†_Phú Quốc-thjên đường rực nắng_†
Trang 1 trong tổng số 1 trang
†_Phú Quốc-thjên đường rực nắng_†
Buổi sáng. Trên đỉnh Dinh Cậu, tiếng ó biển kêu rợn trên bầu trời sì sũng mây. Ó biển là loài chim quý hiếm còn sót lại trên đảo. Nhưng ít ai muốn thấy nó. Bởi đó là loài chim báo bão khá chính xác. Chương trình tour ngỡ đã bị gián đoạn một số điểm. Nhưng cũng may là biển chỉ gió cấp 6. Chúng tôi còn có thể lách sóng ra khơi câu cá làm buổi trưa “tự biên tự diễn” trên biển.
Níu chân bằng dân dã
Những bãi biển đẹp của Phú Quốc còn có thể kể đến: Bãi Dài, Mũi Dương, Gành Dầu... Một buổi trưa Bãi Dài, trên sóng cát trắng mịn như kem, chúng tôi theo nhóm thanh niên từ Long Xuyên ngâm mình trong nước và tham gia kéo lưới rùng cùng với cư dân đảo. Dân đảo vốn hiếu khách, có thể bán lại những mớ cá tươi rói cho khách nướng tại chỗ. Trong khi đó, Mũi Dương đang được một số công ty du lịch “đánh thức” và giới thiệu như một điểm tham quan tour chính trong tương lai.
Hệ thống di tích của Phú Quốc khá khiêm tốn. Đền thờ Nguyễn Trung Trực (Gành Dầu) gợi nhớ những trận đánh bi thương của người anh hùng khẳng khái này khá nhỏ, cũng chỉ để khách đi một vòng tham quan. Nhưng đây lại là điểm đến được nhiều du khách tìm hiểu cùng với khu di tích nhà tù Phú Quốc.
Nghe giọng thuyết minh hùng hồn và truyền cảm của cô hướng dẫn viên tại chỗ, một số con em của nhóm cán bộ Đại học Sư phạm cùng đi trong đoàn đã bật khóc khi tham quan chuồng cọp, chứng kiến những vết đinh tra tấn cán bộ cách mạng trong chiến tranh. Làm sống lại, sinh động những di tích này thì chính Phú Quốc có đầu tư chuyên nghiệp hơn ở Côn Đảo.
Phú Quốc níu du khách bằng khí hậu đảo, không gian hoang dã nơi đây và cả những sản vật địa phương nổi tiếng. Chúng tôi tham quan trại chó xoáy và đặc biệt, những vườn tiêu, cơ sở sản xuất ngọc trai Cội Nguồn, rượu vang Sim Sơn, nước mắm Thanh Hà... có khả năng làm cho du khách tự nguyện vét tiền túi “làm giàu cho cư dân đảo” sau mỗi chuyến tham quan chỉ cần một chút xởi lởi ngọt ngào của chủ hàng!
Ai tìm đất Hứa?
Điều đáng lo nhất của Phú Quốc hiện nay là khách đến đây hiện thiếu chỗ xài tiền. Quán ngon rất ít. Cả đảo chỉ có hai quầy bar khá khiêm tốn. Khi chúng tôi khám phá con suối Tranh hoang dã, hướng dẫn viên Minh Phúc cho biết, công ty TNHH Tín Nghĩa ở Đồng Nai đang đầu tư vào đây 100 tỉ xây dựng khu du lịch cao cấp.
Vietnam Travel Guide tiên phong cho xây văn phòng tour, đổ hướng dẫn viên ra đây “nằm vùng”, đón hướng phát triển du lịch đảo. “Có những dịp trời bão, tàu không vào đất liền được, chúng tôi phải lo cho khách ở lại. Có khi khách phải vay tiền nhà tour tiêu xài rồi về đất liền mới đem trả.
Chuyện hoãn vé vì trục trặc thời tiết là thường xuyên. Nhưng chúng tôi muốn chấp nhận những thách thức đó để đón đầu hướng phát triển và tạo sản phẩm tour Phú Quốc như một độc quyền!”- anh Thế Vy, giám đốc V-Travel cho biết.
Trong khi máy bay ngày 4 chuyến với ATR 72, nhưng khó đăng ký vé thì đi tàu thuỷ tuyến Rạch Giá - Phú Quốc vẫn là tuyến chính. Nhưng biển động, “kẹt tàu” xảy ra như cơm bữa. Nhiều du khách ra đây sắm được ngọc trai phải đem bán lại để có tiền xài trong những ngày chờ bão tan.
Khi chúng tôi lên máy bay về Sài Gòn, những chuyến tàu khách đi tour Phú Quốc phải hoãn vì biển động. Nhìn nhân viên nhà tour lo lắng, chúng tôi hiểu, thiên đường này tiếp tục chờ sự “rực nắng”, từng giờ. Người bạn ngồi bên cạnh nhắc tôi nhớ đến dự báo của Hiệp hội Du lịch thế giới: tương lai của Phú Quốc sẽ là một đảo du lịch tầm cỡ Singapore... Dĩ nhiên với sự đầu tư và đầu óc quy hoạch có tâm và có tầm với đảo.
Níu chân bằng dân dã
Những bãi biển đẹp của Phú Quốc còn có thể kể đến: Bãi Dài, Mũi Dương, Gành Dầu... Một buổi trưa Bãi Dài, trên sóng cát trắng mịn như kem, chúng tôi theo nhóm thanh niên từ Long Xuyên ngâm mình trong nước và tham gia kéo lưới rùng cùng với cư dân đảo. Dân đảo vốn hiếu khách, có thể bán lại những mớ cá tươi rói cho khách nướng tại chỗ. Trong khi đó, Mũi Dương đang được một số công ty du lịch “đánh thức” và giới thiệu như một điểm tham quan tour chính trong tương lai.
Hệ thống di tích của Phú Quốc khá khiêm tốn. Đền thờ Nguyễn Trung Trực (Gành Dầu) gợi nhớ những trận đánh bi thương của người anh hùng khẳng khái này khá nhỏ, cũng chỉ để khách đi một vòng tham quan. Nhưng đây lại là điểm đến được nhiều du khách tìm hiểu cùng với khu di tích nhà tù Phú Quốc.
Nghe giọng thuyết minh hùng hồn và truyền cảm của cô hướng dẫn viên tại chỗ, một số con em của nhóm cán bộ Đại học Sư phạm cùng đi trong đoàn đã bật khóc khi tham quan chuồng cọp, chứng kiến những vết đinh tra tấn cán bộ cách mạng trong chiến tranh. Làm sống lại, sinh động những di tích này thì chính Phú Quốc có đầu tư chuyên nghiệp hơn ở Côn Đảo.
Phú Quốc níu du khách bằng khí hậu đảo, không gian hoang dã nơi đây và cả những sản vật địa phương nổi tiếng. Chúng tôi tham quan trại chó xoáy và đặc biệt, những vườn tiêu, cơ sở sản xuất ngọc trai Cội Nguồn, rượu vang Sim Sơn, nước mắm Thanh Hà... có khả năng làm cho du khách tự nguyện vét tiền túi “làm giàu cho cư dân đảo” sau mỗi chuyến tham quan chỉ cần một chút xởi lởi ngọt ngào của chủ hàng!
Ai tìm đất Hứa?
Điều đáng lo nhất của Phú Quốc hiện nay là khách đến đây hiện thiếu chỗ xài tiền. Quán ngon rất ít. Cả đảo chỉ có hai quầy bar khá khiêm tốn. Khi chúng tôi khám phá con suối Tranh hoang dã, hướng dẫn viên Minh Phúc cho biết, công ty TNHH Tín Nghĩa ở Đồng Nai đang đầu tư vào đây 100 tỉ xây dựng khu du lịch cao cấp.
Vietnam Travel Guide tiên phong cho xây văn phòng tour, đổ hướng dẫn viên ra đây “nằm vùng”, đón hướng phát triển du lịch đảo. “Có những dịp trời bão, tàu không vào đất liền được, chúng tôi phải lo cho khách ở lại. Có khi khách phải vay tiền nhà tour tiêu xài rồi về đất liền mới đem trả.
Chuyện hoãn vé vì trục trặc thời tiết là thường xuyên. Nhưng chúng tôi muốn chấp nhận những thách thức đó để đón đầu hướng phát triển và tạo sản phẩm tour Phú Quốc như một độc quyền!”- anh Thế Vy, giám đốc V-Travel cho biết.
Trong khi máy bay ngày 4 chuyến với ATR 72, nhưng khó đăng ký vé thì đi tàu thuỷ tuyến Rạch Giá - Phú Quốc vẫn là tuyến chính. Nhưng biển động, “kẹt tàu” xảy ra như cơm bữa. Nhiều du khách ra đây sắm được ngọc trai phải đem bán lại để có tiền xài trong những ngày chờ bão tan.
Khi chúng tôi lên máy bay về Sài Gòn, những chuyến tàu khách đi tour Phú Quốc phải hoãn vì biển động. Nhìn nhân viên nhà tour lo lắng, chúng tôi hiểu, thiên đường này tiếp tục chờ sự “rực nắng”, từng giờ. Người bạn ngồi bên cạnh nhắc tôi nhớ đến dự báo của Hiệp hội Du lịch thế giới: tương lai của Phú Quốc sẽ là một đảo du lịch tầm cỡ Singapore... Dĩ nhiên với sự đầu tư và đầu óc quy hoạch có tâm và có tầm với đảo.
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết