†_Đình Vân Sơn-Njnh Thuận_†
Trang 1 trong tổng số 1 trang
†_Đình Vân Sơn-Njnh Thuận_†
Đình làng Văn Sơn được xây dựng trên một khu đất rộng, cửa hướng về phía Nam, trước mặt có hồ sen hình bán nguyệt, xa xa phía sau là ngọn núi Cà Đú, hai bên tả hữu là ruộng đồng. Chính vị trí này đã tạo thêm cho ngôi đình dáng vẻ uy nghi . So với nhiều ngôi đình khác ở tỉnh Ninh Thuận , có lẽ Đình Văn Sơn có lối kiến trúc độc đáo hơn cả.
Đây là một công trình điêu khắc có giá trị. Từ xa nhìn đến, ta đã cảm nhận được cái vẻ bề thế của ngôi đình, cách bố cục rất gọn gàng chặt chẽ. Toàn bộ kiến trúc của làng Văn Sơn liên hoàn với nhau, tạo thành một công trình khép kín. Chính điều này, khi bước chân vào Đình càng làm cho chúng ta cảm giác đầm ấm, gần gũi hơn.
Đình Văn Sơn có nhiều mảng chạm khắc đẹp, đề tài trang trí phong phú, thể hiện được tài năng của người thợ. Qua bàn tay điêu luyện của mình, các nghệ nhân chạm khắc nhiều mẫu theo đề tài tứ linh- Long, Lân, Qui, Phụng có giá trị nghệ thuật cao.
Từ những khúc gỗ vô tri, người nghệ nhân đã thổi vào đấy hơi thở của cuộc sống. Hình ảnh sinh hoạt dân gian đã được thể hiện qua nghệ thuật điêu khắc sinh động. Từ một dải mây, một dây hoa, một cây trúc, cây mai bằng sự khéo léo của mình, các nghệ nhân đã cách điệu thành hình ảnh rồng bay, phụng múa. Vẫn còn đó mái ngói rêu phong, và hình ảnh lưỡng long tranh châu, lưỡng long chầu nguyệt. Vẫn còn đó ly ngà, chén ngọc và bảy sắc phong của các đời vua Tự Đức, Đồng Khánh, Khải Định, Duy Tân; và trãi qua bao thăng trầm , cổng tam quan vẫn được giữ gìn và người xưa vẫn đi về trong làn gió thoảng mùi hương.
Đối với người dân thôn Văn Sơn, ngôi Đình không chỉ là một công trình kiến trúc nghệ thuật, mà còn là nơi gắn liền với đời sống tâm linh, nơi tổ chức các sinh hoạt văn hoá của làng quê. Nó vừa là không gian thu hẹp của làng quê, nơi diễn ra hội làng, nơi tổ chức các cuộc họp quan trọng mà còn là trung tâm sinh hoạt văn hoá của người dân. Dẫu đi xa nơi đâu, mỗi năm cứ đến ngày 10 tháng 2 Âm lịch, người dân Văn Sơn khắp nơi lại về dự hội làng để tưởng nhớ các bậc tiền hiền đã có công khai hoang, mở đất lập làng. Sau một năm lao động vất vả, người dân Văn Sơn lại hội tụ về đây, tay bắt mặt mừng cầu mong cho một năm mới yên vui.
Đặt chân đến Đình Văn Sơn, ta cảm nhận được một không gian vừa kín vừa mở. Các cửa phụ ở đầu mỗi gian nhà ẩn sau một tổng thể kiến trúc như: Nhà tiền hiền, Chánh điện, và Nhà Nhóm. Chính độ cao thấp, to nhỏ của mỗi gian nhà tạo ra các bộ mái nhấp nhô, làm cho ngôi Đình nhẹ nhàng, bay bổng hơn.
Đình Văn Sơn được xây dựng năm 1829 tại làng Văn Sơn, thị xã Phan rang - Tháp chàm, tỉnh Ninh Thuận Theo phóng sự của phóng viên Nguyễn Thị Ánh Hồng - Đài phát thanh truyền hình Ninh Thuận.
Đây là một công trình điêu khắc có giá trị. Từ xa nhìn đến, ta đã cảm nhận được cái vẻ bề thế của ngôi đình, cách bố cục rất gọn gàng chặt chẽ. Toàn bộ kiến trúc của làng Văn Sơn liên hoàn với nhau, tạo thành một công trình khép kín. Chính điều này, khi bước chân vào Đình càng làm cho chúng ta cảm giác đầm ấm, gần gũi hơn.
Đình Văn Sơn có nhiều mảng chạm khắc đẹp, đề tài trang trí phong phú, thể hiện được tài năng của người thợ. Qua bàn tay điêu luyện của mình, các nghệ nhân chạm khắc nhiều mẫu theo đề tài tứ linh- Long, Lân, Qui, Phụng có giá trị nghệ thuật cao.
Từ những khúc gỗ vô tri, người nghệ nhân đã thổi vào đấy hơi thở của cuộc sống. Hình ảnh sinh hoạt dân gian đã được thể hiện qua nghệ thuật điêu khắc sinh động. Từ một dải mây, một dây hoa, một cây trúc, cây mai bằng sự khéo léo của mình, các nghệ nhân đã cách điệu thành hình ảnh rồng bay, phụng múa. Vẫn còn đó mái ngói rêu phong, và hình ảnh lưỡng long tranh châu, lưỡng long chầu nguyệt. Vẫn còn đó ly ngà, chén ngọc và bảy sắc phong của các đời vua Tự Đức, Đồng Khánh, Khải Định, Duy Tân; và trãi qua bao thăng trầm , cổng tam quan vẫn được giữ gìn và người xưa vẫn đi về trong làn gió thoảng mùi hương.
Đối với người dân thôn Văn Sơn, ngôi Đình không chỉ là một công trình kiến trúc nghệ thuật, mà còn là nơi gắn liền với đời sống tâm linh, nơi tổ chức các sinh hoạt văn hoá của làng quê. Nó vừa là không gian thu hẹp của làng quê, nơi diễn ra hội làng, nơi tổ chức các cuộc họp quan trọng mà còn là trung tâm sinh hoạt văn hoá của người dân. Dẫu đi xa nơi đâu, mỗi năm cứ đến ngày 10 tháng 2 Âm lịch, người dân Văn Sơn khắp nơi lại về dự hội làng để tưởng nhớ các bậc tiền hiền đã có công khai hoang, mở đất lập làng. Sau một năm lao động vất vả, người dân Văn Sơn lại hội tụ về đây, tay bắt mặt mừng cầu mong cho một năm mới yên vui.
Đặt chân đến Đình Văn Sơn, ta cảm nhận được một không gian vừa kín vừa mở. Các cửa phụ ở đầu mỗi gian nhà ẩn sau một tổng thể kiến trúc như: Nhà tiền hiền, Chánh điện, và Nhà Nhóm. Chính độ cao thấp, to nhỏ của mỗi gian nhà tạo ra các bộ mái nhấp nhô, làm cho ngôi Đình nhẹ nhàng, bay bổng hơn.
Đình Văn Sơn được xây dựng năm 1829 tại làng Văn Sơn, thị xã Phan rang - Tháp chàm, tỉnh Ninh Thuận Theo phóng sự của phóng viên Nguyễn Thị Ánh Hồng - Đài phát thanh truyền hình Ninh Thuận.
Similar topics
» †_Núj Cà Đú-Njnh Thuận_†
» †_Đình Vạn Phước-Njnh Thuận_†
» Đoàn Famtrip quốc tế khảo sát du lịch Bình Thuận
» †_Chùa Ông-Bình Thuận_†
» †_Quan hệ Nhà nước-Nông thôn thờj tjền thuộc
» †_Đình Vạn Phước-Njnh Thuận_†
» Đoàn Famtrip quốc tế khảo sát du lịch Bình Thuận
» †_Chùa Ông-Bình Thuận_†
» †_Quan hệ Nhà nước-Nông thôn thờj tjền thuộc
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết