt đầu được truyền bá.

Về chính trị: các vị vua thời cuối Lâm Ấp (thời đầu Chăm Pa) đều ghép tên mình với một thần linh, thường là với Shiva (còn gọi là Isvara) để độc quyền cai trị. Uy quyền vua thể hiện qua lọng màu trắng mà dân thường không được dùng. Thời đầu Chăm Pa, giúp việc cho vua là các quan lại trung ương và địa phương, được phân chia thành 3 hạng:

Đứng đầu là 2 vị tôn quan (senapati và tapatica, tức 2 tể tướng võ và văn)
Tiếp theo là thuộc quan gồm 3 loại: luân đa đinh (dandavaso bhatah - tướng chỉ huy cấm vệ), ca luân trí đế (danay pinang - quan hầu trầu) và ất tha già lan (yuvaraja - kế vương)
Cuối cùng là ngoại quan (quan lại địa phương).
Quân đội Lâm Ấp khoảng từ 40.000 đến 50.000 người, gồm kỵ binh, tượng binh và thủy binh.

Triều đình Trung Quốc có lẽ cũng muốn chấm dứt tình trạng tranh chấp văn hóa và chính trị kéo dài quá lâu này nên đã chấp nhận sự ly khai một cách miễn cưỡng, họ gọi tên quốc gia mới này là Lâm Ấp, thay vì Hồ Tôn Tinh hay Tượng Lâm như trước kia, và duy trì mối quan hệ tốt để thu nhận nhiều phẩm vật triều cống.

Về danh xưng, Lâm Ấp chỉ là sự biến nghĩa của từ Tượng Lâm. Đối với nhà Đông Hán, danh xưng Lâm Ấp là một khinh miệt, vì đó chỉ là một phần đất nhỏ không quan trọng ở vùng cực nam để phải quan tâm trực tiếp. Thủy Kinh Chú viết:

Lâm Ấp là huyện Tượng Lâm, sau bỏ chữ Tượng để chỉ còn chữ Lâm
Lâm Ấp Quốc là phiên âm Hán-Việt (phát âm theo thời nhà Đường) của từ 林邑國 / 臨邑國 (phát âm theo tiếng Quan Thọai là Lin-yi-quo). Nguồn gốc của từ Lâm Ấp thì có hai giả thuyết.

Thứ nhất là gọi tắt của từ Tượng Lâm Ấp (thủ đô Tượng Lâm) như Thủy Kinh Chú viết. Trong bi ký tiếng Phạn, đời sau, các vua Chăm Pa luôn ghi quốc hiệu là Campanagara (thành Chăm Pa), Campapura (Ấp Chăm Pa). Nhưng trong bi ký thời Lâm Ấp thì chưa tìm thấy quốc hiệu bằng tiếng Phạn nên ghi chép của Thủy Kinh Chú chưa có minh chứng. Hơn nữa, cư dân Lâm Ấp và cư dân Chăm Pa (Chiêm Thành) chưa chắc là một nên giả thuyết này còn yếu.
Thứ hai là phiên âm của từ "dừa" (tiếng Chăm cổ gọi là Li-u). Thế kỷ thứ 5-6, nước Lâm Ấp (Quan Thoại: Lin-yi) đối diện với nước Phù Nam (Quan Thoại: Fu-nan). Đời sau, người Chăm Pa có 2 nhà vua là Narikera Vamsa (椰子族, Da Tử tộc/bộ lạc Dừa) và Kramka Vamsa (檳榔族, Tân Lang tộc/bộ lạc Cau). Tiếng Chăm cổ gọi "dừa" là Li-u (gần 林邑 Lâm Ấp/Lin-yi), "cau" là Pu-nang (giống 扶南 Phù Nam/Fu-nan). (Tiếng Mã Lai hiện đại gọi "cau" là pi-nang, Quan Thoại và Hán-Việt là 彼南 pi-nan/Bỉ Nam.) Giả thuyết này có thể chứng minh được mối quan hệ giữa hai nhà vua Dừa và Cau. Nhưng như trường hợp giả thuyết thứ nhất, cư dân Lâm Ấp và cư dân Chăm Pa (Chiêm Thành) chưa chắc là một nên giả thuyết này cũng còn yếu.
Về địa lý, vương quốc Lâm Ấp ở đâu, lãnh thổ như thế nào thì còn rất nhiều điểm mơ hồ. Theo sử cổ Trung Quốc thì lãnh thổ vương quốc này là huyện Tượng Lâm thuộc quận Nhật Nam, phía nam huyện Lô Dung (Thừa Thiên-Huế ngày nay). Đường thư nói Lâm Ấp từ huyện Tây Quyển (Quảng Bình) trở xuống. Đại Nam Nhất Thống Chí nói Tượng Lâm là Bình Định và Phú Yên. Thủy Kinh chú cho biết thủ phủ Lâm Ấp lúc đầu không biết ở đâu, sau được biết đặt tại Khu Lật (thành phố Huế ngày nay), phía nam có sông Lô Dung (sông Hương) chảy qua.

Một số nhà Chăm Pa học cho rằng Lâm Ấp là lãnh thổ Indrapura từ mũi Hoành Sơn đến đèo Hải Vân, do vương triều Gangaraja, tức những người Ấn Độ đến từ sông Gange, khai sinh ra. Sự kiện này cần được ghi nhận với sự dè dặt vì cho đến nay chưa một dấu tích bia ký nào giải thích sự kiện này.

Các triều vương Lâm Ấp
Triều vương thứ nhất (192-336)
Khu Liên lên ngôi năm 192, trị vì trong nhiều năm, nhưng không biết mất năm nào và ai là người kế vị. Sử cổ Trung Quốc (Lương thư) cho biết trong khoảng thập niên 220-230, con cháu Khu Liên có gửi phái bộ đến thống đốc Quảng Đông và các thái thú Giao Châu (Lã Đại và Lục Dận) triều cống và duy trì quan hệ ngoại giao.

Năm 248 diễn ra cuộc khởi nghĩa của Bà Triệu. Nhà Đông Ngô cho Lục Dận làm An Nam hiệu úy, tức thứ sử, sang Giao Châu dẹp loạn. Sau khi dẹp xong cuộc khởi nghĩa này, Lục Dận đem quân xuống chiếm Khu Lật, bắt theo hàng ngàn thợ khéo tay dâng cho nhà Đông Ngô năm 260. Những vùng đất bị quân Lâm Ấp chiếm đóng đều bị lấy lại. Lãnh thổ Lâm Ấp trở về vị trí cũ là huyện Tượng Lâm, quân Đông Ngô không dám tiến xuống xa hơn.

Có lẽ người kế vị Khu Liên đã chết trong cuộc khởi nghĩa này vì không còn được nhắc tới nữa. Sách Lương thư cho biết năm 270, cháu ngoại của Khu Liên là Phạm Hùng (Fan Hiong hay Fan Hsung) lên làm vua.

Dưới thời Phạm Hùng, lãnh thổ Lâm Ấp được nới rộng tới thành Khu Túc, cạnh sông Gianh ở phía bắc. Phạm Hùng cũng đã chinh phục và thống nhất các tiểu vương quốc khác nằm trong các dải đất dọc duyên hải miền trung. Nhưng sau hơn 10 năm chinh chiến (271-282), Phạm Hùng bị quân nhà Tây Tấn (do Đào Hoàng chỉ huy) đánh bại, năm 283 con là Phạm Dật (Fan Yi) lên ngôi. Năm 284, Phạm Dật gửi một sứ bộ sang Trung Quốc cầu hòa; Lâm Ấp được hòa bình và Phạm Dật trị vì 52 năm thì qua đời

.
nh0csieuquaylx
nh0csieuquaylx
Moderator
Moderator

Tổng số bài gửi : 246
Age : 35
Registration date : 01/10/2007

Về Đầu Trang Go down

™Lịch sử Chăm Pa™ Empty Re: ™Lịch sử Chăm Pa™

Bài gửi by nh0csieuquaylx Tue Dec 04, 2007 8:06 am

Triều vương thứ hai (336-420)
Phạm Dật qua đời năm 336, tể tướng Phạm Văn (Fan Wen) cướp ngôi. Phạm Văn không phải là người Lâm Ấp mà là một người gốc Hoa quê ở Dương Châu, bị bán làm nô lệ cho một quan cai trị huyện Tây Quyển tên Phạm Tương. Năm 15 tuổi, vì phạm tội, Văn trốn theo một thương gia người Lâm Ấp sang Trung Quốc và Ấn Độ buôn bán, nhờ đó đã học hỏi được kỹ thuật luyện kim và xây thành lũy của người Hoa. Khi về lại Lâm Ấp năm 321, Văn trở thành người thân tín của Phạm Dật và được giao trọng trách xây thành, đắp lũy, dựng cung đài theo kiểu Trung Quốc, chế tạo chiến xa và vũ khí, nhạc khí v.v. và được thăng chức tể tướng.

Dưới thời Phạm Văn, kỹ thuật luyện sắt (rèn kiếm, đúc lao) đạt đến tột đỉnh. Vua áp dụng văn minh Ấn Độ vào đời sống: cải tổ hệ thống quan lại theo khuôn mẫu Ấn Độ, nhờ đó tổ chức chính quyền mang lại hiệu quả tốt; xây dựng thủ phủ tại Khu Lật (K'iu-sou, hay Thành Lồi, Huế), hình chữ nhật, chu vi 2.100 mét, tường cao 8 mét, có 16 cửa, dân chúng sống xung quanh chân thành, mỗi khi có loạn, các cửa thành đều đóng lại. Với thế mạnh này, Phạm Văn đánh thắng hai nước Đại Kỳ Giới và Tiểu Kỳ Giới (chưa rõ vị trí địa lý), chinh phục nhiều bộ lạc khác như Che Phou, Siu Lang, Khiu Tou, Kan Lou và Fou Tan (chưa rõ vị trí địa lý), tăng cường số phụ nữ mang về từ các lãnh thổ đánh chiếm được và tăng quân (khoảng từ 40.000 đến 50.000 người).

Năm 340, Phạm Văn xin nhà Đông Tấn cho sát nhập quận Nhật Nam, gồm các huyện Tây Quyển, Ty Canh, Chu Ngô, Lô Dung và một phần đất phía nam quận Cửu Chân là huyện Hàm Hoan vào lãnh thổ Lâm Ấp nhưng không được. Phạm Văn liền đem quân tấn công vào Nhật Nam, chiếm huyện Tây Quyển, giết thứ sử Hạ Hầu Lâm, lấy mũi Hoành Sơn (nam quận Cửu Chân) làm biên giới phía bắc, cho xây lại thành Khu Túc (cạnh sông Gianh) phòng giữ. Từ đó phần lãnh thổ từ đèo Ngang trở xuống thuộc về Lâm Ấp và cũng kể từ đó phía bắc đèo Ngang là nơi xảy ra những trận thư hùng giữa Lâm Ấp và Giao Châu trong suốt hai thế kỷ 4 và 5. Năm 349 nhà Đông Tấn phản công, quân Lâm Ấp bại trận, Phạm Văn bị trọng thương và qua đời, con là Phạm Phật (Fan Fo) lên thay.

Phạm Phật là một vị tướng tài ba, được nhiều sử gia cho là người mở đầu vương triều Gangaraja (Bắc Chiêm Thành). Vừa lên ngôi, Phạm Phật tấn công quân nhà Đông Tấn tại Nhật Nam và vây thành Cửu Chân. Năm 351, quân Lâm Ấp bị đánh bại, chạy về phía tây tại Lãng Hồ, huyện Thọ Lãnh (Thanh Hóa), thành Khu Túc bị chiếm, ranh giới được thiết lập lại tại huyện Ty Canh gần sông Nhật Lệ (Quảng Bình). Năm 359, quân Đông Tấn chiếm huyện Thọ Lãnh và đánh bại quân Lâm Ấp tại vịnh Ôn Cấn, chiếm thành Khu Túc; Phạm Phật xin hòa và gửi sứ bộ sang Trung Quốc triều cống (372 và 377). Phạm Phật mất năm 380 nhường ngôi cho con là Phạm Hồ Đạt.

Phạm Hồ Đạt (Fan Houta) được nhiều sử gia cho là vua Dharmamaharaja, hiệu Bhadravarman I (Bạt Đà La Bạc Ma I), người sáng lập vương triều Gangaraja. Dưới thời Phạm Hồ Đạt, Phật giáo Tiểu thừa (Thevada) phát triển mạnh, nhiều nhà sư từ Ấn Độ sang truyền đạo. Thành Khu Lật (Huế) vẫn là trung tâm chính trị nhưng đổi tên thành Kandapurpura, nghĩa là Phật Bảo Thành (vì là nơi có nhiều đền đài và hình tượng Phật và Shiva). Bên cạnh đó nhà vua còn cho xây dựng thêm một trung tâm tôn giáo mới tại Amavarati, tức thánh địa Hào Quang (nay là thánh địa Mỹ Sơn, một thung lũng cách Đà Nẵng 70 km về phía tây). Nhiều đền thờ đạo Bà la môn được xây dựng tại Mỹ Sơn để thờ thần Shiva và tượng Linga, tượng trưng sức mạnh phái nam. Ngôi đền đầu tiên được xây bằng gỗ vào cuối thế kỷ 4 mang tên Bradresvara, kết hợp giữa tên vua Bradravarman I và thần Isvara (hay Shiva). Kể từ thế kỷ 4 trở đi lãnh tụ chính trị và tôn giáo tại Lâm Ấp là một: thờ thần tức thờ vua, vua thay mặt thần Shiva cai quản muôn dân. Shiva vừa là thần bảo hộ xứ sở vừa là vị thần giữ đền (Dvarapala) để dân chúng đến thờ phụng và dâng lễ vật.

Năm 399, Phạm Hồ Đạt mang quân chiếm quận Nhật Nam, giết thái thú Khổng Nguyên, tiến công quận Cửu Đức, bắt sống thái thú Tào Bính nhưng bị quân của thống chế Đỗ Viện đánh bại phải rút về dưới đèo Ngang. Năm 413, Phạm Hồ Đạt mang bộ binh chiếm đóng Nhật Nam, ra lệnh cho thủy binh đổ bộ vào Cửu Chân đốt phá các làng xã ven duyên. Thứ sử Đỗ Tuệ Độ mang quân ra nghênh chiến, chém được con của Phạm Hồ Đạt là Phạm Trân Trân (tiểu vương đất Giao Long) và tướng Phạm Kiện, bắt làm tù binh hơn 100 người, trong có một hoàng tử tên là Na Neng, tất cả đều bị chém đầu. Phạm Hồ Đạt trốn vào rừng sâu rồi mất tích. Trong khi chưa tìm được một vị vua mới, triều đình Lâm Ấp tiếp tục triều cống Trung Quốc để được yên về chính trị.

Triều đại tiếp theo là Bhadravarman do Phạm Tu Đạt cai trị. Trong thời gian từ 413 đến 420, con cháu Phạm Hồ Đạt tranh giành ngôi vua, nội chiến xảy ra khắp nơi. Năm 413, một người con của Phạm Hồ Đạt là Địch Chớn (còn gọi là Địch Chân - Ti Chen), một đạo sĩ Bà la môn, được triều thần đưa lên ngôi vua, hiệu Gangaraja (sông Gange bên Ấn Độ). Năm 415, quân Lâm Ấp vào cướp Giao Châu, năm 420, Tuệ Độ đánh Lâm Ấp. Địch Chớn là người đam mê văn hóa Ấn Độ muốn nhường ngôi cho em là Địch Khai (Ti Kai) để sang Ấn Độ sống những ngày cuối đời, nhưng Địch Khai sợ bị triều thần ám hại, dẫn mẹ chạy trốn vào rừng. Ngôi báu đành nhường cho Manorathavarman là cháu Địch Chớn nhưng tể tướng Thiếu Lâm (Tsang Lin) chống lại vì cho rằng người này không được sinh ra từ một người mẹ có dòng máu tinh khiết (tức đẳng cấp Brahman), nên bị Manorathavarman giết chết

Triều vương thứ ba (420-530)
Năm 420, con cháu của Thiếu Lâm ám sát vua Manorathavarman và đưa người em cùng mẹ khác cha của Địch Chớn là Văn Địch (Wen Ti) lên thay. Văn Địch xưng hiệu là Phạm Dương Mại I (Yan Mah hay Fan Yang Mai), có nghĩa là Hoàng tử Vàng, nhưng không trị vị lâu vì bị chết trong một cuộc tấn công của quân Đông Tấn. Con là thái tử Đốt, 19 tuổi, được nhà Đông Tấn phong vương năm 421, hiệu Phạm Dương Mại II.

Nhân tình thế rối loạn bên Trung Quốc khi nhà Lưu Tống lật đổ nhà Đông Tấn, năm 431, Phạm Dương Mại II dẫn hơn 100 chiến thuyền tấn công các làng ven biển tại cửa Thọ Lãnh, Tứ Hội và Châu Ngô (quận Nhật Nam và Cửu Chân) nhưng bị đánh bại, quân Tống chiếm thành Khu Lật, Dương Mại II chạy trốn ra Chiêm Bất Lao (Cù Lao Chàm thuộc Quảng Nam). Năm 433, Phạm Dương Mại II xin "lãnh" đất Giao Châu về cai trị nhưng vua Tống không chịu, chiến tranh lại xảy ra. Năm 443, vua Tống Du Long phong thống chế Đàn Hòa Chi làm thứ sử Giao Châu, cùng hai phó tướng là Tống Xác và Túc Canh Hiến, mang đại quân đánh Lâm Ấp, Phạm Dương Mại II chạy thoát được ra của Tượng Phổ, vịnh Bành Long (chưa rõ vị trí địa lý), tổ chức lại lực lượng, tăng cường thêm nhiều đội tượng binh rồi ra lệnh tổng phản công nhưng không địch nổi quân Tống. Đàn Hòa Chi thu rất nhiều vàng bạc, châu báu, tượng đồng và đập phá rất nhiều đền đài. Sử Trung Quốc (Tống thư) chép rằng Đàn Hòa Chi lấy được nhiều tượng vàng (mười người mới ôm xuể), đem nấu chảy, thu được hơn 10 vạn cân (40.000 kilôgam vàng). Từ đó Trung Quốc biết Lâm Ấp có nhiều vàng nên mỗi khi có dịp là tiến quân xuống đánh cướp.

Trong lúc chạy trốn về phía nam, Phạm Dương Mại II chinh phục luôn các tiểu vương phía nam, thống nhất với lãnh thổ phía bắc. Năm 443, Phạm Dương Mại II về lại Khu Lật, và mất năm 446. Lãnh thổ phía bắc của Lâm Ấp bị đẩy lùi về huyện Lô Dung (Thừa Thiên), con cháu Phạm Dương Mại II lại tranh chấp quyền hành.

Năm 455 con Phạm Dương Mại II là Phạm Chút (còn gọi là Phạm Thần Thành) (Fan Tou) lên ngôi, hiệu Trần Thành (Devanika). Trung tâm chính trị vẫn tại Khu Lật, nhưng Trần Thành cho xây dựng thêm một trung tâm văn hóa và tôn giáo mới tại Amaravati, gọi là thánh địa Hào Quang (Mỹ Sơn, Quang Nam). Vương quốc Lâm Ấp tiếp tục được nới rộng xuống phía nam, phía bắc và cao nguyên phía tây. Phạm Trần Thành mất năm 472, Lâm Ấp không có vua, nội bộ triều đình có biến động.

Năm 484, một người Phù Nam tên Phạm Đăng Căn Thăng (còn gọi là Pham Đang Căng Thuần) (Kieou Tcheou Lo), con vua Phù Nam Jayavarman tị nạn tại Lâm Ấp, cướp ngôi và cầm quyền trong gần 20 năm. Năm 492, con Phạm Trần Thành là Phạm Chư Nông giết Căn Thăng giành lại ngôi báu, được vua Tề Võ Đế phong vương Lâm Ấp. Phạm Chư Nông bị chết đuối năm 498, con cháu tiếp tục trị vì đến năm 527: Phạm Văn Tổn (còn gọi là Phạm Văn Tởn) (Fan Wen Kuoan) trị vì từ 498 đến 502, Phạm Thiên Khơi (còn gọi là Phạm Thiên Khởi) hiệu Detavarman (510-514) và Cao Thức Thắng Khơi hiệu Vikrantavarman hay Bật Tôi Bật Ma (526-527).

Triều vương thứ tư (529-757)
Năm 529, Vikrantavarman mất không người kế tự. Triều đình Lâm Ấp phong Luật Đa La Bật Ma lên làm vua, hiệu Rudravarman I. Năm 577, Luật Đa La Bật Ma mất, con là Prasastadharma lên kế nghiệp, hiệu Phạm Phạn Chi (Sambhuvarman). Dưới thời Phạm Phạn Chi, văn hóa Lâm Ấp tỏa rộng khắp Đông Nam Á. Năm 598, nhà Tùy chiếm dóng Lâm Ấp và phân chia thành ba châu: châu Hoan (Ty Canh), châu Ái (Hai Âm) và châu Trong (Khương).

Năm 605, nhà Tùy chinh phục Lâm Ấp. Thủ đô thất thủ, quốc gia Lâm Ấp diệt vong, vua Phạm Phạn Chi lưu vong về phía nam và dựng quốc gia riêng (別建國邑 biệt kiến quốc ấp), xây thành phố Sư Tư (nay là Trà Kiệu, cạnh sông Thu Bồn, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam). Thời vua Phạm Phạn Chi là thời kỳ quá độ giữa Lâm Ấp và Chăm Pa (Chiêm Thành) bởi vì quốc hiệu Ấp Chăm Pa (Campapura) chính thức xuất hiện trong thời này. Phạm Phạn Chi cho xây dựng lại ngôi đền Bhadrecvara bằng gạch ở Mỹ Sơn, ngôi đền thời vua trước bằng gỗ đã bị cháy.
nh0csieuquaylx
nh0csieuquaylx
Moderator
Moderator

Tổng số bài gửi : 246
Age : 35
Registration date : 01/10/2007

Về Đầu Trang Go down

™Lịch sử Chăm Pa™ Empty Re: ™Lịch sử Chăm Pa™

Bài gửi by nh0csieuquaylx Tue Dec 04, 2007 8:13 am

Hoàn Vương Quốc (chữ Hán: 環王國) hay vương triều Panduranga là tên gọi của vương quốc đã tồn tại trên lãnh thổ miền trung Việt Nam ngày nay năm 757 đến năm 859. Kinh thành của vương quốc này đặt tại Virapura (theo tiếng Việt là thành phố Hùng Tráng), nay là thôn Palai Bachong, xã Hòa Trinh, huyện An Phước, tỉnh Ninh Thuận, trên quốc lộ 1, cách Thành phố Hồ Chí Minh khoảng 310 km.

Vương quốc này là giai đoạn tiếp theo của Lâm Ấp trong lịch sử Chăm Pa độc lập. Có tài liệu cho thấy Hoàn Vương Quốc là thuộc triều đại thứ năm (758-859) trong số năm triều đại; bốn triều đại trước đó thuộc về thời kỳ Lâm Ấp trong lịch sử Chăm Pa.

Sau này khi Chiêm Thành hình thành, Panduranga trở thành một trong 5 tiểu vương quốc. Địa phận của tiểu vương quốc này có thể nằm trong khu vực tỉnh Ninh Thuận ngày nay (trong sử sách ghi là vùng Phan Rang Phan Rí).

Các vương triều

Prithi Indravarman
Hoàn Vương Quốc ra đời sau một cuộc thay đổi quyền lực ở Lâm Ấp, vương quốc vốn tồn tại tại vùng này trước đó.

Năm 757, một tiểu vương ở phía nam Lâm Ấp nổi lên hạ bệ Bhadravarman II - nhà vua trẻ của Lâm Ấp vừa lên ngôi - rồi tự xưng vương, hiệu Prithi Indravarman, chấm dứt dòng Gangaraja phía bắc.

Theo bia ký đọc được, Prithi Indravarman là người đã thống nhất lãnh thổ Chăm pa một cách chính danh nhất, vì được triều thần công nhận là "người thống lãnh toàn bộ đất nước như Indra, thần của các vị thần". Tuy đất nước đã được thống nhất, lãnh thổ này vẫn chưa có tên. Khi sang Trung Hoa triều cống, không biết sứ thần của Prithi Indravarman đã giải thích như thế nào mà sử liệu cổ Trung Hoa đặt tên lãnh thổ mới của người Chăm trong thời kỳ này là Hoàn Vương Quốc (tức vương quyền trở về quê cũ). Việc làm đầu tiên của Prithi Indravarman là dời kinh đô Sinhapura (thành phố sư tử tức Trà Kiệu, Quảng Nam ngày nay) về Virapura (thành phố Hùng Tráng, nay là thôn Palai Bachong, xã Hòa Trinh, huyện An Phước - cách Sài Gòn 310 cây số về phía bắc trên quốc lộ 1, tỉnh Ninh Thuận).

Dưới thời Prithi Indravarman, văn minh và văn hóa Ấn Độ từ phía nam đưa lên lấn át toàn bộ sinh hoạt của người Chăm phía bắc; tiếng Phạn được phổ biến rộng rãi trong giới vương quyền và các nơi thờ phụng; đạo Bà la môn được đông đảo người theo; đạo Phật nguyên thủy Thượng toạ bộ (Theravada) phát triển mạnh trong dân gian; đền đài, dinh thự và chùa tháp được xây dựng lên khắp nơi, nhiều nhất là tại Khu Lật (Huế), Amavarati (Mỹ Sơn), Sinhapura (Trà Kiệu)... để tạ ơn thần linh. Tuy vậy nguyên tắc tự trị của các tiểu vương quốc phía bắc vẫn được tôn trọng, vì không thấy di ảnh hay hình tượng nữ thần Bhagavati - vị thần bảo hộ Panduranga được Prithi Indravarman chọn làm "Bà Mẹ xứ sở" để dân chúng thờ phụng – trong các di tích khảo cổ trên lãnh thổ phía bắc.

Ngôi tháp bằng gỗ trước kia thờ nữ vương Jagadharma (646-653) được Prithi Indravarman cho xây dựng lại bằng vật liệu cứng tại Aya Tră (Nha Trang), trên một ngọn đồi cao cạnh cửa sông Cái (Xóm Bóng), để thờ tượng nữ thần Bhagavati (bằng vàng). Tháp này về sau được biết dưới tên Po Nagar, hay Tháp Bà.

Prithi Indravarman là một quân vương tài giỏi, đất nước thái bình và rất phồn vinh. Sự giàu có của Hoàn Vương Quốc hấp dẫn các vương quốc lân bang, đặc biệt là Srivijaya (Palembang), Malayu (Malaysia), Javadvipa (Java), Nagara Phatom (Thái Lan), Sriksetra (Miến Điện) và Angkor (Chân Lạp); họ đến để trao đổi hoặc chờ dịp cướp phá.

Năm 774, quân Nam Đảo (người Java và Mã Lai) từ ngoài khơi đổ bộ vào Kauthara và Panduranga, chiếm Virapura. Vua Prithi Indravarman đã chống trả lại mãnh liệt nhưng bị chết trong đám loạn quân (sau này được dân chúng tôn thờ dưới pháp danh Rudraloka). Một bia ký đọc được ở tháp Po Nagar ghi "những người đen đủi và gầy yếu từ miền xa đến, ăn những thức ăn khủng khiếp hơn xác chết, lại có tính hung ác. Bọn người này đi mành đến lấy cắp tượng linga của thần Sri Sambhu, đốt phá đền thờ [Po Nagar]". Sau cuộc tấn công này quân Nam Đảo cướp đi rất nhiều báu vật, trong đó có tượng nữ thần Bhagavati bằng vàng.

Satyavarman
Ngay khi Prithi Indravarman vừa tử trận, một người cháu gọi ông bằng cậu tên là Satyavarman được hoàng tộc tôn lên thay thế. Nhưng vừa lên ngôi, Satyavarman đã cùng hoàng tộc chạy lên miền bắc (Bình Định) lánh nạn. Tại đây, vua được cộng đồng người Chăm và người Thượng địa phương (Ba Na, Hrê) giúp thành lập một đạo quân hùng mạnh tiến xuống Kauthara tấn công quân Nam Đảo. Trước uy lực của Satyavarman, quân Nam Đảo lên thuyền bỏ chạy ra khơi, tân vương dẫn hoàng gia về lại Virapura. Tại đây, nhà vua xây thêm một cung điện mới trong thành Krong Laa và không ngờ đã sáng chế ra một phong tục mới mà các đời vua sau bắt chước theo, đó là tục trồng cây Kraik, biểu tượng của hoàng gia, trước cung điện. Đền Po Nagar, bị quân Nam Đảo phá hủy, được Satyavarman cho dựng lại bằng gạch, năm 784 thì hoàn thành và tồn tại cho tới ngày nay. Năm 786, Satyavarman mất (được dân chúng thờ phụng dưới pháp danh Isvaraloka), em trai út của ông được hoàng tộc đưa lên ngôi, hiệu Indravarman I(còn gọi là Nhân Đà La Bạt Ma) (786-801).

Indravarman I
Hay tin Satyavarman chết, năm 787, quân Java từ ngoài khơi lại tràn vào Virapura cướp phá, sát hại rất nhiều binh sĩ và dân chúng, phá tháp Hòa Lai thờ thần Bhadradhipatisvara tại phía Tây thành Virapura (gần Phan Rang ngày nay). Quân Nam Đảo chia ra làm hai nhóm, một nhóm bắt theo nhiều phụ nữ cùng báu vật chở về nước, một nhóm khác chiếm giữ Panduranga. Đến năm 799, Indravarman I mới đuổi được quân Nam Đảo ra khơi để kiến thiết lại xứ sở. Tại Virapura, nhà vua xây lại tháp Hòa Lai bằng ba tháp mới, gọi là Kalan Ba Tháp, thờ các thần Indrabhadresvara, Sankara và Narayana. Indravarman I dẹp yên được giặc giã nổi lên từ khắp nơi, như tại Candra (phía Bắc), Indra (Đông Bắc), Agni (Đông), Yama (Đông Nam), quan trọng nhất là loạn Yakshas (Nam). Yakshas là những bộ lạc người Thượng cư ngụ trên lãnh thổ đế quốc Angkor chứ không phải là quân Khmer.

Harivarman I

Đầu thế kỷ thứ 9, Indravarman I mất, em rể là hoàng thân Deva Rajadhiraja lên thay, hiệu Harivarman I (Kha Lê Bạt Ma). Trong hai năm đầu tân vương dồn mọi nổ lực xây dựng lại đất nước và phục hồi thế lực quân sự. Để nhận thêm sự ủng hộ của quần chúng, nhà vua sai tể tướng Senapati Pangro trùng tu lại tháp Po Nagar vào năm 817 và xây thêm hai tháp mới cạnh tháp chính, một ở hướng Nam và một ở hướng Tây Bắc để dân chúng đến chiêm bái tượng nữ thần Bhagavati, được tạc lại bằng đá hoa cương.

Sau những cố gắng vượt bực, Hoàn Vương Quốc hưng thịnh trở lại, Harivarman I quyết định tấn công những quốc gia đã cướp bóc đất nước trước đó. Tháng 1 năm 803, quân Chăm tấn công châu Hoan (Tỷ Cảnh, nay là Thanh Hóa) và châu Ái (Hải Âm, nay là Nghệ An), mang về rất nhiều phẩm vật. Với lượng lúa gạo mang về miền bắc, thủy quân Hoàn Vương Quốc xuất dương trừng phạt vương quốc Kelantan ở Java và Patani ở Malaysia. Khi trở về, nhà vua cho người lên miền núi mộ thêm binh sĩ. Với đạo quân này, hai lần (năm 803 và 817), Harivarman I tiến vào cao nguyên Đồng Nai thượng, đánh bại quân Khmer và kiểm soát một vùng đất rộng lớn.

Để có thêm nguồn lương thực, năm 808, Harivarman I đem quân đánh chiếm châu Hoan và châu Ái lần nữa, nhưng bị thái thú Trương Châu đánh bại: 59 người trong hoàng tộc bị bắt sống, nhiều thớt voi, tàu chiến và quân trang quân dụng bị tịch thu, hơn 30.000 người bỏ xác tại trận. Qua năm sau, năm 809, Harivarman I tái chiếm châu Hoan và châu Ái một cách dễ dàng và mang về rất nhiều phẩm vật

Vikrantavarman III
Con trai Harivarman I là tiểu vương đất Panduranga lên kế vị năm 817, hiệu Vikrantavarman III (Thích Lợi Tì Kiên Đà Bạt Ma). Vì tân vương còn nhỏ tuổi, triều thần phong tể tướng Senapati Par, tiểu vương đất Manidhi làm phụ chính. Viên tể tướng này đã tổ chức nhiều cuộc tấn công vào lãnh thổ Kambujas (Campuchia ngày nay), do vua Jayavarman II cai trị, phá nhiều thành trì Khmer trên cao nguyên Đồng Nai thượng. Để tạ ơn Bà Mẹ Xứ Sở, trong khuôn viên Po Nagar, Senapati Par cho xây thêm hai tháp mới về phía tây và tây nam, thời gian sau xây thêm ba tháp khác: một tại khu trung tâm thờ Sri Shambu, một phía Tây Bắc thờ Shandhaka và một phía Nam thờ Ganesha. Mặc dù vậy, trung tâm chính trị và tôn giáo vẫn được duy trì tại Virapura, thủ phủ Panduranga.

Dưới thời Vikrantavarman III, Hoàn Vương Quốc là một đất nước phồn thịnh, quân đội hùng mạnh. Một bia ký, tìm được tại tháp Po Nagar, miêu tả Vikrantavarman III như sau:

"[Người] đeo những dây vàng có đính ngọc trai và ngọc bích, giống như mặt trăng tròn đầy đặn, che một chiếc lọng trắng bao phủ cả bốn phương trời bởi vì lọng còn sâu hơn cả đại dương, thân thể [Người] trang sức phủ kín bởi vương miện, đai, vòng, hoa tai, những tràng hồng ngọc... bằng vàng, từ đó phát ra ánh sáng giống như những cây leo [sáng lấp lánh]".
Thư tịch cổ Trung Hoa (Cựu Đường thư) miêu tả thêm : "[Vua] mặc áo cổ bối bạch diệp... trên đeo thêm trân châu, dây chuyền vàng làm thành chuỗi...". Đẳng cấp quí tộc và phụ nữ cung đình cũng đeo trang sức quí: "Phu nhân mặc vải cổ bối triệu hà... mình trang sức dây chuyền vàng, chuỗi ngọc trai" hay "... quân đội được trang bị nhiều loại vũ khí khác nhau...".

Kết thúc Hoàn Vương Quốc, hình thành Chiêm Thành
Tuy nhiên với thời gian, Hoàn Vương Quốc lại trở thành nạn nhân của sự giàu có của mình, các thế lực lân bang liên tục tràn vào cướp phá. Trong suốt 21 năm, từ 854 đến 875, quân của đế quốc Angkor đã nhiều lần tiến đánh Hoàn Vương Quốc, chiếm nhiều vùng đất rộng lớn dọc tả ngạn sông Đồng Nai, đôi khi còn băng cao nguyên Langbian đột nhập vào lãnh thổ Panduranga cướp phá. Vikrantavarman III mất năm 854 (được thờ dưới pháp danh Vikrantasvara), không người kế tự, nội bộ triều đình xảy ra tranh chấp.

Năm 859, một vương tôn có nhiều chiến công, tên là Laksmindra Bhumisvara Gramasvamin, được triều thần đưa lên ngôi, hiệu Indravarman II. Quốc hiệu Campapura (đất nước của người Chăm -theo tiếng Phạn cổ) được Indravarman II chính thức sử dụng. Sử sách Trung Hoa phiên âm là Chang Cheng (từ chữ Campapura hay Campa mà ra), tiếng Việt là Chiêm Thành hay Chiêm Bà, tiếng Tây phương là Champa.
nh0csieuquaylx
nh0csieuquaylx
Moderator
Moderator

Tổng số bài gửi : 246
Age : 35
Registration date : 01/10/2007

Về Đầu Trang Go down

™Lịch sử Chăm Pa™ Empty Re: ™Lịch sử Chăm Pa™

Bài gửi by nh0csieuquaylx Tue Dec 04, 2007 8:20 am

Chiêm Thành

Chiêm Thành là tên gọi của vương quốc Chăm Pa (tiếng Phạn: Campanagara) trong sử sách Trung Quốc từ 877 đến 1693[1]. Trước 859 Trung Quốc gọi vương quốc này là Hoàn Vương Quốc. Đầu thế kỷ thứ 11, Chiêm Thành bao gồm 5 tiểu vương quốc là: Indrapura (vùng Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế ngày nay), Amaravati (vùng Quảng Nam ngày nay), Vijaya (vùng Quảng Ngãi, Bình Định ngày nay), Kauthara (vùng Phú Yên, Khánh Hòa ngày nay) và Panduranga (vùng Ninh Thuận và Bình Thuận ngày nay).

Các triều vương Chiêm Thành

Từ năm 875, sử Trung Quốc gọi Chăm pa là Chiêm Thành Quốc. Riêng, vùng Phan Rang (Panduranga) ngày nay được gọi là Tân Đồng Long

Triều vương thứ sáu (875-991)
Indravarman II. Kinh đô chính là Đồng Dương - Quảng Nam ngày nay. Thời gian của triều đại này là từ 875 - 889.
Jaya Sinhavarman. Thời gian của triều đại này là từ 898 - 903.
Jaya Caktivarman.
Bhadravarman II.
Indravarman III. Vào năm 918, Indravarman III cho đúc tượng nữ thần Bhagavati bằng vàng dựng tại Tháp Bà, bức tượng này bị quân Chân Lạp cướp vào khoảng năm 945 - 946. Năm 965, Jaya Indravarman I cho dựng lại tượng nữ thần Bhagavati bằng đá ở Kauthara.
Parames'varavarman I (Ba Mỹ Thuế). Năm 982, Lê Đại Hành đánh Chiêm Thành, chém Ba Mỹ Thuế tại trận, phá huỷ thành trì tông miếu.
Indravarman II. Ngô Nhựt Hoan lên ngôi năm 982 và kết thúc trị vì vào năm 986. Lưu Kế Tông trị vì sau đó và kết thúc ngôi vua vào năm 988.
Jaya Indravarman I. Thời gian của triều đại này là từ 960 - 965.

Triều vương thứ bảy (991-1044)

Sri Harivarman II. Băng Vương La Duệ lên ngôi năm 988, lấy Vijaya - Phật Thệ (Bình Định) làm kinh đô chính. Lê Đại Hành đánh châu Địa Lý ngay sau khi Harivarman II lên ngôi. Năm 992, Lê Đại Hành sai mở con đường bộ đầu tiên khai thông với Chiêm Thành ở vùng biển Hà Tĩnh ngày nay. Sau đó Cu Thi Lợi lên ngôi vào năm 991 và trị vì cho đến năm 997.
Yan Pu Ku Vijaya. Dương Phô Củ lên ngôi, trị vì từ năm 997 đến năm 1007.
Sri. Bi Trà (Xà Lời) lên ngôi.
Harivarman III
Paramecvaravarman II
Vikrantvarman IV.
Jaya Sinhavarman II. Sạ Đẩu lên ngôi, trị vì trong năm 1044. Vua Lý Thái Tông đã đánh thành Phật Thệ, bắt các vợ và cung nữ của Sạ Đẩu, trong đó có nàng Mỵ Ê.

Triều vương thứ tám (1044-1074)
Jaya Paramecvaravavarman I. Ứng Ni lên ngôi vào năm 1044, kết thúc trị vì năm 1060.
Bhadravarman III
Rudravarman III. Chế Củ (Dương Bộc Thi Lợi Luật Đà Bàn Ma Đề Bà) lên ngôi vào năm 1061. Năm 1069, vua Lý Thánh Tông đánh Chiêm Thành. Chế Củ dâng ba châu Bố Chính, Địa Lý, Ma Linh.

Triều vương thứ chín (1074-1139)
Harivarman IV. Nhà vua bắt đầu trị vì vào năm 1074, đánh phá biên giới Đại Việt, đánh Chân Lạp đến Cambhupura, đốt phá nhiều đền điện của Chân Lạp. Năm 1075, Lý Thường Kiệt đi đánh Chiêm Thành nhưng không thu được kết quả. Harivarman IV dựng lại kinh đô Indrapura (Quảng Nam) đã bị bỏ từ lâu và cho xây nhiều đền tại Mỹ Sơn.
Paramabhodistava. Bắt đầu vào năm 1081, kết thúc năm 1086.
Jaya Indravarman II. Chế Ma Na bắt đầu trị vì năm 1086. năm 1104, Chế Ma Na đánh ba châu Địa Lý, Ma Linh, Bố Chính, nhưng bị Lý Thường Kiệt đánh bại.
Harivarman V (1114-1129)

Triều vương thứ mười (1139-1145)
Jaya Indravarman III (1139-1145). Năm 1145, vua Chân Lạp là Suryavarman II đánh chiếm Vijaya, Jaya Indravarman III mất tích và triều đại này kết thúc

Triều vương thứ mười một (1145-1318)

Rudravarman IV. Kinh đô chính là Panduranga. Kết thúc vào năm 1145.
Jaya Harivarman I (Chế Bì La Bút)
Jaya Harivarman I
Jaya Harivarman IV (1167-1190)
Sau đó vào năm 1190, Chiêm Thành chia thành hai tiểu vương quốc riêng: Vương quốc Vijaya và Vương quốc Panduranga. Vào năm 1192 thì lại hợp nhất lại.

Jaya Paramecvaravarman II lên ngôi năm 1226, từ đây người Chân Lạp tự ý rút khỏi Chiêm Thành.
Jaya Indravarman VI. Jaya Indravarman VI là vị vua có mối quan hệ giao hảo với Đại Việt. Ông bị ám sát và cướp ngôi năm 1257.
Indravarman V (1265-1285). Indravarman V có tên thật là Sri Harideva, người cháu đã ám sát vua Jaya Indravarman VI, và đến năm 1266 thì làm lễ đăng quang.
Jaya Sinhavarman III (Chế Mân). Năm 1305 - 1306, Chế Mân đem vàng bạc và hai châu: châu Ô, châu Lý làm lễ cưới công chúa Huyền Trân. Năm 1307, Chế Mân chết, nhà Trần dùng kế đưa Huyền Trân trở về.
Sri Jaya Sinhavarman IV (Chế Chí) (1307-1312). Vua Trần Anh Tông sai quân đi đánh Chiêm Thành, bắt được Chế Chí đem về hành cung ở Gia Lâm, phong Chế Chí làm Hiệu Trung Vương, sau đó đổi thành Hiệu Thuận Vương. Chế Chí mất năm 1313. Tác Chí lên ngôi sau Chế Chí. Vào năm 1312 thì Chế Năng (Chế Đà A Bà Niêm) lên ngôi, trị vì cho đến năm 1318. Năm 1318, Chế Năng đánh chiếm hai châu Ô, Lý, nhưng bị thua và phải chạy sang Java.

Triều vương thứ mười hai (1318-1390)
Chế A Nan lên ngôi, trị vì từ năm 1318 đến năm 1342. Năm 1342, vua Trần Minh Tông sai Huệ Túc Vương Đại Niên đem quân đi đánh Chiêm Thành nhưng không được.
Trà Hoa Bồ Đề, con rể của Chế A Nan và là hậu duệ của Chế Mân, trị vì từ năm 1342 đến năm 1360. Khi lên ngôi bị con của Chế A Nan là Chế Mỗ phản đối dẫn đến cuộc chiến suốt 10 năm để tranh giành quyền lực. Năm 1360, Trà Hoa Bồ Đề chết.
Chế Bồng Nga (A Đáp A Giả). Em của Chế A Nan, trị vì từ năm 1360 đến năm 1390. Chế Bồng Nga đem quân đi đánh châu Hoá vào các năm 1361, 1362, 1366, 1368. Ông chết trận vào ngày 23 tháng 1 năm 1390

Triều vương thứ mười ba (1390-1458)
La Khải (1390-1937?, 1400?). Năm 1394, nhà Trần thu lại đất châu Hoá. Trong năm 1400, nhà Trần (thực chất là nhà Hồ) đem quân đi đánh Chiêm Thành, La Khải chết. Biên niên sử Hòang gia Chăm gọi là Po Parichan. Năm con trâu (1397), sau khi vua Po Parichan mất, thủ đô Angwei bị quân giặc thất thủ. Dân tỵ nạn Chăm Pa đổ vào vùng Parang (Panduranga, vùng Phan Rang ngày nay). Năm 1428, sau khi quân đội nhà Minh rút về. Vương quốc Vijaya Chăm Pa (Đồ Bàn) được phục hồi. Năm 1433, Vương quốc Panduranga Chăm Pa (Phan Rang) cũng được phục hồi.
Jaya Sinhavarman V (Ba Đích Lai, ?-1441). Nhà Hồ chiếm được đất Chiêm Động và Cổ Luỹ. Năm 1403, nhà Hồ vây đánh thành Chà Bàn hơn một tháng nhưng không được. Năm 1434 và 1435, Chiêm Thành (Vương quốc Vijaya Chăm Pa) lại sang đánh Hoá Châu.
Maha Vijaya (Ma Ha Bí Ca, 1441-1446)
Ma Ha Bí Lai
Ma Ha Quý Lai (1446-1449)
Ma Ha Quý Do (1449-1458)

Triều vương thứ mười bốn (1458-1471)
Ban La Trà Nguyệt
Ba La Trà Toàn.
Năm 1470, vua Chiêm là Trà Toàn cầu viện nhà Minh, năm 1469, 1470 Trà Toàn sai quân đi đánh Hoá Châu. Năm 1471, vua Lê Thánh Tông (1460 1497) thân chinh đi đánh Chiêm Thành (Vương quốc Vijaya Chăm Pa), hạ thành Đồ Bàn, giết 60.000 người, bắt Trà Toàn và hơn 30.000 tù nhân, kết thúc triều đại thứ mười bốn của Chiêm Thành. Tướng Chiêm là Bô Trì Trì sai sứ vào cống xin xưng thần.

Từ năm 1471 trở đi
Năm 1472 : Bô Trì Trì ở Phan Rang tự xưng vương, giữ được 1/5 đất cũ Chiêm Thành. Vua Lê Thánh Tông chia đất còn lại của Chiêm Thành làm ba nước là Chiêm Thành, Hóa Anh và Nam Phan, rồi đặt quan cai trị... Bồ Trì Trì được phong đất từ núi Thạch Bi trở vào. Thạch Bi Sơn là ranh giới Đại Việt – Hậu Chiêm Thành (Vương quốc Panduranga Chăm Pa). Vùng đất từ đèo Cù Mông đến núi Thạch Bi các chúa Chăm Pa vẫn duy trì cho đến đời chúa Nguyễn Hoàng).
Năm 1611, chúa Nguyễn Hoàng đem quân vào đánh Chiêm Thành, lấy phần đất từ đèo Cù Mông đến núi Thạch Bi, đặt làm Phủ Phú Yên.
Năm 1627 đến năm 1651. Pô Rome xưng vương. Vợ thứ ba của Pô Rome là công chúa Ngọc Hoa (Ngọc Khoa, tiếng Chăm gọi là Bia Ut - hòang hậu xứ Bắc), con gái chúa Nguyễn Phúc Nguyên.
Năm 1653. Bà Tấm đem quân đánh Phú Yên, bị quân chúa Nguyễn Phúc Tần đánh đuổi đến sông Phan Rang. Đất Chiêm Thành giới hạn từ phía Tây sông Phan Rang trở vào.
Năm 1692. Bà Tranh đem quân đi cướp phá. Đến năm 1693, bị quân chúa Nguyễn Phúc Chu đánh bại. Bà Tranh bị bắt, giam tại Hòn Chén đến năm 1694 thì mất. Đổi Chiêm Thành Quốc thành Thuận Thành Trấn, rồi thành Bình Thuận Phủ.
Năm 1694. Quý tộc người Chăm Ốc Nha Đát và tướng người La Vũ (người Hoa lưu vong hoặc người biển Laut) A Ban phản công, đánh bại quân đội chúa Nguyễn. 1,000 lính và 13 tướng Nguyễn bị giết chết.
Năm 1695. Chúa Nguyễn Phúc Chu cầu hòa với quân đội Chăm, cho phép lập lại Thuận Thành Trấn vương, phong Kế Bá Tử làm Trấn Vương, cai trị Thuận Thành Dân (người Chăm và các dân tộc miền núi Cực Nam Trung Bộ - Nam Tây Nguyên – Đông Nam Bộ).
Năm 1832. Vua Minh Mạng thực hiện cải thổ quy lưu, đất đai Thuận Thành trực thuộc Phủ Bình Thuận (Trước năm 1832 Trấn Thuận Thành đã thuộc Phủ Bình Thuận nhưng có tự trị. Sau năm 1832 mới mất tự trị).
nh0csieuquaylx
nh0csieuquaylx
Moderator
Moderator

Tổng số bài gửi : 246
Age : 35
Registration date : 01/10/2007

Về Đầu Trang Go down

™Lịch sử Chăm Pa™ Empty Re: ™Lịch sử Chăm Pa™

Bài gửi by nh0csieuquaylx Tue Dec 04, 2007 8:24 am

Chiến tranh
Năm 950, Chân Lạp (Campuchia) tấn công Chăm Pa nhưng bị thất bại.
Năm 982, Đại Cồ Việt (thời nhà tiền Lê) tấn công tàn phá thủ đô Indrapura, vua Chăm Pa tử trận.
Năm 1000, Chăm Pa dời thủ đô về Vijaya (sử Việt gọi là Phật Thệ hoặc Đồ Bàn, thuộc tỉnh Bình Định ngày nay).
Năm 1044, Thủ đô Phật Thệ (Vijaya) bị quân nhà Lý thất thủ.
Lãnh thổ Chiêm Thành vào khoảng thế kỷ 11Vài năm sau sau đó vua Chăm Pa là Rudravarman III xuất quân ra miền bắc đánh Thăng Long. Để đáp lại vua Lý Thánh Tông, đem một đoàn quân hùng mạnh sang xâm chiếm Vijaya, bắt sống vua Chăm Pa đem về Thăng Long.
Năm 1069, Chăm Pa phải chịu nhường cho nhà Lý một lãnh thổ rộng lớn ở miền bắc của vương quốc này (vùng này được gọi là Địa Lý, Ma Linh và Bố Chính, chạy dài từ Hoành Sơn đến đèo Lao Bảo ở phía bắc của Huế ngày nay) để được tha.
Trong suốt 30 năm cuối cùng của thế kỷ 11, ngoài chiến tranh với nhà Lý, vua Chăm Pa còn phải đối phó với cuộc chiến đòi ly khai của Panduranga.

Năm 1074 và 1080, vua Chăm Pa đi chinh phạt Chân Lạp nhưng không thành công.
Năm 1145, quân Chân Lạp sang chiếm thành Vijaya và đặt quyền cai trị ở miền bắc Chăm Pa.
Trước tình hình này vua của tiểu vương quốc Panduranga nổi dậy chống cuộc xâm lăng của Chân Lạp, giải phóng thủ đô Vijaya và tự tôn là vua Chăm Pa vào năm 1149. Khi vị vua này mất, vị vua kế tiếp đem một đoàn chiến thuyền theo sông Mê Kông đến đốt phá đền Đế Thiên Đế Thích và giết chết vua Chân Lạp năm 1177.

Năm 1190, vua Jayavarman VII của Chân Lạp chỉ huy đoàn quân tấn công thủ đô Vijaya, bắt vua Chăm Pa và phong người em rể của mình lên làm vua. Không chấp nhận ông vua bù nhìn, vua của tiểu vương quốc Panduranga đã đem quân ra Bắc giết chết vua Chăm Pa gốc Chân Lạp và tự xưng vua Chăm Pa.
Năm 1203, để trả thù cho người em rể bị giết, Jayavarman VII xâm chiếm Chăm Pa và biến vương quốc này thành thuộc địa cho tới năm 1220.
Năm 1283, quân Nguyên Mông xâm lăng Chăm Pa. Tự luợng sức, vua Chăm Pa rút quân lên Tây Nguyên không giao chiến. (Ở huyện Ea Súp, cách Buôn Ma Thuột 100 km, có tháp Yang Prong thờ thần Siva dưới dạng Mukhalinga được xây dựng vào thời kỳ này). Sau hai năm chờ đợi, cuối cùng vì thiếu lương thực quân Nguyên Mông tự rút lui.
Năm 1306, vua Chăm Pa Jaya Simhavarman III (Hán-Việt: Chế Mân) dâng châu Ulik (châu Ô lý, sau này chia thành hai châu Ô và Lý thuộc khu vực Quảng Trị và Huế ngày nay) cho nhà Trần để được kết hôn với Huyền Trân công chúa.
Sau khi Chế Mân chết, từ năm 1311 đến năm 1353, vua Chăm Pa kế tiếp liên tục gây chiến với nhà Trần đòi trả hai châu Ô và Lý nhưng không thành công.

Thời Chế Bồng Nga
Năm 1360, Chế Bồng Nga (được sử sách Đại Việt cho là một nhà chính trị, một nhà quân sự đại tài) lên ngôi.
Năm 1361, Chế Bồng Nga đánh phá hải cảng Di Lý (?) của nhà Trần (theo Khâm định Việt sử thông giám Cương mục thì Chế Bồng Nga đánh phủ Lâm Bình).
Năm 1368, Chế Bồng Nga đánh thắng đoàn quân Đại Việt ở Chiêm Động (?).
Năm 1370, Chế Bồng Nga tiến quân chiếm thành Thăng Long lần thứ nhất. (Theo Khâm định Việt sử thông giám Cương mục là năm 1371.)
Năm 1377, Chế Bồng Nga đánh thắng đoàn quân nhà Trần sang tấn công thủ đô Vijaya và giết chết vua nhà Trần là Trần Duệ Tông, sau đó đem quân cướp phá thành Thăng Long lần thứ hai.
Năm 1380, Chế Bồng Nga đánh Nghệ An, Diên Châu và Thanh Hóa.
Năm 1382, Chế Bồng Nga lại đánh phá Thanh Hóa.
Năm 1383, Chế Bồng Nga đem quân chiếm đóng đồng bằng sông Hồng một lần nữa. (Theo Khâm định Việt sử thông giám Cương mục thì Chế Bồng Nga đánh phủ Quảng Oai.)
Năm 1389, Chế Bồng Nga lại xuất quân đánh nhà Trần và bị quân nhà Trần do tướng Trần Khát Chân chỉ huy giết chết trong một trận thuỷ chiến ở Hải Triều.

Hậu Chiêm Thành
Năm 1397, vua Po Parichan mất, thủ đô Angwei bị quân nhà Hồ đánh chiếm. Dân tỵ nạn Chăm Pa đổ vào vùng Parang (Panduranga, vùng Phan Rang ngày nay). Nước Chiêm Thành (Chăm Pa) và nước Tân Đồng Long (Panduranga) bắt đầu hợp nhất.
Năm 1407, vua Vĩnh Lạc Đế nhà Minh bắt đầu can thiệp vào cuộc chiến giữa nhà Hậu Trần và nhà Hồ, nhà Hồ và vua Chăm Pa.
Năm 1414, vua Vĩnh Lạc Đế đánh bại cả 3 nhà Hậu Trần, Nhà Hồ và Chăm Pa.
Năm 1428, quân đội nhà Minh đại bại rút về. Nhà Lê (Thăng Long) và chúa Vijaya Chăm Pa (Đồ Bàn) được phục hồi.
Năm 1433, chúa Panduranga Chăm Pa (Phan Rang) được phục hồi.
Năm 1471, vua Lê Thánh Tông đem một đoàn thủy, lục quân hùng mạnh sang đánh Vijaya Chăm Pa. Sau khi chiếm được, Lê Thánh Tông phá hủy thành Đồ Bàn (Vijaya), giết hơn bốn chục ngàn quân Chăm Pa và bắt đưa về Thăng Long hơn ba chục ngàn tù binh.
Tiếp đó vua Lê Thánh Tông phong vương cho Bố Trì Trì (chúa Panduranga Chăm Pa) ở Phan Lũng (Phan Rang) và giao quyền cai trị phần lãnh thổ Chăm Pa còn lại là tiểu vương quốc Kauthara (Khánh Hòa và Phú Yên) và Panduranga (Ninh Thuận và Bình Thuận). Từ đấy chúa Chăm Pa Panduranga trở thành chư hầu của quốc gia Đại Việt.

Thuận Thành Trấn
Trong thời kỳ Trịnh-Nguyễn phân tranh, các chúa Nguyễn cầu hòa với người Chăm để tiến hành Nam tiến ở vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long.

Năm 1433, Po Kasit (Po Dam) đuổi quân nhà Minh và khôi phục lại nền độc lập của một tiểu vương quốc Chăm Pa tại Panduranga.

Năm 1471, một tiểu vương quốc Chăm Pa tại Vijaya (Đồ Bàn, Chà Bàn, Tỉnh Bình Định ngày nay) bị nhà Lê sát nhập. Nhiều người dân tỵ nạn đổ vào Panduranga.

Năm 1578, một tiểu vương quốc Chăm Pa tại Phú Yên bị nhà Nguyễn sát nhập.

Năm 1611, một tiểu vương quốc Chăm Pa tại Kauthara (Tỉnh Khánh Hòa) bị nhà Nguyễn lấy một phần đất. Nhà Nguyễn đổi tên vùng đất này thành Trấn Biên Dinh (dinh Trấn Biên).

Năm 1653, một tiểu vương quốc Chăm Pa tại Kauthara bị nhà Nguyễn sát nhập (Ia Trang (Nha Trang) và dời biên giới của mình đến khu vực Kam Rang (Cam Ranh)). Nhà Nguyễn đổi tên Kauthara thành 2 dinh Thái Khang và Diên Khánh.

Năm 1658, chúa Nguyễn chiếm khu vực Sài Gòn-Biên Hoà thuộc lãnh thổ Thủy Chân Lạp. Đất Campuchia lúc bấy giờ nhà Nguyễn gọi là Lục Chân Lạp (Bắc Campuchia, vương quốc Campuchia ngày nay) và Thủy Chân Lạp (Nam Campuchia, Đồng Bằng Sông Cửu Long ngày nay). Về phương diện quân sự Chăm Pa bị rơi vào thế gọng kìm.

Năm 1692, tường Nguyễn Hữu Cảnh chiếm Tiểu vương quốc Chăm Pa tại Panduranga, đổi tên thành Thuận Thành Trấn (trấn Thuận Thành), rồi đổi thành Bình Thuận Phủ (phủ Bình Thuận) và giao cho em của Po Saot cai quản.

Theo Đại Nam Thực Lục Tiền Biên (năm 1848) và Ka-i Hen-tai (Hoa Di Biến Thái, 1732), năm 1694, quân Chăm được tướng Chăm tên Ốc Nha Đạt và tướng Thanh tên A Ban chỉ huy đã phản công và đánh bại quân đội chúa Nguyễn. Chúa Nguyễn nhượng bộ, giao trả lại quyền độc lập Chăm Pa (cho phép phục hồi Thuận Thành Trấn) cho Po Saktiraydaputih (Kế bà Tử), em của vua Po Saot làm trấn vương. Nội dung nhượng bộ có ghi rõ trong Nghị Định Ngũ Điều năm 1712. Mối quan hệ giữa nhà Nguyễn và Chăm pa trong thời kỳ này (1695-1832) khá thân mật và thân thiện để nhà Nguyễn tập trung khai thác, phát triển Đồng Bằng Sông Cửu Long.

Triều đại Po Saktiraidaputih của Chăm Pa, chư hầu dưới thời Chúa Nguyễn

1695-1728 Po Saktiraidaputih
1728-1730 Po Ganvuhdaputih
1731-1732 Po Thuttirai
1732-1735 khuyết
1735-1763 Po Rattirai
1763-1765 Po Tathundamohrai
1765-1780 Po Tithuntiraidapaguh
1780-1781 Po Tithuntiraidaparang
1781-1783 khuyết
1783-1786 Chei Krei Brei
1786-1793 Po Tithundaparang
1793-1799 Po Lathundapaguh
1799-1822 Po Chong Chan
Từ năm 1771 Vương quốc Chăm Pa đã trở thành một bãi chiến trường giữa quân nhà Tây Sơn và lực lượng của Nguyễn Ánh.

Năm 1802, Nguyễn Ánh lên ngôi lấy quốc hiệu là Việt Nam, cho phép chúa Chăm Pa (Trấn vương Thuận Thành) có quân đội riêng và chế độ thuế má riêng. Vua Gia Long giao cho Po Saong Nhung Ceng (một tướng tài người Chăm có công chống Tây Sơn) quyền cai trị tiểu vương quốc này.

Năm 1832, vua Minh Mạng thực hiện cải thổ quy lưu để xóa bổ cơ chế tự trị của người Chăm Pa, chia đất đai này thành hai huyện An Phước và Hòa Đa trực thuộc Ninh Thuận Phủ (phủ Ninh Thuận - tỉnh Bình Thuận) lúc bấy giờ. Vương quốc Chăm Pa hoàn toàn sát nhập vào quốc gia Việt Nam.
nh0csieuquaylx
nh0csieuquaylx
Moderator
Moderator

Tổng số bài gửi : 246
Age : 35
Registration date : 01/10/2007

Về Đầu Trang Go down

™Lịch sử Chăm Pa™ Empty Re: ™Lịch sử Chăm Pa™

Bài gửi by Sponsored content


Sponsored content


Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết