†_54 dân tộc Vjệt Nam_†
Trang 2 trong tổng số 2 trang
Trang 2 trong tổng số 2 trang • 1, 2
Re: †_54 dân tộc Vjệt Nam_†
50.Người Lô Lô
Lô Lô, còn có các tên gọi khác là Di , Mùn Di, Màn Di, La La, Qua La, Ô Man, Lu Lộc Màn, là một trong số 54 dân tộc của Việt Nam, cũng là một trong số các dân tộc thiểu số của Trung Quốc. Tên gọi Lô Lô (Lolo) ở Trung Quốc có khi được coi là mang sắc thái không hay, nhưng lại là tên tự gọi ở Việt Nam.
Ở Trung Quốc, với số dân 6,6 triệu người, người Di (tên tự gọi theo phiên tự: Nuosu) là dân tộc đông thứ 7 trong số 56 dân tộc được công nhận chính thức của Trung Quốc. Họ sống chủ yếu ở các vùng nông thôn, vùng núi thuộc các tỉnh Tứ Xuyên, Vân Nam, Quý Châu và Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây. Ở Việt Nam, có khoảng hơn 3300 người Lô Lô (1999), cư trú chủ yếu ở các huyện Đồng Văn, Mèo Vạc (Hà Giang), Bảo Lạc (Cao Bằng), Mường Khương (Lào Cai).
Nguồn sống chủ yếu của người Lô Lô là trồng ngô hoặc lúa nương. Người Lô Lô có nhiều dòng họ. Người trong dòng họ thường cộng cư với nhau thành một làng. Có hai nhóm: Lô Lô hoa hay Di trắng (bình dân) và Lô Lô đen hay Di đen (quý tộc).
Ngôn ngữ
Ngôn ngữ Lô Lô hay ngôn ngữ Di thuộc nhóm ngôn ngữ Tạng-Miến thuộc hệ Hán-Tạng và có chữ viết riêng theo vần (âm tiết). Chữ viết của người Lô Lô trước kia là chữ tượng hình, nhưng hiện nay không dùng nữa.
Khoảng thế kỷ 14 người Lô Lô đã có chữ tượng hình với 140 bộ thủ. Người ta dùng phương pháp ghép bộ thủ để diễn đạt nghĩa. Chữ được ghi trên các tấm gỗ mỏng, trên da thú hoặc loại giấy dày, thô. Tới nay chỉ có một số gia đình còn giữ lại được một vài mảnh có ghi lại loại chữ đó mà ít ai đọc được.
Lịch sử
Truyền thuyết nói rằng người Di bắt nguốn từ tộc người Khương cổ (古羌) ở miền Tây Trung Quốc. Người Khương cổ được coi là thủy tổ của các dân tộc Tạng, Nạp Tây và Khương (羌 Qiang) ở Trung Quốc ngày nay. Người Di đã di cư từ vùng Đông Nam Tây Tạng qua Tứ Xuyên xuống Vân Nam, là nơi ngày nay họ tập trung đông nhất.Người Lô Lô còn có tên là Di có lẽ là do họ sống ở nam Trung Quốc.(cùng với dân tộc Di)
Hôn nhân gia đình
Hôn nhân theo tục Lô Lô là hôn nhân một vợ một chồng, cư trú nhà chồng.
Phong tục cưới xin của người Lô Lô mang nặng tính gả bán với việc thách cưới cao (bạc trắng, rượu, thịt...). Sau hôn nhân, cô dâu cư trú bên chồng. Con trai cô có thể lấy con gái cậu song không được ngược lại.
Văn hóa
Văn hóa dân gian Lô Lô đa dạng, đặc sắc thể hiện qua các điệu nhảy múa, hát ca, truyện cổ... Cách bố trí hoa văn trên khăn áo, váy, quần có nét riêng biệt rất sặc sỡ.
Lịch của người Lô Lô chia một năm thành 11 tháng, mỗi tháng tương ứng với tên một con vật.
Người Lô Lô có trống đồng, được bảo quản bằng cách chôn xuống đất và chỉ khi nào sử dụng mới đào lên. Tộc trưởng của mỗi họ là người được giữ trống. Trống chỉ được dùng trong các đám tang hoặc đánh để giữ nhịp cho các điệu nhảy múa. Họ là một trong số ít các dân tộc ở Việt Nam hiện nay còn sử dụng trống đồng trong sinh hoạt. Trống đồng là một nhạc cụ truyền thống của người Lô Lô gắn liền với huyền thoại về nạn hồng thuỷ. Theo huyền thoại thì ngày xưa có nạn lụt lớn, nước dâng cao đến tận trời. Có hai chị em nhờ trời cứu để chị vào trống đồng to, em vào trống đồng nhỏ. Hai chị em thoát chết nhờ trống nổi lên mặt nước. Hết lụt họ ở trên núi, sống với nhau thành vợ, thành chồng. Họ là thuỷ tổ của loài người tái sinh.
Quan niệm về âm dương, sự sinh sôi nảy nở có lẽ còn được bảo tồn rõ ràng với lối hoà tấu hai trống đực và cái cùng một lúc. Trống treo trên giá đặt ở phía chân người chết; mặt của hai trống quay lại với nhau. Người đánh trống đứng ở giữa, cầm dùi đánh bằng hai đầu, cứ một đầu dùi đánh một trống. Chỉ những người đàn ông chưa vợ hoặc có vợ không ở trong thời kỳ thai nghén mới được đánh trống.
Trống đồng không những là một tài sản quý, một nhạc cụ độc đáo mà còn là một khí cụ mang tính chất tôn giáo. Có tiếng trống đồng thì hồn người chết mới tìm được đường về nơi sinh tụ đầu tiên của tổ tiên.
Nhiều người Di ở tây bắc Vân Nam còn giữ một hình thức phức tạp của chế độ nô lệ. Người Di trắng và một vài nhóm tộc khác còn bị giữ làm nô lệ. Những nô lệ "đẳng cấp cao" thì được phép canh tác trên ruộng đất của họ, lại có nô lệ của mình và dần dần có thể "mua" tự do cho mình.
Tín ngưỡng
Người Lô Lô thờ tổ tiên là chính. Họ theo tín ngưỡng coi mọi vật đều có linh hồn. Đứng đầu dòng họ là Thầu chú (Bimaw). Ông này phụ trách việc cúng bái và duy trì tục lệ của dòng họ. Họ vẫn còn giữ được một vài văn bản tôn giáo cổ viết bằng một thứ chữ tượng hình của họ. Tôn giáo của họ cũng mang nhiều yếu tố của Đạo giáo và đạo Phật.
Tang ma có nhiều lễ thức độc đáo như hoá trang, nhảy múa, đánh lộn... Dấu vết của tục săn đầu còn thể hiện khá rõ ở hiện tượng một người luôn đeo chiếc túi vải có đựng khúc gỗ hay quả bầu có vẽ mặt người trong tang lễ.
Cộng đồng, nhà cửa
Người Lô Lô có nhiều dòng họ. Người trong dòng họ thường cộng cư với nhau thành một làng. Người Lô Lô thường lập làng ở lưng chừng núi, nhưng gần nguồn nước. Nhà cửa ở khá tập trung, mỗi làng từ 20 đến 25 nóc nhà. Người Lô Lô có 3 loại nhà khác nhau: nhà đất, nhà sàn nửa đất và nhà sàn.
Trang phục
Phong phú về chủng loại, kỹ thuật tạo dáng áo và độc đáo về phong cách mỹ thuật, khó lẫn lộn với bất cứ tộc người nào. Có nhiều nhóm địa phương.
Trang phục nam
Nam giới Lô Lô thường mặc áo xẻ nách năm thân dài tới gối, màu chàm. Quần cũng là loại xẻ dùng màu chàm. Trong đám tang mặc áo dài xẻ nách, trang trí hoa văn sặc sỡ theo từng chi và dòng họ.
Trang phục nữ
Phụ nữ Lô Lô để tóc dài quấn ngang đầu. Bên cạnh đó họ còn dùng khăn quấn thành nhiều lớp trên đầu hoặc đội. Khăn cũng được trang trí các mô típ hoa văn và các tua vải màu sắc sặc sỡ. Ngoài ra còn có loại mũ khăn trang trí hoa văn theo lối ghép vải - một phong cách mỹ thuật khá điển hình của cư dân Tạng - Miến (mà Lô Lô là tộc biểu hiện khá tập trung và điển hình). Các nhóm Lô Lô ăn mặc khác nhau. Xưa người Lô Lô phổ biến loại áo dài cổ vuông, tay dài, chui đầu (vùng Bảo Lạc, Cao Bằng), hoặc loại áo ngắn thân cổ vuông, ống tay áo nối vào thân, có thể tháo ra. Cạnh đó còn có loại áo cánh ngắn, xẻ ngực, cổ cao, tròn cài cúc. Nhóm Lô Lô trắng có áo dài lửng ống tay rộng, xẻ nách cao, theo kiểu đuôi tôm, cổ áo gấu áo trước và sau được trang trí hoa văn trên nền sáng; hoặc còn có loại tương tự màu chàm nhưng ít trang trí hoa văn. Váy là loại kín (hình ống). Cạp váy chỉ dùng để dắt váy, dưới cạp được chiết ly, thân váy được thêu, ghép hoa sặc sỡ. Bên ngoài còn có tấm choàng váy, hai mép và phía dưới được trang trí hoa văn. Có nhóm mặc quần, đi giày vải.
Lô Lô, còn có các tên gọi khác là Di , Mùn Di, Màn Di, La La, Qua La, Ô Man, Lu Lộc Màn, là một trong số 54 dân tộc của Việt Nam, cũng là một trong số các dân tộc thiểu số của Trung Quốc. Tên gọi Lô Lô (Lolo) ở Trung Quốc có khi được coi là mang sắc thái không hay, nhưng lại là tên tự gọi ở Việt Nam.
Ở Trung Quốc, với số dân 6,6 triệu người, người Di (tên tự gọi theo phiên tự: Nuosu) là dân tộc đông thứ 7 trong số 56 dân tộc được công nhận chính thức của Trung Quốc. Họ sống chủ yếu ở các vùng nông thôn, vùng núi thuộc các tỉnh Tứ Xuyên, Vân Nam, Quý Châu và Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây. Ở Việt Nam, có khoảng hơn 3300 người Lô Lô (1999), cư trú chủ yếu ở các huyện Đồng Văn, Mèo Vạc (Hà Giang), Bảo Lạc (Cao Bằng), Mường Khương (Lào Cai).
Nguồn sống chủ yếu của người Lô Lô là trồng ngô hoặc lúa nương. Người Lô Lô có nhiều dòng họ. Người trong dòng họ thường cộng cư với nhau thành một làng. Có hai nhóm: Lô Lô hoa hay Di trắng (bình dân) và Lô Lô đen hay Di đen (quý tộc).
Ngôn ngữ
Ngôn ngữ Lô Lô hay ngôn ngữ Di thuộc nhóm ngôn ngữ Tạng-Miến thuộc hệ Hán-Tạng và có chữ viết riêng theo vần (âm tiết). Chữ viết của người Lô Lô trước kia là chữ tượng hình, nhưng hiện nay không dùng nữa.
Khoảng thế kỷ 14 người Lô Lô đã có chữ tượng hình với 140 bộ thủ. Người ta dùng phương pháp ghép bộ thủ để diễn đạt nghĩa. Chữ được ghi trên các tấm gỗ mỏng, trên da thú hoặc loại giấy dày, thô. Tới nay chỉ có một số gia đình còn giữ lại được một vài mảnh có ghi lại loại chữ đó mà ít ai đọc được.
Lịch sử
Truyền thuyết nói rằng người Di bắt nguốn từ tộc người Khương cổ (古羌) ở miền Tây Trung Quốc. Người Khương cổ được coi là thủy tổ của các dân tộc Tạng, Nạp Tây và Khương (羌 Qiang) ở Trung Quốc ngày nay. Người Di đã di cư từ vùng Đông Nam Tây Tạng qua Tứ Xuyên xuống Vân Nam, là nơi ngày nay họ tập trung đông nhất.Người Lô Lô còn có tên là Di có lẽ là do họ sống ở nam Trung Quốc.(cùng với dân tộc Di)
Hôn nhân gia đình
Hôn nhân theo tục Lô Lô là hôn nhân một vợ một chồng, cư trú nhà chồng.
Phong tục cưới xin của người Lô Lô mang nặng tính gả bán với việc thách cưới cao (bạc trắng, rượu, thịt...). Sau hôn nhân, cô dâu cư trú bên chồng. Con trai cô có thể lấy con gái cậu song không được ngược lại.
Văn hóa
Văn hóa dân gian Lô Lô đa dạng, đặc sắc thể hiện qua các điệu nhảy múa, hát ca, truyện cổ... Cách bố trí hoa văn trên khăn áo, váy, quần có nét riêng biệt rất sặc sỡ.
Lịch của người Lô Lô chia một năm thành 11 tháng, mỗi tháng tương ứng với tên một con vật.
Người Lô Lô có trống đồng, được bảo quản bằng cách chôn xuống đất và chỉ khi nào sử dụng mới đào lên. Tộc trưởng của mỗi họ là người được giữ trống. Trống chỉ được dùng trong các đám tang hoặc đánh để giữ nhịp cho các điệu nhảy múa. Họ là một trong số ít các dân tộc ở Việt Nam hiện nay còn sử dụng trống đồng trong sinh hoạt. Trống đồng là một nhạc cụ truyền thống của người Lô Lô gắn liền với huyền thoại về nạn hồng thuỷ. Theo huyền thoại thì ngày xưa có nạn lụt lớn, nước dâng cao đến tận trời. Có hai chị em nhờ trời cứu để chị vào trống đồng to, em vào trống đồng nhỏ. Hai chị em thoát chết nhờ trống nổi lên mặt nước. Hết lụt họ ở trên núi, sống với nhau thành vợ, thành chồng. Họ là thuỷ tổ của loài người tái sinh.
Quan niệm về âm dương, sự sinh sôi nảy nở có lẽ còn được bảo tồn rõ ràng với lối hoà tấu hai trống đực và cái cùng một lúc. Trống treo trên giá đặt ở phía chân người chết; mặt của hai trống quay lại với nhau. Người đánh trống đứng ở giữa, cầm dùi đánh bằng hai đầu, cứ một đầu dùi đánh một trống. Chỉ những người đàn ông chưa vợ hoặc có vợ không ở trong thời kỳ thai nghén mới được đánh trống.
Trống đồng không những là một tài sản quý, một nhạc cụ độc đáo mà còn là một khí cụ mang tính chất tôn giáo. Có tiếng trống đồng thì hồn người chết mới tìm được đường về nơi sinh tụ đầu tiên của tổ tiên.
Nhiều người Di ở tây bắc Vân Nam còn giữ một hình thức phức tạp của chế độ nô lệ. Người Di trắng và một vài nhóm tộc khác còn bị giữ làm nô lệ. Những nô lệ "đẳng cấp cao" thì được phép canh tác trên ruộng đất của họ, lại có nô lệ của mình và dần dần có thể "mua" tự do cho mình.
Tín ngưỡng
Người Lô Lô thờ tổ tiên là chính. Họ theo tín ngưỡng coi mọi vật đều có linh hồn. Đứng đầu dòng họ là Thầu chú (Bimaw). Ông này phụ trách việc cúng bái và duy trì tục lệ của dòng họ. Họ vẫn còn giữ được một vài văn bản tôn giáo cổ viết bằng một thứ chữ tượng hình của họ. Tôn giáo của họ cũng mang nhiều yếu tố của Đạo giáo và đạo Phật.
Tang ma có nhiều lễ thức độc đáo như hoá trang, nhảy múa, đánh lộn... Dấu vết của tục săn đầu còn thể hiện khá rõ ở hiện tượng một người luôn đeo chiếc túi vải có đựng khúc gỗ hay quả bầu có vẽ mặt người trong tang lễ.
Cộng đồng, nhà cửa
Người Lô Lô có nhiều dòng họ. Người trong dòng họ thường cộng cư với nhau thành một làng. Người Lô Lô thường lập làng ở lưng chừng núi, nhưng gần nguồn nước. Nhà cửa ở khá tập trung, mỗi làng từ 20 đến 25 nóc nhà. Người Lô Lô có 3 loại nhà khác nhau: nhà đất, nhà sàn nửa đất và nhà sàn.
Trang phục
Phong phú về chủng loại, kỹ thuật tạo dáng áo và độc đáo về phong cách mỹ thuật, khó lẫn lộn với bất cứ tộc người nào. Có nhiều nhóm địa phương.
Trang phục nam
Nam giới Lô Lô thường mặc áo xẻ nách năm thân dài tới gối, màu chàm. Quần cũng là loại xẻ dùng màu chàm. Trong đám tang mặc áo dài xẻ nách, trang trí hoa văn sặc sỡ theo từng chi và dòng họ.
Trang phục nữ
Phụ nữ Lô Lô để tóc dài quấn ngang đầu. Bên cạnh đó họ còn dùng khăn quấn thành nhiều lớp trên đầu hoặc đội. Khăn cũng được trang trí các mô típ hoa văn và các tua vải màu sắc sặc sỡ. Ngoài ra còn có loại mũ khăn trang trí hoa văn theo lối ghép vải - một phong cách mỹ thuật khá điển hình của cư dân Tạng - Miến (mà Lô Lô là tộc biểu hiện khá tập trung và điển hình). Các nhóm Lô Lô ăn mặc khác nhau. Xưa người Lô Lô phổ biến loại áo dài cổ vuông, tay dài, chui đầu (vùng Bảo Lạc, Cao Bằng), hoặc loại áo ngắn thân cổ vuông, ống tay áo nối vào thân, có thể tháo ra. Cạnh đó còn có loại áo cánh ngắn, xẻ ngực, cổ cao, tròn cài cúc. Nhóm Lô Lô trắng có áo dài lửng ống tay rộng, xẻ nách cao, theo kiểu đuôi tôm, cổ áo gấu áo trước và sau được trang trí hoa văn trên nền sáng; hoặc còn có loại tương tự màu chàm nhưng ít trang trí hoa văn. Váy là loại kín (hình ống). Cạp váy chỉ dùng để dắt váy, dưới cạp được chiết ly, thân váy được thêu, ghép hoa sặc sỡ. Bên ngoài còn có tấm choàng váy, hai mép và phía dưới được trang trí hoa văn. Có nhóm mặc quần, đi giày vải.
Re: †_54 dân tộc Vjệt Nam_†
51.Người Mảng
Dân tộc Mảng (tên gọi khác: Mảng Ư, Xá lá vàng) là dân tộc thiểu số thuộc nhóm ngôn ngữ Môn - Khmer cư trú chủ yếu ở Sìn Hồ, Mường Tè, Phong Thổ, Mường Lay, tỉnh Lai Châu. Dân số trên 2.200 người.
Phong tục tập quán
Thờ vị thần cao nhất là trời. Hôn nhân tự do; lúc đưa dâu có tục đánh nhau giả giữa họ nhà trai và nhà gái để giành cô dâu. Cư trú theo dòng họ, riêng biệt, ở nhà sàn. Có trưởng bản cai quản cùng hội đồng già làng.
Văn hoá
Đặc trưng văn hoá lâu đời: tục xăm cằm, lễ thành đinh và các làn điệu dân ca.
Trang phục
Nữ mặc váy dài, áo ngắn xẻ ngực, choàng tấm vải trắng có trang trí hoa văn. Nam mặc quần, áo xẻ ngực.
Kinh tế
Làm nương rẫy, công cụ sản xuất thô sơ. Một số nơi làm ruộng bậc thang. Nghề thủ công đan lát.
Dân tộc Mảng (tên gọi khác: Mảng Ư, Xá lá vàng) là dân tộc thiểu số thuộc nhóm ngôn ngữ Môn - Khmer cư trú chủ yếu ở Sìn Hồ, Mường Tè, Phong Thổ, Mường Lay, tỉnh Lai Châu. Dân số trên 2.200 người.
Phong tục tập quán
Thờ vị thần cao nhất là trời. Hôn nhân tự do; lúc đưa dâu có tục đánh nhau giả giữa họ nhà trai và nhà gái để giành cô dâu. Cư trú theo dòng họ, riêng biệt, ở nhà sàn. Có trưởng bản cai quản cùng hội đồng già làng.
Văn hoá
Đặc trưng văn hoá lâu đời: tục xăm cằm, lễ thành đinh và các làn điệu dân ca.
Trang phục
Nữ mặc váy dài, áo ngắn xẻ ngực, choàng tấm vải trắng có trang trí hoa văn. Nam mặc quần, áo xẻ ngực.
Kinh tế
Làm nương rẫy, công cụ sản xuất thô sơ. Một số nơi làm ruộng bậc thang. Nghề thủ công đan lát.
Re: †_54 dân tộc Vjệt Nam_†
52.Người Co
Dân tộc Co
Tên gọi khác Cor, Col, Cùa, Trầu
Nhóm ngôn ngữ Môn - Khmer
Dân số 22.600 người.
Cư trú Cư trú chủ yếu ở huyện Trà My (tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng) và huyện Trà Bồng (tỉnh Quảng Ngãi).
Đặc điểm kinh tế Người Co làm rẫy là chính. Đồng bào trồng lúa, ngô, sắn và nhiều loại cây khác. Đặc biệt, cây quế Quảng là đặc sản truyền thống ở Trà My. Quế ở vùng người Co có chất lượng và năng suất cao được các địa phương trong nước và nhiều nơi trên thế giới biết tiếng. Hàng năm quế đem lại nguồn thu đáng kể cho người Co. Tại các vùng Quảng Nam, Quảng ngãi, một thời đã trồn giống lúa Co, và lúa Trì trì. Có lẽ lúa Co là đó là của người Co, Lúa Trì Trì là của người Chăm . Tổ chức cộng đồng Từng làng của người Co có tên gọi riêng theo tên người trưởng làng hoặc tên sông, suối, tên đất, tên rừng. Trong xã hội Co, các bô lão luôn được nể trọng. Ông già được suy tôn làm trưởng làng phải là người hiểu biết phong tục, giàu kinh nghiệm sản xuất và ứng xử xã hội, được dân làng tín nhiệm cao và thuộc dòng họ có công lập làng. Người Co xưa kia không có tên gọi của mỗi dòng họ, về sau đồng bào nhất loạt mang họ Đinh. Từ mấy chục năm nay một số người Co lại lấy họ Hồ, họ Phạm.(của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Thủ tướng Phạm văn Đồng của Việt nam, thời sau 1945)
Hôn nhân gia đình Thanh niên nam nữ Co được hiểu nhau trước khi kết hôn. Việc cưới xin đơn giản, không tốn kém nhiều. Sau lễ cưới, cô dâu về ở nhà chồng. Trước đây, hầu như người Co không lấy vợ, lấy chồng thuộc tộc người khác, nay dân tộc Co đã có những dâu, rể là người Kinh, Xơ-đăng, Hrê...
Văn hóa Người Co thích múa hát, thích chơi chiêng, cồng, trống. Các điệu dân ca phổ biến của đồng bào là Xru, Klu và Agiới. Các truyện cổ của người Co truyền miệng từ đời này sang đời khác luôn làm say lòng cả người kể và người nghe.
Nhà cửa Trước kia vòng rào làng được dựng lên cao, dày, chắc chắn với cổng ra vào đóng mở theo qui định chặt chẽ, với hệ thống chông thò, cạm bẫy để phòng thủ... Tùy theo số dân mà làng có một hay vài một nhà ở, dài ngắn, rộng hẹp khác nhau. Thường nóc cũng là làng vì rất phổ biến hiện tượng làng chỉ có một nóc nhà. Nay vẫn thấy có nóc dài tới gần 100m. Người Co ở nhà sàn. Dân làng góp sức làm chung ngôi nhà sau đó từng hộ được chia diện tích riêng phù hợp với nhu cầu sử dụng. Ngôi nhà có thể nối dài thêm cho những gia đình đến nhập cư sau. Dưới gầm sàn xếp củi, nhốt lợn, gà. Hầu hết đồng bào đã và đang chuyển sang làm nhà đất. Không ít người ưu kiểu nhà "xuyên trĩnh" ở đồng bằng miền Trung. Xưa kia, khi dân làng phát triển đông đúc mà việc nối nhà dài ngôi nhà thêm nữa không thuận tiện cũng không muốn chia làng mới thì họ kiến trúc kiểu "nhà kép", mở rộng theo chiều ngang. Như vậy là người Co đã đặt song song mặt hành mặt bằng sinh hoạt của hai dãy nhà, phần gưl của chúng ghép liền với nhau, tạo thành khoảng rộng dài ở giữa gồm gưl và truôk càn hai dãytum ở đôi bên.
Trang phục Người Co không dệt vải, vì vậy vải và đồ may mặc đều mua của nơi khác, phần lớn là mua của người Kinh và người Xơ-đăng. Theo sắc phục truyền thống, nam giới thường ở trần, đóng khố, nữ quấn váy, mặc áo cộc tay, yếm. Trời lạnh mỗi người khoác tấm vải dài, rộng. Đồng bào thích đeo vòng cổ, vòng tay, hoa tai bằng đồng hoặc bạc, nhưng thích nhất là bằng hạt cườm. Phụ nữ quấn nhiều vòng cườm các màu quanh eo lưng.
Dân tộc Co
Tên gọi khác Cor, Col, Cùa, Trầu
Nhóm ngôn ngữ Môn - Khmer
Dân số 22.600 người.
Cư trú Cư trú chủ yếu ở huyện Trà My (tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng) và huyện Trà Bồng (tỉnh Quảng Ngãi).
Đặc điểm kinh tế Người Co làm rẫy là chính. Đồng bào trồng lúa, ngô, sắn và nhiều loại cây khác. Đặc biệt, cây quế Quảng là đặc sản truyền thống ở Trà My. Quế ở vùng người Co có chất lượng và năng suất cao được các địa phương trong nước và nhiều nơi trên thế giới biết tiếng. Hàng năm quế đem lại nguồn thu đáng kể cho người Co. Tại các vùng Quảng Nam, Quảng ngãi, một thời đã trồn giống lúa Co, và lúa Trì trì. Có lẽ lúa Co là đó là của người Co, Lúa Trì Trì là của người Chăm . Tổ chức cộng đồng Từng làng của người Co có tên gọi riêng theo tên người trưởng làng hoặc tên sông, suối, tên đất, tên rừng. Trong xã hội Co, các bô lão luôn được nể trọng. Ông già được suy tôn làm trưởng làng phải là người hiểu biết phong tục, giàu kinh nghiệm sản xuất và ứng xử xã hội, được dân làng tín nhiệm cao và thuộc dòng họ có công lập làng. Người Co xưa kia không có tên gọi của mỗi dòng họ, về sau đồng bào nhất loạt mang họ Đinh. Từ mấy chục năm nay một số người Co lại lấy họ Hồ, họ Phạm.(của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Thủ tướng Phạm văn Đồng của Việt nam, thời sau 1945)
Hôn nhân gia đình Thanh niên nam nữ Co được hiểu nhau trước khi kết hôn. Việc cưới xin đơn giản, không tốn kém nhiều. Sau lễ cưới, cô dâu về ở nhà chồng. Trước đây, hầu như người Co không lấy vợ, lấy chồng thuộc tộc người khác, nay dân tộc Co đã có những dâu, rể là người Kinh, Xơ-đăng, Hrê...
Văn hóa Người Co thích múa hát, thích chơi chiêng, cồng, trống. Các điệu dân ca phổ biến của đồng bào là Xru, Klu và Agiới. Các truyện cổ của người Co truyền miệng từ đời này sang đời khác luôn làm say lòng cả người kể và người nghe.
Nhà cửa Trước kia vòng rào làng được dựng lên cao, dày, chắc chắn với cổng ra vào đóng mở theo qui định chặt chẽ, với hệ thống chông thò, cạm bẫy để phòng thủ... Tùy theo số dân mà làng có một hay vài một nhà ở, dài ngắn, rộng hẹp khác nhau. Thường nóc cũng là làng vì rất phổ biến hiện tượng làng chỉ có một nóc nhà. Nay vẫn thấy có nóc dài tới gần 100m. Người Co ở nhà sàn. Dân làng góp sức làm chung ngôi nhà sau đó từng hộ được chia diện tích riêng phù hợp với nhu cầu sử dụng. Ngôi nhà có thể nối dài thêm cho những gia đình đến nhập cư sau. Dưới gầm sàn xếp củi, nhốt lợn, gà. Hầu hết đồng bào đã và đang chuyển sang làm nhà đất. Không ít người ưu kiểu nhà "xuyên trĩnh" ở đồng bằng miền Trung. Xưa kia, khi dân làng phát triển đông đúc mà việc nối nhà dài ngôi nhà thêm nữa không thuận tiện cũng không muốn chia làng mới thì họ kiến trúc kiểu "nhà kép", mở rộng theo chiều ngang. Như vậy là người Co đã đặt song song mặt hành mặt bằng sinh hoạt của hai dãy nhà, phần gưl của chúng ghép liền với nhau, tạo thành khoảng rộng dài ở giữa gồm gưl và truôk càn hai dãytum ở đôi bên.
Trang phục Người Co không dệt vải, vì vậy vải và đồ may mặc đều mua của nơi khác, phần lớn là mua của người Kinh và người Xơ-đăng. Theo sắc phục truyền thống, nam giới thường ở trần, đóng khố, nữ quấn váy, mặc áo cộc tay, yếm. Trời lạnh mỗi người khoác tấm vải dài, rộng. Đồng bào thích đeo vòng cổ, vòng tay, hoa tai bằng đồng hoặc bạc, nhưng thích nhất là bằng hạt cườm. Phụ nữ quấn nhiều vòng cườm các màu quanh eo lưng.
Re: †_54 dân tộc Vjệt Nam_†
53.Người Lào
Dân tộc Lào
Tên gọi khác Lào Bốc, Lào Nọi
Nhóm ngôn ngữ Tày - Thái
Dân số 9.600 người.
Cư trú Tập trung tại các huyện Điện Biên, Phong Thổ (Lai Châu), Sông Mã (Sơn La), Than Uyên (Lào Cai)
Đặc điểm kinh tế Phần đông người Lào làm ruộng nước là chính, với kỹ thuật canh tác dùng cày, bừa và làm thủy lợi. Nghề phụ gia đình của người Lào như: dệt, rèn, gốm, làm đồ bạc khá phát triển.
Hôn nhân gia đình Người Lào thường mang các họ Lò, Lường, Vi... như người Thái, mỗi họ có kiêng kỵ riêng. Con cái lấy họ theo cha. Tàn dư gia đình lớn chỉ còn thấy ở một số nơi hẻo lánh. Phổ biến là hình thức gia đình nhỏ, một vợ một chồng. Theo tục cũ các chàng trai phải ở rể vài năm rồi mới được đưa vợ về nhà mình, hoặc ra ở riêng. Lâu nay thời hạn ở rể đã giảm dần.
Tục lệ ma chay Trong phong tục ma chay, người chết được làm lễ và chôn cất chu đáo. Riêng người đứng đầu mường, bản dưới chế độ cũ khi chết thì thiêu xác.
Văn hóa Trong xã hội người Lào, những ông Mo Lăm là lớp người giỏi chữ và biết nhiều truyện cổ, dân ca. Họ ghi chép lại truyện cổ và các điệu dân ca quen thuộc. Trong vốn văn nghệ dân gian Lào có cả ảnh hưởng văn nghệ dân gian Thái. Người Lào múa Lăm vông... trong các dịp liên hoan, lễ hội...
Nhà cửa Người Lào sống định cư, có bản đông tới cả trăm nhà. Nhà ở thường rộng lòng, thoáng đãng, chắc chắn, cây cột chính ở cạnh bếp đun và các cột, kèo, được trạm khắc trang trí. Nóc nhà có mái cao, uốn khum hai đầu hồi, tạo dáng hình mai rùa.
Trang phục Phong cách trang phục gần giống người Thái, ít cá tính tộc người (là tộc thiểu số ở Việt Nam, nhưng lại là đa số ở bên Lào) không tiêu biểu cho một phong cách về trang phục. Hoặc có những bộ trang phục mang phong cách khác lạ.
+ Trang phục nam Đàn ông Lào thường xăm hình chữ "vạn" vào cổ tay và thường xăm hình con vật vào đùi.
+ Trang phục nữ Phụ nữ Lào nổi tiếng là những người dệt vải khéo tay. Họ mặc váy đen quấn cao đến ngực, gấu váy thuê nhiều hoa văn sặc sỡ. Kiểu áo cánh ngắn bó thân với hàng khuy bạc phổ biến ở vùng Sông Mã. Ơở vùng Điện Biên áo giống với áo cùng loại của người Khơ Mú láng giềng. Cô gái Lào chưa chồng thường búi tóc lệch về bên trái. Phụ nữ Lào dùng khăn Piêu. Khi không đội khăn, phụ nữ Lào thích cài nhiều trâm bạc và búi tóc. Phụ nữ đeo nhiều vòng ở cổ tay, xăm hình một loại cây rau ở mu bàn tay.
Dân tộc Lào
Tên gọi khác Lào Bốc, Lào Nọi
Nhóm ngôn ngữ Tày - Thái
Dân số 9.600 người.
Cư trú Tập trung tại các huyện Điện Biên, Phong Thổ (Lai Châu), Sông Mã (Sơn La), Than Uyên (Lào Cai)
Đặc điểm kinh tế Phần đông người Lào làm ruộng nước là chính, với kỹ thuật canh tác dùng cày, bừa và làm thủy lợi. Nghề phụ gia đình của người Lào như: dệt, rèn, gốm, làm đồ bạc khá phát triển.
Hôn nhân gia đình Người Lào thường mang các họ Lò, Lường, Vi... như người Thái, mỗi họ có kiêng kỵ riêng. Con cái lấy họ theo cha. Tàn dư gia đình lớn chỉ còn thấy ở một số nơi hẻo lánh. Phổ biến là hình thức gia đình nhỏ, một vợ một chồng. Theo tục cũ các chàng trai phải ở rể vài năm rồi mới được đưa vợ về nhà mình, hoặc ra ở riêng. Lâu nay thời hạn ở rể đã giảm dần.
Tục lệ ma chay Trong phong tục ma chay, người chết được làm lễ và chôn cất chu đáo. Riêng người đứng đầu mường, bản dưới chế độ cũ khi chết thì thiêu xác.
Văn hóa Trong xã hội người Lào, những ông Mo Lăm là lớp người giỏi chữ và biết nhiều truyện cổ, dân ca. Họ ghi chép lại truyện cổ và các điệu dân ca quen thuộc. Trong vốn văn nghệ dân gian Lào có cả ảnh hưởng văn nghệ dân gian Thái. Người Lào múa Lăm vông... trong các dịp liên hoan, lễ hội...
Nhà cửa Người Lào sống định cư, có bản đông tới cả trăm nhà. Nhà ở thường rộng lòng, thoáng đãng, chắc chắn, cây cột chính ở cạnh bếp đun và các cột, kèo, được trạm khắc trang trí. Nóc nhà có mái cao, uốn khum hai đầu hồi, tạo dáng hình mai rùa.
Trang phục Phong cách trang phục gần giống người Thái, ít cá tính tộc người (là tộc thiểu số ở Việt Nam, nhưng lại là đa số ở bên Lào) không tiêu biểu cho một phong cách về trang phục. Hoặc có những bộ trang phục mang phong cách khác lạ.
+ Trang phục nam Đàn ông Lào thường xăm hình chữ "vạn" vào cổ tay và thường xăm hình con vật vào đùi.
+ Trang phục nữ Phụ nữ Lào nổi tiếng là những người dệt vải khéo tay. Họ mặc váy đen quấn cao đến ngực, gấu váy thuê nhiều hoa văn sặc sỡ. Kiểu áo cánh ngắn bó thân với hàng khuy bạc phổ biến ở vùng Sông Mã. Ơở vùng Điện Biên áo giống với áo cùng loại của người Khơ Mú láng giềng. Cô gái Lào chưa chồng thường búi tóc lệch về bên trái. Phụ nữ Lào dùng khăn Piêu. Khi không đội khăn, phụ nữ Lào thích cài nhiều trâm bạc và búi tóc. Phụ nữ đeo nhiều vòng ở cổ tay, xăm hình một loại cây rau ở mu bàn tay.
Re: †_54 dân tộc Vjệt Nam_†
54.Người Hrê
Dân tộc Hrê
Tên gọi khác Chăm Rê, Chom Krẹ, Lùy
Nhóm ngôn ngữ Môn - Khmer
Dân số 95.000 người.
Cư trú cư trú chủ yếu ở miền tây tỉnh Quảng Ngãi và Bình Định
Đặc điểm kinh tế Người Hrê làm lúa nước từ lâu đời, kỹ thuật canh tác lúa nước của đồng bào tương tự như vùng đồng bằng Nam Trung bộ. Đồng bào chăn nuôi trước hết nhằm phục vụ các lễ cúng bái, riêng trâu còn được dùng để kéo cày, bừa. Nghề đan lát, dệt khá phát triển, nhưng nghề dệt đã bị mai một qua mấy chục năm gần đây.
Tổ chức cộng đồng Trong làng người Hrê, "già làng" có uy tín cao và đóng vai trò quan trọng. Dưới thời phong kiến người Hrê nhất loạt đặt họ Đinh, gần đây một số người lấy họ Nguyễn, Hà, Phạm... Hình thức gia đình nhỏ rất phổ biến ở dân tộc Hrê.
Văn hóa Người Hrê cũng có lễ đâm trâu như phong tục chung ở Trường Sơn - Tây Nguyên. Người Hrê thích sáng tác thơ ca, ham mê ca hát và chơi các loại nhạc cụ. Ka-choi và Ka-lêu là làn điệu dân ca quen thuộc của đồng bào. Truyện cổ đề cập đến tình yêu chung thủy, cuộc đọ tài trí giữa thiện và ác, giàu và nghèo, rất hấp dẫn các thế hệ từ bao đời nay. Nhạc cụ của người Hrê gồm nhiều loại: đàn Brook, Ching Ka-la, sáo ling la, ống tiêu ta-lía, đàn ống bút của nữ giới, khèn ra-vai, ràng ngói, pơ-pen, trống... Những nhạc cụ được đồng bào quí nhất là chiêng, cồng, thường dùng bộ 3 chiếc, hoặc 5 chiếc, với các nhịp điệu tấu khác nhau.
Nhà cửa Hrê xưa ở nhà sàn dài. Nay hầu như nhà dài không còn nữa. Nóc nhà có hai mái chính lợp cỏ tranh, hai mái phụ ở hai đầu hồi thụt sâu vào trong hai mái chính. Mái này có lớp ngoài còn thêm một lớp nạp giống như ở vách nhà. Chỏm đầu đốc có "bộ sừng" trang trí với các kiểu khác nhau. Vách, lớp trong bằng cỏ tranh, bên ngoài có một lớp nẹp rất chắc chắn. Hai gian đầu hồi để trống. Bộ khung nhà kết cấu đơn giản giống như nhà của nhiều cư dân khác ở Tây Nguyên. Trong nhà (trừ hai gian đầu hồi) không có vách ngăn. Với nhà người Hrê còn có đặc điểm ít thấy ở nhà các dân tộc khác: thường thì nhà ở cửa mặt trước hoặc hai đầu hồi. Mặt trước nhà nhìn xuống phía đất thấp, lưng nhà dựa vào thế đất cao. Người nằm trong nhà đầu quay về phía đất cao. Nhưng với người Hrê thì hoàn toàn ngược lại. Gian hồi bên phải (nhìn vào mặt nhà) (A) dành cho sinh hoạt của nam và khách. Gian hồi bên trái (C) dành cho sinh hoạt của nữ. Giáp vách gian hồi bên phải đặt bếp chính. Gian chính giữa đặt bếp phụ. Gian giáp vách với gian hồi bên trái đặt cối giã gạo.
Trang phục Có biểu hiện giống người Kinh. Có cá tính tộc người song không rõ nét. Trước kia đàn ông Hrê đóng khố, mặc áo cánh ngắn đến thắt lưng hoặc ở trần, quấn khăn; đàn bà mặc váy hai tầng, áo 5 thân, trùm khăn. Nam, nữ đều búi tóc cài trâm hoặc lông chim. Ngày nay, người Hrê mặc quần áo như người Kinh, riêng cách quấn khăn, trùm khăn vẫn như xưa. Phần lớn nữ giới vẫn mặc váy, nhưng may bằng vải dệt công nghiệp. Người Hrê thích đeo trang sức bằng đồng, bạc, hạt cườm; nam nữ đều đeo vòng cổ, vòng tay, nữ có thêm vòng chân và hoa tai. Tục cà răng đã dần dần được xóa bỏ.
Dân tộc Hrê
Tên gọi khác Chăm Rê, Chom Krẹ, Lùy
Nhóm ngôn ngữ Môn - Khmer
Dân số 95.000 người.
Cư trú cư trú chủ yếu ở miền tây tỉnh Quảng Ngãi và Bình Định
Đặc điểm kinh tế Người Hrê làm lúa nước từ lâu đời, kỹ thuật canh tác lúa nước của đồng bào tương tự như vùng đồng bằng Nam Trung bộ. Đồng bào chăn nuôi trước hết nhằm phục vụ các lễ cúng bái, riêng trâu còn được dùng để kéo cày, bừa. Nghề đan lát, dệt khá phát triển, nhưng nghề dệt đã bị mai một qua mấy chục năm gần đây.
Tổ chức cộng đồng Trong làng người Hrê, "già làng" có uy tín cao và đóng vai trò quan trọng. Dưới thời phong kiến người Hrê nhất loạt đặt họ Đinh, gần đây một số người lấy họ Nguyễn, Hà, Phạm... Hình thức gia đình nhỏ rất phổ biến ở dân tộc Hrê.
Văn hóa Người Hrê cũng có lễ đâm trâu như phong tục chung ở Trường Sơn - Tây Nguyên. Người Hrê thích sáng tác thơ ca, ham mê ca hát và chơi các loại nhạc cụ. Ka-choi và Ka-lêu là làn điệu dân ca quen thuộc của đồng bào. Truyện cổ đề cập đến tình yêu chung thủy, cuộc đọ tài trí giữa thiện và ác, giàu và nghèo, rất hấp dẫn các thế hệ từ bao đời nay. Nhạc cụ của người Hrê gồm nhiều loại: đàn Brook, Ching Ka-la, sáo ling la, ống tiêu ta-lía, đàn ống bút của nữ giới, khèn ra-vai, ràng ngói, pơ-pen, trống... Những nhạc cụ được đồng bào quí nhất là chiêng, cồng, thường dùng bộ 3 chiếc, hoặc 5 chiếc, với các nhịp điệu tấu khác nhau.
Nhà cửa Hrê xưa ở nhà sàn dài. Nay hầu như nhà dài không còn nữa. Nóc nhà có hai mái chính lợp cỏ tranh, hai mái phụ ở hai đầu hồi thụt sâu vào trong hai mái chính. Mái này có lớp ngoài còn thêm một lớp nạp giống như ở vách nhà. Chỏm đầu đốc có "bộ sừng" trang trí với các kiểu khác nhau. Vách, lớp trong bằng cỏ tranh, bên ngoài có một lớp nẹp rất chắc chắn. Hai gian đầu hồi để trống. Bộ khung nhà kết cấu đơn giản giống như nhà của nhiều cư dân khác ở Tây Nguyên. Trong nhà (trừ hai gian đầu hồi) không có vách ngăn. Với nhà người Hrê còn có đặc điểm ít thấy ở nhà các dân tộc khác: thường thì nhà ở cửa mặt trước hoặc hai đầu hồi. Mặt trước nhà nhìn xuống phía đất thấp, lưng nhà dựa vào thế đất cao. Người nằm trong nhà đầu quay về phía đất cao. Nhưng với người Hrê thì hoàn toàn ngược lại. Gian hồi bên phải (nhìn vào mặt nhà) (A) dành cho sinh hoạt của nam và khách. Gian hồi bên trái (C) dành cho sinh hoạt của nữ. Giáp vách gian hồi bên phải đặt bếp chính. Gian chính giữa đặt bếp phụ. Gian giáp vách với gian hồi bên trái đặt cối giã gạo.
Trang phục Có biểu hiện giống người Kinh. Có cá tính tộc người song không rõ nét. Trước kia đàn ông Hrê đóng khố, mặc áo cánh ngắn đến thắt lưng hoặc ở trần, quấn khăn; đàn bà mặc váy hai tầng, áo 5 thân, trùm khăn. Nam, nữ đều búi tóc cài trâm hoặc lông chim. Ngày nay, người Hrê mặc quần áo như người Kinh, riêng cách quấn khăn, trùm khăn vẫn như xưa. Phần lớn nữ giới vẫn mặc váy, nhưng may bằng vải dệt công nghiệp. Người Hrê thích đeo trang sức bằng đồng, bạc, hạt cườm; nam nữ đều đeo vòng cổ, vòng tay, nữ có thêm vòng chân và hoa tai. Tục cà răng đã dần dần được xóa bỏ.
Trang 2 trong tổng số 2 trang • 1, 2
Trang 2 trong tổng số 2 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết