™DI TÍCH VĂN HOÁ SA HUỲNH™
Trang 1 trong tổng số 1 trang
™DI TÍCH VĂN HOÁ SA HUỲNH™
Sa huỳnh là một địa danh ở cực nam của tỉnh Quảng Ngãi. Đây là nơi phát hiện đầu tiên di tích văn hoá Sa huỳnh (VHSH). Văn hoá Sa huỳnh là khái niệm chỉ hệ thống các di tích tiền Sa Huỳnh – Sa Huỳnh, chứa đựng nền văn hoá vật chất từ sơ kỳ đồng thau đến sơ kỳ đồng sắt, được phân bố từ Quảng Bình đến Đồng Nai, Tây nguyên bao gồm 48 di tích.
Lớp di chỉ cư trú cổ của cư dân Sa Huỳnh tại Long Thạnh, dày trên 2m, phát triển liên tục từ sơ kỳ đồng thau (lớp dưới) đến sơ kỳ sắt (lớp trên). Niên đại (C14) tìm thấy ở đây là: 1420±60 năm trước công nguyên. Nó nói lên tính chất sớm về nguồn gốc thành tạo văn minh VHSH. Sự khám phá mới này khẳng định VHSH là nền văn hoá hoàn toàn mang tính bản địa. Trong qua trình tồn tại, VHSH có sự đan xen, tiếp biến với các dòng văn hoá đương đại trong khu vực Đông Nam Á và trong nước để kết tụ thành nền văn minh rực rỡ Sa Huỳnh sắt sớm.
Hầu hết các nhà nghiên cứu ngày nay đều đồng ý cách phân loại, sắp xếp bậc thang VHSH, hay còn gọi là con đường thành tạo VHSH như sau:
- Nhóm di tích Long Thạnh: sơ kỳ đồng thau
- Nhóm di tích Bình châu - Bầu trám: trung kỳ đồng thau
- Nhóm di tích Sa Huỳnh: sơ kỳ sắt
1.Nhóm di tích Long Thạnh:
Long Thạnh (Đức Phổ - Quảng Ngãi) là di tích có nhiều đặc trưng văn hóa phong phú, thời gian phát hiện sớm, niên đại được xác định cụ thể, có thể đại diện cho nhóm di tích sơ kỳ đồng thau của VHSH.
Cùng nhóm với di tích Long Thạnh (Quảng Ngãi) có di tích Gò Lồi, Truông Xe (Bình Định), Xóm Cồn (Khánh Hòa), Bầu Trám lớp dưới (Quảng Nam), Gò Đỏ lớp dưới, Mỹ Tường (Thuận Hải), được gọi tên chung: nhóm di tích Long Thạnh.
Các di vật tìm thấy mang tính đặc trưng giai đoạn và phong phú về loại hình, gồm:
- Công cụ sản xuất bằng đá có cuốc, rìu các loại, bàn mài, chày bằng gốm có chì lưới, con lăn in hoa văn; bằng xương có lưỡi câu; bằng đồng có lao, đục, mũi tên…
- Các mộ vò táng cao 0,7-1m, bụng phình, nắp đậy bát bồng chân đế thấp, có hoa văn ngoài thân. Ở đây tìm thấy trọn bộ sưu tập đồ minh khí từ lớn đến bé, được tạo dáng công phu.
- Đồ trang sức bằng đá: hoa tai hình vành khuyên có mặt cắt hình chữ nhật, vòng tay tiết diện tròn, hạt chuỗi hình đốt trúc, cưa mài hai đầu, trên tiện gò nổi, xâu lại thành chuỗi…
Đặc biệt là lần đầu tiên trong các di chỉ khảo cổ đã tìm thấy ở Long Thạnh một sinh thực khí giống nguyên bản với một vật nam và một vật nữ.
2. Nhóm di tích Bình Châu - Bầu Trám:
Di tích Bình Châu (Quảng Ngãi) hợp với di tích Bàu Trám (Quảng Nam), thành một nhóm di tích sau Long Thạnh, ở giai đoạn trung kỳ đồng thau, cuối thiên niên kỷ thứ II đến nửa đầu thiên niên kỷ thứ nhất trước công nguyên, tức cách ngày nay khoảng 3.000 năm.
Di tích này có đặc trưng riêng:
- Hoa văn tô màu trắng, trang trí hình mây mưa, cây lúa, dích dắc…
- Mộ vò được chôn úp miệng, các đồ tuỳ táng bên trong cũng đặt úp, rải đều. Đây là hình thức chôn mới, đặc sắc, góp phần làm phong phú thêm phong cách táng thức cổ truyền Sa Huỳnh.
Cơ tầng kinh tế chủ yếu là nông nghiệp với nhiều loại công cụ sản xuất tìm thấy ở các lớp cư trú như cuốc, rìu, dao, liềm bằng đá.
Kỹ nghệ luyện kim nhảy vọt với sự phát hiện các mảnh nồi nấu đồng, khuôn đúc đồng, các loại công cụ sản xuất bằng đồng thau phát hiện ở khu cư trú và mộ táng như rìu, đục, lao…
3. Di tích Sa Huỳnh sắt sớm:
Đây là di tích đạt đỉnh cao của nền văn minh VHSH. Các loại công cụ bằng đá đều được thay thế bằng sắt: cuốc sắt, liềm sắt, dao sắt, rìu sắt. Các loại vũ khí cũng chuyển từ đồng qua sắt. Đồ trang sức có nhiều dạng mới như khuyên tai hai đầu thú, khuyên tai đá, khuyên tai thuỷ tinh ba mấu nhọn, hạt cườm thuỷ tinh mã não. Các mộ vò có phần nhỏ hơn, từ dạng hình trứng chuyển sang dạng hình trụ có nắp đậy hình nón cụt.
Trong giai đoạn Sa Huỳnh sắt sớm, quá trình tiếp biến văn hoá diễn ra sôi động, mạnh mẽ. Tại địa điểm VHSH ở Phước Hải (Khánh Hòa) tìm thấy một trống đồng loại I Hê-gơ (Héger). Tại các địa điểm văn hóa Đông Sơn đã phát hiện được khuyên tai hai đầu thú, khuyên tai thủy tinh ba mấu nhọn… Rộng hơn, tại bản Đô-ta-phét (Thái Lan) năm 1985, người ta đã tìm thấy hàng loạt đồ trang sức mã não, thuỷ tinh, khuyên tai hai đầu thú rất giống Sa Huỳnh. Theo Giáo sư Hà Văn Tấn, khuyên tai hai đầu thú Sa Huỳnh còn tìm thấy ở Philippin, Đài Loan.
Tổng thể hiện vật VHSH đã khai quật đem lại cho chúng ta sự nhận thức toàn diện về con đường thành tạo của nền văn hóa này, cũng như sự phát triển xuyên suốt đến đỉnh cao Sa Huỳnh sắt sớm. Sự phong phú và đa dạng của các bộ sưu tập công cụ sản xuất bằng đá, đồng và sắt đã đem lại sự nhận thức cư dân Sa Huỳnh có một nền văn minh nông nghiệp trồng lúa và trồng màu phát triển. Đồng thời cư dân Sa Huỳnh còn phát triển nghề đánh bắt hải sản ở biển. Họ đã chế tạo các loại lao có ngạnh để đâm và lôi cá, lưới câu để câu cá, các loại chì lưới để bắt cá…
Nền nông nghiệp dùng cuốc phát triển kéo theo các ngành nghề thủ công phát triển, trong đó rõ nét nhất là nghề chế tác đá, kim khí và nghề làm đồ gốm. Sự phong phú về các loại hình công cụ sản xuất, đồ trang sức, chứng tỏ cư dân Sa Huỳnh xưa đã đạt đến trình độ cao về kỹ thuật và thẩm mỹ.
Trong táng thức mộ vò, người Sa Huỳnh đã thể hiện phần nào quan niệm nhân sinh và vũ trụ của mình ở đó, người chết được chia theo những vật dụng như người sống. Các vật dụng này được đặt sấp, có thể do quan niệm về sự trái ngược giữa thế giới bên này và thế giới bên kia. Các mộ vò chôn cạnh nhau thành từng cụm, phản ánh quan niệm về thân tộc, dòng họ của người Sa Huỳnh.
Như vậy, trên con đường thành tạo văn minh, VHSH luôn có sự vận động nội tại với con đường Long Thạnh – Bình Châu – Sa Huỳnh sắt. Tuy sự vận động trải dài từ sơ kỳ đồng thau đến sắt sớm, VHSH đã tiếp biến nhuần nhuyễn và lan tỏa mạnh mẽ đối với các nền văn hóa khác trong nước và Đông Nam Á. Trên các dữ kiện về khảo cổ học cho phép đánh giá VHSH là nền văn hóa bản địa của một cư dân nông nghiệp đã đạt được trình độ văn hóa nhất định. Trong hệ thống các điểm di tích VHSH, các di tích Sa Huỳnh tại Quảng Ngãi đã đóng góp một phần quan trọng, giúp cho các nhà nghiên cứu tìm thấy con đường thành tạo nền văn minh VHSH, xứng đáng làm tên gọi cho một nền văn hóa được tìm thấy đầu tiên trên vùng đât này.
Cần kể thêm, trong những năm cuối thế kỷ XX, Sở VHTT Quảng Ngãi đã phối hợp với Viện khảo cổ học khai quật các điểm di chỉ ở đảo Lý Sơn và đã thu lượm được những kết quả không ngờ. Hố khai quật cho thấy có di tích bếp và mộ táng, với 7 ngôi mộ mai táng di cốt xương trẻ em, một di cốt người lớn, có nồi gốm, đĩa mâm bồng, mũi tên đồng… Trong hố khai quật và thám sát còn phát hiện nồi gốm, bình con tiện, bát đĩa mâm bồng, cuốc và bôn đá, công cụ ghè đẽo bằng ốc tai tượng và vỏ ốc cừ, kim xương, các trang sức bằng vỏ ốc, vỏ sò, bàn nghiền, chày nghiền, các hiện vật bằng sắt, bằng đồng như nhẫn đồng, dao sắt. Các nhà khảo cổ học đã phục nguyên các mảnh vỡ thành 6 “mộ nồi”. Từ các di vật khai quật được, các nhà khảo cổ nhận định di chỉ ở đây thuộc loại hình văn hóa biển của văn hóa Sa Huỳnh. Di chỉ này có nhiều khả năng phát triển từ giai đoạn muộn của văn hóa xóm Cồn lên văn hóa Sa Huỳnh, rồi từ đó tiến tới nền văn hóa Chăm Pa có chất xúc tác của yếu tố văn hóa Hán; với niên đại khoảng 3000năm.
Trước khi đề cập đến di chỉ văn hóa Chăm Pa, cũng xin nói thêm rằng, từ giữa những năm chín mươi của thế kỷ hai mươi, ở xã Tịnh Ấn Đông, huyện Sơn Tịnh người ta cũng phát hiện được một chiếc trống đồng chôn sâu trong lòng đất. Qua xác định ban đầu thì trống này thuộc loại Héger I trong văn hóa Đông Sơn của người Việt. Trong khu vực thì trống đồng đã tìm thấy ở nhiều tỉnh. Riêng tỉnh Quảng Ngãi cho đến nay đây là trống đồng đầu tiên và duy nhất phát hiện được. Việc phát hiện trống đồng Héger I ở Quảng Ngãi cho thấy đã có sự giao lưu văn hóa Việt cổ với các nền văn hóa cổ khác.
Lớp di chỉ cư trú cổ của cư dân Sa Huỳnh tại Long Thạnh, dày trên 2m, phát triển liên tục từ sơ kỳ đồng thau (lớp dưới) đến sơ kỳ sắt (lớp trên). Niên đại (C14) tìm thấy ở đây là: 1420±60 năm trước công nguyên. Nó nói lên tính chất sớm về nguồn gốc thành tạo văn minh VHSH. Sự khám phá mới này khẳng định VHSH là nền văn hoá hoàn toàn mang tính bản địa. Trong qua trình tồn tại, VHSH có sự đan xen, tiếp biến với các dòng văn hoá đương đại trong khu vực Đông Nam Á và trong nước để kết tụ thành nền văn minh rực rỡ Sa Huỳnh sắt sớm.
Hầu hết các nhà nghiên cứu ngày nay đều đồng ý cách phân loại, sắp xếp bậc thang VHSH, hay còn gọi là con đường thành tạo VHSH như sau:
- Nhóm di tích Long Thạnh: sơ kỳ đồng thau
- Nhóm di tích Bình châu - Bầu trám: trung kỳ đồng thau
- Nhóm di tích Sa Huỳnh: sơ kỳ sắt
1.Nhóm di tích Long Thạnh:
Long Thạnh (Đức Phổ - Quảng Ngãi) là di tích có nhiều đặc trưng văn hóa phong phú, thời gian phát hiện sớm, niên đại được xác định cụ thể, có thể đại diện cho nhóm di tích sơ kỳ đồng thau của VHSH.
Cùng nhóm với di tích Long Thạnh (Quảng Ngãi) có di tích Gò Lồi, Truông Xe (Bình Định), Xóm Cồn (Khánh Hòa), Bầu Trám lớp dưới (Quảng Nam), Gò Đỏ lớp dưới, Mỹ Tường (Thuận Hải), được gọi tên chung: nhóm di tích Long Thạnh.
Các di vật tìm thấy mang tính đặc trưng giai đoạn và phong phú về loại hình, gồm:
- Công cụ sản xuất bằng đá có cuốc, rìu các loại, bàn mài, chày bằng gốm có chì lưới, con lăn in hoa văn; bằng xương có lưỡi câu; bằng đồng có lao, đục, mũi tên…
- Các mộ vò táng cao 0,7-1m, bụng phình, nắp đậy bát bồng chân đế thấp, có hoa văn ngoài thân. Ở đây tìm thấy trọn bộ sưu tập đồ minh khí từ lớn đến bé, được tạo dáng công phu.
- Đồ trang sức bằng đá: hoa tai hình vành khuyên có mặt cắt hình chữ nhật, vòng tay tiết diện tròn, hạt chuỗi hình đốt trúc, cưa mài hai đầu, trên tiện gò nổi, xâu lại thành chuỗi…
Đặc biệt là lần đầu tiên trong các di chỉ khảo cổ đã tìm thấy ở Long Thạnh một sinh thực khí giống nguyên bản với một vật nam và một vật nữ.
2. Nhóm di tích Bình Châu - Bầu Trám:
Di tích Bình Châu (Quảng Ngãi) hợp với di tích Bàu Trám (Quảng Nam), thành một nhóm di tích sau Long Thạnh, ở giai đoạn trung kỳ đồng thau, cuối thiên niên kỷ thứ II đến nửa đầu thiên niên kỷ thứ nhất trước công nguyên, tức cách ngày nay khoảng 3.000 năm.
Di tích này có đặc trưng riêng:
- Hoa văn tô màu trắng, trang trí hình mây mưa, cây lúa, dích dắc…
- Mộ vò được chôn úp miệng, các đồ tuỳ táng bên trong cũng đặt úp, rải đều. Đây là hình thức chôn mới, đặc sắc, góp phần làm phong phú thêm phong cách táng thức cổ truyền Sa Huỳnh.
Cơ tầng kinh tế chủ yếu là nông nghiệp với nhiều loại công cụ sản xuất tìm thấy ở các lớp cư trú như cuốc, rìu, dao, liềm bằng đá.
Kỹ nghệ luyện kim nhảy vọt với sự phát hiện các mảnh nồi nấu đồng, khuôn đúc đồng, các loại công cụ sản xuất bằng đồng thau phát hiện ở khu cư trú và mộ táng như rìu, đục, lao…
3. Di tích Sa Huỳnh sắt sớm:
Đây là di tích đạt đỉnh cao của nền văn minh VHSH. Các loại công cụ bằng đá đều được thay thế bằng sắt: cuốc sắt, liềm sắt, dao sắt, rìu sắt. Các loại vũ khí cũng chuyển từ đồng qua sắt. Đồ trang sức có nhiều dạng mới như khuyên tai hai đầu thú, khuyên tai đá, khuyên tai thuỷ tinh ba mấu nhọn, hạt cườm thuỷ tinh mã não. Các mộ vò có phần nhỏ hơn, từ dạng hình trứng chuyển sang dạng hình trụ có nắp đậy hình nón cụt.
Trong giai đoạn Sa Huỳnh sắt sớm, quá trình tiếp biến văn hoá diễn ra sôi động, mạnh mẽ. Tại địa điểm VHSH ở Phước Hải (Khánh Hòa) tìm thấy một trống đồng loại I Hê-gơ (Héger). Tại các địa điểm văn hóa Đông Sơn đã phát hiện được khuyên tai hai đầu thú, khuyên tai thủy tinh ba mấu nhọn… Rộng hơn, tại bản Đô-ta-phét (Thái Lan) năm 1985, người ta đã tìm thấy hàng loạt đồ trang sức mã não, thuỷ tinh, khuyên tai hai đầu thú rất giống Sa Huỳnh. Theo Giáo sư Hà Văn Tấn, khuyên tai hai đầu thú Sa Huỳnh còn tìm thấy ở Philippin, Đài Loan.
Tổng thể hiện vật VHSH đã khai quật đem lại cho chúng ta sự nhận thức toàn diện về con đường thành tạo của nền văn hóa này, cũng như sự phát triển xuyên suốt đến đỉnh cao Sa Huỳnh sắt sớm. Sự phong phú và đa dạng của các bộ sưu tập công cụ sản xuất bằng đá, đồng và sắt đã đem lại sự nhận thức cư dân Sa Huỳnh có một nền văn minh nông nghiệp trồng lúa và trồng màu phát triển. Đồng thời cư dân Sa Huỳnh còn phát triển nghề đánh bắt hải sản ở biển. Họ đã chế tạo các loại lao có ngạnh để đâm và lôi cá, lưới câu để câu cá, các loại chì lưới để bắt cá…
Nền nông nghiệp dùng cuốc phát triển kéo theo các ngành nghề thủ công phát triển, trong đó rõ nét nhất là nghề chế tác đá, kim khí và nghề làm đồ gốm. Sự phong phú về các loại hình công cụ sản xuất, đồ trang sức, chứng tỏ cư dân Sa Huỳnh xưa đã đạt đến trình độ cao về kỹ thuật và thẩm mỹ.
Trong táng thức mộ vò, người Sa Huỳnh đã thể hiện phần nào quan niệm nhân sinh và vũ trụ của mình ở đó, người chết được chia theo những vật dụng như người sống. Các vật dụng này được đặt sấp, có thể do quan niệm về sự trái ngược giữa thế giới bên này và thế giới bên kia. Các mộ vò chôn cạnh nhau thành từng cụm, phản ánh quan niệm về thân tộc, dòng họ của người Sa Huỳnh.
Như vậy, trên con đường thành tạo văn minh, VHSH luôn có sự vận động nội tại với con đường Long Thạnh – Bình Châu – Sa Huỳnh sắt. Tuy sự vận động trải dài từ sơ kỳ đồng thau đến sắt sớm, VHSH đã tiếp biến nhuần nhuyễn và lan tỏa mạnh mẽ đối với các nền văn hóa khác trong nước và Đông Nam Á. Trên các dữ kiện về khảo cổ học cho phép đánh giá VHSH là nền văn hóa bản địa của một cư dân nông nghiệp đã đạt được trình độ văn hóa nhất định. Trong hệ thống các điểm di tích VHSH, các di tích Sa Huỳnh tại Quảng Ngãi đã đóng góp một phần quan trọng, giúp cho các nhà nghiên cứu tìm thấy con đường thành tạo nền văn minh VHSH, xứng đáng làm tên gọi cho một nền văn hóa được tìm thấy đầu tiên trên vùng đât này.
Cần kể thêm, trong những năm cuối thế kỷ XX, Sở VHTT Quảng Ngãi đã phối hợp với Viện khảo cổ học khai quật các điểm di chỉ ở đảo Lý Sơn và đã thu lượm được những kết quả không ngờ. Hố khai quật cho thấy có di tích bếp và mộ táng, với 7 ngôi mộ mai táng di cốt xương trẻ em, một di cốt người lớn, có nồi gốm, đĩa mâm bồng, mũi tên đồng… Trong hố khai quật và thám sát còn phát hiện nồi gốm, bình con tiện, bát đĩa mâm bồng, cuốc và bôn đá, công cụ ghè đẽo bằng ốc tai tượng và vỏ ốc cừ, kim xương, các trang sức bằng vỏ ốc, vỏ sò, bàn nghiền, chày nghiền, các hiện vật bằng sắt, bằng đồng như nhẫn đồng, dao sắt. Các nhà khảo cổ học đã phục nguyên các mảnh vỡ thành 6 “mộ nồi”. Từ các di vật khai quật được, các nhà khảo cổ nhận định di chỉ ở đây thuộc loại hình văn hóa biển của văn hóa Sa Huỳnh. Di chỉ này có nhiều khả năng phát triển từ giai đoạn muộn của văn hóa xóm Cồn lên văn hóa Sa Huỳnh, rồi từ đó tiến tới nền văn hóa Chăm Pa có chất xúc tác của yếu tố văn hóa Hán; với niên đại khoảng 3000năm.
Trước khi đề cập đến di chỉ văn hóa Chăm Pa, cũng xin nói thêm rằng, từ giữa những năm chín mươi của thế kỷ hai mươi, ở xã Tịnh Ấn Đông, huyện Sơn Tịnh người ta cũng phát hiện được một chiếc trống đồng chôn sâu trong lòng đất. Qua xác định ban đầu thì trống này thuộc loại Héger I trong văn hóa Đông Sơn của người Việt. Trong khu vực thì trống đồng đã tìm thấy ở nhiều tỉnh. Riêng tỉnh Quảng Ngãi cho đến nay đây là trống đồng đầu tiên và duy nhất phát hiện được. Việc phát hiện trống đồng Héger I ở Quảng Ngãi cho thấy đã có sự giao lưu văn hóa Việt cổ với các nền văn hóa cổ khác.
nh0csieuquaylx- Moderator
- Tổng số bài gửi : 246
Age : 35
Registration date : 01/10/2007
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết